Chủ nhật, 01/09/2019 15:28 GMT+7

Khu Công nghệ Cao Sài Gòn và Viện Ứng dụng Công nghệ (NACENTECH) đẩy mạnh hợp tác trong thiết kế và chế tạo vi mạch

Ngày 27/8/2019, tại thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra hội thảo quốc tế lần thứ 3 về công nghệ MEMS và Cảm biến (IWMS). Sự kiện này được tổ chức trong chương trình phát triển công nghệ bán dẫn và công nghệ MEMS của UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh (SHTP) tổ chức sự kiện này. IWMS năm nay quy tụ hơn 200 đại biểu về dự với nhiều chuyên gia đến từ Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc.

Các báo cáo đã trình diễn những mô hình thành công trong nghiên cứu, chế tạo linh kiện MEMS và cảm biến, đặc biệt tập trung giải quyết các vấn đề của xã hội. Các chủ đề tập trung vào phát triển mạng cảm biến MEMS không dây, cảm biến MEMS trong y tế, môi trường. 

Trong khuôn khổ của Hội thảo IWMS 2019, đại diện Phòng Thí nghiệm (PTN) MEMS/NEMS của Viện Ứng dụng Công nghệ và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của SHTP đã ký biên bản ghi nhớ dưới sự chứng kiến của đại diện khu công nghệ SHTP, Đại học Quốc gia và Hà Nội và đại diện Cục công tác phía Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ.
 

Các báo cáo viên chụp ảnh lưu niệm trong khuôn khổ Hội thảo.
 

Theo báo cáo của tổ chức toàn cầu NASTECH, có chi nhánh tại Việt Nam (https://www.nashtechglobal.com/visit-vietnam/) tháng 10/2018, dự kiến đến 2020 Việt Nam sẽ thiếu khoảng 500,000 kỹ sư công nghệ thông tin vào năm 2025, và hàng trăm ngàn kỹ sư từ các ngành điện tử, điều khiển tự động, cơ khí và kỹ thuật vật liệu, … phục vụ cho công nghệ chế tạo IC. 
 

Lễ ký kết hợp tác giữa PTN MEMS/NEMS - NACENTECH và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển - SHTP.
 

SHTP và PTN MEMS/NEMS - NACENTECH thống nhất sẽ cùng nhau tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn nhằm cung cấp cho người học các công cụ cơ bản nhất trong thiết kế và chế tạo linh kiệm MEMS. Một số bài học tiêu biểu (case stydies) cũng được tổ chức trong khuôn khổ khóa huấn luyện để người học hiểu được các giai đoạn phát triển, chuyển giao công nghệ mà họ có thể triển khai. Khóa đào tạo này dự kiến sẽ có sự hỗ trợ của một số công ty hàng đầu thế giới về thiết kế, phân tích và đánh giá IC, cũng như khóa đào tạo thực tập phần cứng, sử dụng cơ sở vật chất tại SHTP, NACENTECH và các đối tác hợp tác. Chúng ta cho thấy sự sẵn sàng về nhân lực, các nhà đầu tư sẽ tìm hiểu cơ hội đầu tư, tạo ra việc làm và góp phần phát triển nền sản xuất bán dẫn của đất nước. Lớp học cơ bản đầu tiên dự kiến được tổ chức vào tháng mười, trong khuôn khổ hội thảo quốc tế lần thứ 2 về thiết kế và chế tạo vi mạch, tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Cục trưởng - Cục công tác Phía nam của Bộ Khoa học và Công nghệ tin tưởng rằng sự hợp tác này sẽ mang đến những kết quả rõ rệt trong tương lai và hứa sẽ hỗ trợ những định hướng phát triển này trong khả năng của mình.

Nguồn: Viện Ứng dụng Công nghệ

Lượt xem: 3199

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)