Thứ năm, 05/12/2019 10:49 GMT+7

Hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm sản phẩm dệt kim từ sợi len Merino và len Merino pha

Nhóm nghiên cứu tại Phân Viện Dệt may tại Tp. Hồ Chí Minh do ThS. Nguyễn Anh Kiệt làm chủ nhiệm, đã thực hiện dự án: “Hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm sản phẩm dệt kim từ sợi len Merino và len Merino pha” trong thời gian từ năm 2016-2017.


 

Dự án đã hoàn thành được mục tiêu:

- Làm chủ công nghệ và hoàn thiện dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim từ sợi len Merino và len Merino pha.

- Sản xuất thử nghiệm sản phẩm dệt kim từ sợi len Merino và len Merino pha đạt yêu cầu về chất lượng. Đa dạng hóa mặt hàng cho ngành dệt may, tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần hạn chế nhập siêu.

* Sản phẩm của dự án gồm 2 loại:

- Vải thành phẩm: 3 mặt hàng

+ Vải dệt kim một mặt phải 100% len Merino, trọng lượng nhẹ 150-160 g/m2g/m2 dùng mặc ngoài (T-shirt);

+ Vải dệt kim một mặt phải len Merino pha acrylic, trọng lượng170-190 g/m2, thời trang nam - nữ;

+ Vải dệt kim hai mặt phải len Merino pha vixco hoặc polyamide, vải dày trọng lượng 250-300 g/m2, được sử dụng để may áo khoác, áo đầm nữ có độ co giãn đàn hồi cao, tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

- Sản phẩm may mặc:

+ Áo T- shirt;

+ Áo khoác/áo đầm/vest nữ;

+ Áo thời trang nam, nữ khác.

* Quy trình sản xuất của dự án bao gồm:

- Quy trình sản xuất dệt vải từ sợi mộc:

Sợi -> Dệt kim (đan ngang tròn) -> Nhuộm, hoàn tất -> Vải thành phẩm -> Thiết kế, may -> Sản phẩm may mặc.

Áp dụng cho mặt hàng vải dệt kim một mặt phải 100% len (nhuộm màu đơn) và mặt hàng vải dệt kim hai mặt phải len pha vixco hoặc polyamide.

- Quy trình sản xuất dệt vải từ sợi nhuộm màu:

Sợi -> Nhuộm -> Dệt kim (đan ngang tròn) -> Hoàn tất vải -> Vải thành phẩm -> Thiết kế, may -> Sản phẩm may mặc.

Áp dụng cho mặt hàng vải dệt kim một mặt phải 100% len (dệt sọc màu) và mặt hàng len pha acrylic.

Dây chuyền thiết bị trong nước có thể đáp ứng được yêu cầu về mặt công nghệ và sản xuất với quy mô công nghiệp.

Dự án mở ra khả năng sử dụng nguyên liệu mới và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất hàng dệt may cho Việt Nam, tạo ra sản phẩm mới, thị trường mới, đa dạng hóa sản phẩm cho ngành dệt may. Dự án mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, cho xã hội, góp phần tạo nguồn thu cho nhà nước, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần an sinh xã hội.


*Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (Mã số 14841/2017) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Nguồn: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Lượt xem: 2964

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)