(1) Đánh giá hoạt động trong 05 năm trở lại đây của một số tổ chức KH&CN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo hướng dẫn tại Thông tư số 38/2014/TT-BKHCN ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ KH&CN quy định về đánh giá tổ chức KH&CN (Các tổ chức được đánh giá bao gồm: Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm Tp. HCM - CASE, Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán Tp. HCM - ICST, Viện Tế Bào gốc - SCI, Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch - ICDREC và Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về điều khiển số và kỹ thuật hệ thống – DCSELAB);
(2) Phát hiện những điểm mạnh, những vấn đề cần cải thiện và khuyến nghị những nội dung cần thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động cho các tổ chức này, nhằm đáp ứng yêu cầu của Kế hoạch số 519;
(3) Thông qua quá trình đánh giá trên, phân tích và kiến nghị về sự phù hợp của chương trình phát triển các tổ chức KH&CN theo mô hình tiên tiến đặt ra trong Kế hoạch 519.
Nhiệm vụ đánh giá một số tổ chức nghiên cứu phát triển tại Thành phố Hồ Chí Minh kết thúc vào cuối Tháng 3/2019. Kết quả đánh giá đã đưa ra bức tranh chi tiết, khách quan về các điểm mạnh, điểm yếu và kết quả đạt được của tổ chức trong từng khía cạnh hoạt động. Báo cáo đánh giá cũng đã chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quá trình hoạt động của tổ chức, từ đó, đưa ra những khuyến nghị, giải pháp cải thiện để nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức. Kết quả đánh giá cũng là một trong những căn cứ quan trọng để cơ quan quản lý quyết định phương án đầu tư, hỗ trợ để các tổ chức hoạt động thành công theo mô hình tiên tiến.
Toàn cảnh Buổi báo cáo kết quả đánh giá một số tổ chức nghiên cứu và phát triển tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trên cơ sở kết quả đánh giá các tổ chức nói trên, nhóm thực hiện cũng đã phân tích sự phù hợp của chương trình phát triển tổ chức KH&CN theo mô hình tiên tiến trong Kế hoạch 519, đồng thời đưa ra một số đề xuất để thực hiện thành công chương trình này. Quá trình thực hiện đánh giá này cũng là cơ hội để các tổ chức KH&CN được đánh giá rà soát lại hoạt động và xác định cách thức lưu trữ thông tin, dữ liệu về hoạt động của mình cho phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của các nhà quản lý, hoạch định chính sách.
Kết quả nhiệm vụ này cũng là bằng chứng khẳng định rằng việc đánh giá các tổ chức KH&CN là hoạt động quan trọng và có ý nghĩa lớn trong quy trình quản lý và phát triển hệ thống các tổ chức KH&CN. Các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức KH&CN và các nhà nghiên cứu đều cần tham gia vào quy trình đánh giá, bởi vậy họ cũng hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc đánh giá và phương pháp luận đánh giá. Tuy nhiên, để thực hiện được việc đánh giá một cách hiệu quả trong điều kiện hiện nay, nhóm thực hiện đã kiến nghị thêm một số nội dung sau:
1. Cần mở rộng việc phổ biến, quảng bá hoạt động đánh giá KH&CN nói chung, đánh giá các tổ chức KH&CN nói riêng để nâng cao “văn hóa” đánh giá trong cộng đồng KH&CN. Điều đó có ý nghĩa rất lớn giúp việc hợp tác, tác nghiệp giữa các bên có liên quan để quy trình đánh giá được triển khai thuận lợi;
2. Việc đánh giá các tổ chức KH&CN cần được thực hiện định kỳ, song song với quá trình đầu tư cho các tổ chức và cần bố trí kinh phí hợp lý để các tổ chức tự đánh giá. Đây sẽ là một trong những nền tảng giúp ích cho công tác phát triển các tổ chức KH&CN tiên tiến trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.
Báo cáo kết quả đánh giá của Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ đã được đánh giá cao, cung cấp căn cứ quan trọng cho Sở KH&CN Thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình thực hiện chương trình phát triển các tổ chức KH&CN tiên tiến./.