Tham dự hội thảo có TS. Lý Hoàng Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Đào Quốc Luân - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, và các cán bộ Vụ Tài chính, Vụ khoa học công nghệ và môi trường, Bộ NN&PTNT.
Về phía Tổng cục Lâm nghiệp có GS.TS. Phạm Văn Điển - Phó Tổng cục trưởng; ông Nguyễn Văn Vũ - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính; ông Quách Đại Ninh - Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển rừng; ông Vũ Thành Nam - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ; và đại diện các Phòng Ban của Tổng cục.
Về phía khách mời có TS. Phí Hồng Hải - Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; ông Nguyễn Nghĩa Biên - Viện trưởng Viện Điều tra quy hoạch rừng; ông Vũ Văn Hưng - Phó ban Ban Quản lý dự án Lâm nghiệp; đại diện Sở NNPTNT Nghệ An; đại diện các doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác và chế biến gỗ: Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Viện NCNL Giấy, Cty TNHH Trang trí Nội thất Bùi Gia, Công ty Cổ phần Woodsland, Công ty Cổ phần Lâm sản Nam định, Công Ty TNHH Lâm nghiệp Thác Bà, Công ty TNHH Lâm nghiệp Yên Thế, Công ty Cổ phần nội thất Hà Lâm, Công ty Cổ Phần Market; gần 200 đại biểu là các nhà khoa học, các chuyên gia quốc tế, và các cơ quan truyền hình, báo đài tới đưa tin.
Về phía Trường Đại học Lâm nghiệp có GS.TS. Trần Văn Chứ - Hiệu trưởng; PGS.TS. Nguyễn Văn Quân - Chủ tịch Hội đồng trường; Ban giám hiệu, Nguyên lãnh đạo Nhà trường, lãnh đạo, cán bộ, giảng viên các đơn vị; các nhà khoa học và các nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học.
Khai mạc Hội thảo, GS.TS. Phạm Văn Điển - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp đã phát biểu đề dẫn và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực lâm nghiệp: công nghệ cao đã được ứng dụng ở nhiều khâu trong chuỗi giá trị lâm nghiệp và ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng trong quản lý và phát triển của ngành lâm nghiệp... Đồng thời hội thảo cũng là diễn đàn để các nhà quản lý, cơ sở giáo dục, các nhà khoa học và các cơ quan doanh nghiệp cùng trao đổi và đưa ra các giải pháp và cách tiếp cận, sử dụng công nghệ cao hiệu quả trong lĩnh vực lâm nghiệp.
GS.TS. Phạm Văn Điển - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp phát biểu đề dẫn Hội thảo
Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp đã từng bước ứng dụng cộng nghệ cao trong các chương trình nghiên cứu và sản xuất, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực chính gồm: ứng dụng công nghệ hiện đại vào chọn, nhân giống cây lâm nghiệp; ứng dụng công nghệ viễn thám vào trong điều tra theo dõi quản lý rừng; ứng dụng công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới trong lĩnh vực chế biến và bảo quản lâm sản.
GS.TS. Trần Văn Chứ - Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu
Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS. Trần Văn Chứ - Hiệu trưởng cho biết: Phát triển CNC là hướng đi đúng đắn và phù hợp với xu thế thời đại trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó làm thay đổi phương thức quản lý, tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng và thị trường sản phẩm. Xác định được tầm quan trọng, trong những năm qua Nhà trường đã xây dựng chiến lược và lộ trình phù hợp trong nghiên cứu và ứng dụng CNC trong các lĩnh vực về lâm nghiệp...
Một số công trình nghiên cứu ứng dụng của nhà khoa học, giảng viên Nhà trường
Với định hướng hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2018-2025, Trường Đại học Lâm nghiệp đã từng bước ứng dụng CNC trong các chương trình nghiên cứu, trong đó tập trung vào vào 3 lĩnh vực chính là ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại vào chọn tạo giống, nhân giống cây lâm nghiệp và ứng dụng công nghệ viễn thám trong điều tra và quản lý tài nguyên rừng, công nghệ chế biến lâm sản.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe các bài tham luận chuyên môn và cùng nhau trao đổi, thảo luận về tiềm năng phát triển công nghệ cao; nhu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp; hướng nghiên cứu và ứng dụng CNC; những khó khăn và thách thức trong phát triển lâm nghiệp CNC. Trên cơ sở đó đưa ra được các giải pháp mới, phù hợp, thực tế, hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng CNC vào lĩnh vực lâm nghiệp.
Theo các ý kiến của đại diện doanh nghiệp, việc áp dụng CNC làm uy tín cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tăng cao trên thị trường thông qua việc nâng cao chất lượng và giá trị các sản phẩm. Tuy nhiên việc tiếp cận CNC tại các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Để giải quyết vấn đề trên các doanh nghiệp mong muốn, đề xuất hợp tác chuyển giao công nghệ với sự tham gia và tư vấn của các nhà khoa học và sinh viên Nhà trường cùng triển khai các ứng dụng CNC nhằm tăng giá trị sản phẩm và giảm rủi ro cho doanh nghiệp.
Hội thảo diễn ra thành công tốt đẹp, những ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp trong Hội thảo là những tư vấn, đề xuất có giá trị và hữu ích để các Bộ, Ban, Ngành và các cơ sở giáo dục ghi nhận và phát triển, triển khai trong định hướng nghiên cứu và ứng dụng CNC trong lĩnh vực lâm nghiệp trong thời gian tới. Đồng thời Ban tổ chức cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hợp tác, chia sẻ, liên kết chặt chẽ của các các chuyên gia, các nhà khoa học, các cơ quan doanh nghiệp trong các lĩnh vực chuyên môn, góp phần phát triển ngành lâm nghiệp bền vững.
Một số hình ảnh tại Hội thảo:
TS. Phí Hồng Hải - Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phát biểu
PGS.TS. Vũ Huy Đại - Trưởng Phòng KHCN, ĐHLN phát biểu
TS. Vũ Tiến Điển - Viện Điều Tra Quy hoạch Rừng phát biểu
PGS.TS. Hà Thị Mừng - Vụ Trưởng Vụ KHCN&HTQT, Tổng cục Lâm nghiệp phát biểu
Bà Bùi Thị Bình - Phó Giám đốc Công ty TNHH Trang trí nội thất Bùi Gia phát biểu
TS. Lý Hoàng Tùng - Phó Vụ Trưởng Vụ Công nghệ Cao, Bộ KHCN phát biểu
Theo GS.TS. Vương Văn Quỳnh CNC dựa vào 4 nguyên tắc cơ bản: sử dụng internet, minh bạch về thông tin, hệ thống công nghệ hỗ trợ, các phần mềm thông minh.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm