Thứ hai, 05/11/2018 16:53 GMT+7

Nghiên cứu làm chủ công nghệ chế tạo vật liệu composite ứng dụng sản xuất chế tạo nắp cống, nắp rãnh thoát nước phục vụ giao thông đô thị

Từ năm 1970 đến nay vật liệu composite nền chất dẻo đã được đưa vào sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và dân dụng, y tế, thể thao, quân sự... Vật liệu composite được sử dụng đầu tiên trên thế giới vào những năm 1950 và lần đầu tiên được sử dụng trong nước vào thập niên 1960 trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Ngày nay trong các ngành chế tạo máy, xây dựng và công nghiệp thì các vật liệu được sản xuất từ chất liệu polymer composite (nhựa composite) đang ngày càng được ưu chuộng nhờ vào độ bền cao và khả năng chống chịu được với các loại hình  thời tiết khác nhau. Tại Việt Nam nhu cầu sử dụng vật liệu polymer composite là rất lớn do  mang  lại hiệu quả kinh tế cao. Ứng dụng vật liệu composite làm nắp cống, nắp rãnh thoát nước phục vụ giao thông đô thị được xem là lựa chọn cho ngành thoát nước.

Trong hai năm 2015 và 2016, nhóm nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam do ThS. Vũ Hiếu Nghiêm làm chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu làm chủ công nghệ chế tạo vật liệu composite ứng dụng sản xuất chế tạo nắp cống, nắp rãnh thoát nước phục vụ giao thông đô thị”.

Mục tiêu của đề tài là nhằm làm chủ công nghệ chế tạo nắp cống, nắp rãnh thoát nước bằng vật liệu composite. Đề tài đã thực hiện và đạt được những nội dung nghiên cứu chính sau:

- Đánh giá hiện trạng, nhu cầu sử dụng vật liệu của nắp cống, nắp rãnh thoát nước phục vụ giao thông đô thị tại Việt Nam.

- Đánh giá các tiêu chí mỹ thuật, kỹ thuật về nắp cống, nắp rãnh thoát nước phục vụ giao thông đô thị tại Việt Nam.

- Nghiên cứu lựa chọn nguyên liệu để sản xuất nắp cống, nắp rãnh thoát nước bằng composite.

- Nghiên cứu xác lập công nghệ sản xuất: thành phần, tỷ lệ, nhiệt độ, tốc độ đùn, định hình

- Đánh giá tại hiện trường

- Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế và khả năng ứng dụng khi triển khai.

Việc nghiên cứu thành công đề tài sẽ là cơ sở để đa dạng hóa sản phẩm và sử dụng  các vật liệu hiện có của Việt Nam theo hướng thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Hướng nghiên cứu này cũng phù hợp với các định hướng của Chương trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phát triển ngành công nghiệp hóa, polimer, composite, cụ thể nghiên cứu các vật liệu và hóa chất và sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 13509) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

 

 

Nguồn: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Lượt xem: 5166

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)