Thứ năm, 19/04/2018 20:32 GMT+7

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Điều trị giảm thể tích phổi (Lung volume reduCLVTion) là làm giảm hoặc mất vùng phổi khí thũng nặng (nơi chức năng phổi bị giảm nghiêm trọng hoặc mất hẳn) sẽ làm tăng chức năng của nhu mô phổi còn lại, cho phép vùng phổi ít tổn thương trở về được dung tích ban đầu, dẫn đến giảm khó thở, cải thiện các thông số chức năng phổi và tăng khả năng vận động của bệnh nhân. Có 2 nhóm chính kỹ thuật làm giảm thể tích phổi: qua nội soi phế quản (NSPQ) và phẫu thuật nội soi (cắt giảm thể tích phổi và cắt các bóng khí thũng lớn). Đây là những kỹ thuật hiện đại và đã được thực hiện ở một số nước tiên tiến trên thế giới, tuy nhiên còn nhiều vấn đề về chỉ định cũng như đánh giá kết quả của kỹ thuật còn chưa được thống nhất.

 

Tại các nước đang phát triển cũng như ở Việt Nam các kỹ thuật này chưa được ứng dụng phổi biến. Từ năm 2013 các kỹ thuật làm giảm thể tích phổi lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam (tại Bệnh viện 103, Học viện Quân y). Do vậy Cơ quan chủ trì đề tài Học Viện Quân y cùng phối hợp với chủ nhiệm đề tài GS.TS Đồng Khắc Hưng thực hiện: “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” với các mục tiêu sau: Xây dựng quy trình đo thể tích toàn thân để chẩn đoán, theo dõi điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Xây dựng quy trình ứng dụng một số kỹ thuật cao trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Quy trình cắt giảm thể tích phổi bằng phẫu thuật nội soi lồng ngưc; Quy trình làm giảm thể tích phổi bằng nội soi phế quản; Quy trình cắt đốt bóng khí lớn màng phổi bằng nội soi lồng ngực.

 

Từ kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình các kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị trên bệnh nhân bệnh nhân BPTNMT điều trị tại các bệnh viện trong thời gian nghiên cứu, đề tài đã mang lại những kết quả sau:

1. Xây dựng quy trình đo thể tích kí thân trong chẩn đoán, theo dõi điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:

- Kết quả áp dụng quy trình lý thuyết xây dựng để đo thể tích ký thân ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:

+ Tỷ lệ thành công kỹ thuật là 100%, tai biến 1,67% và không gặp các tai biến nặng.

+ Các kết quả thông số chức năng hô hấp trên bệnh nhân:

* Các thông số thông khí phổi đều giảm rõ rệt, trong đó giá trị trung bình FEV1, chỉ số Geansler giảm nhiều nhất.

* Giá trị trung bình TLC, FRC, RV đều tăng cao: RV 187,73 ±70,22SLT, TLC 127,23 ± 26,02SLT, FRC 138,28 ± 39,94SLT. Mức độ khí thũng nặng là 56,6%.

* Sức cản đường thở tăng cao (546,68 ± 359,0%SLT), DLCO giảm rõ rệt (74,78% SLT).

* VC, FEV1, DLCO có tương quan nghịch, FRC, TLC, RV/TLC có tương quan thuận mức độ vừa với mức độ khó thở và chỉ sô CAT.

* FEV1 có mối tương quan nghịch với RV và TLC (r = -0,44 đến -0,56) (P<0,01).

- Đã hoàn thiện quy trình đo thể tích ký toàn th n để chẩn đoán theo dõi điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (quy trình trong phần phụ lục).

2. Xây dựng các quy trình ứng dụng một số kỹ thuật cao trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:

2.1. Xây dựng quy trình cắt giảm thể tích phổi bằng phẫu thuật nội soi

- Kết quả áp dụng quy trình lý thuyết phẫu thuật cắt giảm thể tích phổi xây dựng trên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:

+ Tỷ lệ thành công kỹ thuật 100%. Phẫu thuật nội soi hỗ trợ ở 68% bệnh nhân, phẫu thuật nội soi toàn bộ 32%.

+ Thời gian phẫu thuật trung bình 93,66± 20,04 phút (60 - 120 phút).

+ Khối lượng phổi cắt bỏ trung bình 30,55±4,79 g (20 - 54g)

+ Thời gian thở máy 8,84± 5,59 giờ, thời gian nằm hồi sức 20±11,46 giờ.

+ Tỷ lệ biến chứng là 3,33% và chỉ có một trường hợp rò khí kéo dài.

+ Chức năng hô hấp của BN có cải thiện sau phẫu thuật: sau 1 - 3 tháng giá trị trung bình của FEV1 và FVC đều tăng, và tăng rõ rệt có ý nghĩa sau 3 tháng (p < 0,05). Giá trị trung bình của RV có xu hướn giảm cả 2 thời điểm sau phẫu thuật.

- Đã hoàn thiện quy trình cắt giảm thể tích phổi bằng phẫu thuật nội soi điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (quy trình ở phần phụ lục)

2.2. Xây dựng quy trình nội soi phế quản đặt van một chiều làm giảm thể tích phổi.

- Kết quả áp dụng quy trình lý thuyết nội soi phế quản làm giảm thể tích phổi xây dựng trên bệnh nhân BPTNMT:

+ Thành công kỹ thuật ở 100 bệnh nhân.

+ Có sự cải thiện khả năng hoạt động thể lực và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau đặt van: chỉ số CAT và test đi bộ 6 phút có cải thiện rõ rệt sau khi đặt van 1, 3 và 6 tháng (test đi bộ 6 phút sau 6 tháng là 359,33± 67,4m so với 307,73 66,89m trước kỹ thuật) (P<0,05).

+ Chỉ số và mức độ khí thũng phổi giảm, trong đó tỷ lệ khí thũng phổi độ 4 giảm rõ nhất sau đặt van 3 tháng.

+ Có sự cải thiện chức năng hô hấp ở bệnh nhân sau đặt van: FVC tăng dần, FEV1 và MVV trung bình cao nhất tại thời điểm 1 tháng sau đặt van (P<0,05).

Giá trị trung bình RV, TLC và Raw sau 1, 2, 3 tháng đều giảm so với trước đặt van, trong đó Raw giảm rõ rệt nhất tại thời điểm sau 1 tháng, TLC, RV giảm rõ nhất sau 6 tháng. Số lượng bệnh nhân giảm oxy máu giảm dần sau đặt van, đồng thời số bệnh nhân tăng PaCO2 máu giảm sau kỹ thuật.

+ Tỉ lệ biến chứng chung của kỹ thuật là 3,33%, trong đó chỉ xuất hiện biến chứng bùng phát đợt đợt cấp của bệnh (1 bệnh nhân), không gặp các biến chứng nặng, nguy hểm.

- Đã hoàn thiện quy trình nội soi phế quản làm giảm thể tích phổi ở bệnh nhân BPTNMT (quy trình ở phần phụ lục).

2.3. Xây dựng quy trình cắt bóng khí lớn màng phổi bằng phẫu thuật nội soi

- Kết quả áp dụng quy trình phẫu thuật nội soi cắt bóng khí xây dựng trên bệnh nhân BPTNMT:

+ Tỷ lệ thành công kỹ thuật là 100%

+ Hình ảnh tổn thương màng phổi độ 4 gặp tỷ lệ cao nhất (60%), tổn thương độ 2 gặp tỷ lệ thấp nhất (10%), không có tổn thương độ 1.

+ Thời gian cuộc phẫu thuật trung bình là 94,6 ± 9,7 phút, thời gian phẫu thuật từ 91-120 phút chiếm tỷ lệ cao nhất (66,67%).

+ Phương pháp cắt bóng khí bằng stapler chiếm tỷ lệ cao nhất (70%), cắt bóng khí kèm cắt phổi hình chêm ở 70% BN, cắt bóng khí kèm cắt thùy phổi ở 13,33% BN; 50% bệnh nhân phải gây dính màng phổi.

+ Số ngày nằm viện trung bình sau phẫu thuật là 8,6 2,4 ngày, trong đó thời gian 7 - 10 ngày chiếm nhiều nhất (56,67%).

+ Các triệu chứng ho, khạc đờm và đau ngực sau phẫu thuật đểu giảm có ý nghĩa so với trước phẫu thuật (p < 0,05). Mức độ khó thở trung bình đã có sự cải thiện rõ rệt sau phẫu thuật (46,67% sau phẫu thuật so với 63,3% trước phẫu thuật).

+ Giá trị trung bình các chỉ số FEV1, FVC đều tăng và RV, TLC đều giảm rõ rệt sau phẫu thuật (p < 0,05).

+ Tỷ lệ tai biến của phẫu thuật là 3,33%, chỉ gặp 1 bệnh nhân rò khí màng phổi và hết sau 5 ngày dẫn lưu khí hút liên tục, không gặp các tai biến, biến chứng nguy hiểm, nặng

- Đã hoàn thiện quy trình phẫu thuật nội soi cắt bóng khí thũng ở bệnh nhân BPTNMT

 

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 12548/2016) tại Cục Thông tin KH&CN quốc gia.

Nguồn: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Lượt xem: 6161

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)