Cần thúc đẩy đổi mới sáng tạo
|
Đề án đặt trọng tâm vào đẩy mạnh chuyển giao công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến trên thế giới vào các ngành, lĩnh vực trên cơ sở phát huy, nâng cao tiềm lực, phát triển nguồn nhân lực khoa học đồng thời thúc đẩy thị trường công nghệ, thị trường hàng hóa của ngành. Mục tiêu nhằm đảm bảo chất lượng tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh của ngành và doanh nghiệp (DN) trên thị trường; đón đầu cơ hội phát triển đột phá từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo đó, đến năm 2025, phấn đấu cung cấp đầy đủ luận cứ khoa học, thực tiễn phục vụ việc xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế, chính sách, giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu lĩnh vực công nghiệp, thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế, tái cấu trúc không gian công nghiệp, thương mại theo hướng hiệu quả và bền vững; khai thác có hiệu quả các quy định về thương mại, đầu tư nhằm hỗ trợ phát triển ngành và thúc đẩy trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ.
Bên cạnh đó, huy động có hiệu quả các nguồn lực về KH&CN để nâng tỷ lệ đổi mới công nghệ, thiết bị, duy trì tốc độ tăng trung bình 20%/năm; tăng năng suất lao động và tỷ lệ đóng góp năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) của các ngành công nghiệp trong tốc độ tăng sản phẩm trong nước đạt ít nhất 40%; 60 - 70% cơ sở sản xuất đang hoạt động trong các ngành công nghiệp hoàn thành việc xây dựng, thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ theo hướng sử dụng công nghệ sạch, hiệu quả.
Đề án còn hướng tới nâng tỷ lệ ứng dụng các công nghệ cao, công nghệ hiện đại trong các ngành sản xuất, giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ cao đạt từ 40% - 45% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tạo ra các dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao; đáp ứng khoảng 45% - 50% nhu cầu sản phẩm công nghiệp công nghệ cao thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nước, đồng thời đạt giá trị xuất khẩu khoảng 25% - 30% giá trị sản lượng; thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao trình độ quản trị DN; xây dựng thí điểm 3 - 5 mô hình chuyển giao công nghệ, áp dụng các sáng chế mới, giải pháp cải tiến công nghệ, thiết bị, quy trình đặc thù cho từng ngành sản xuất công nghiệp.
Phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa thị trường, hệ thống phân phối nội địa; xây dựng các mô hình thí điểm, cung cấp các giải pháp chính sách và kỹ thuật thúc đẩy thương mại điện tử và các mô hình phân phối, kinh doanh hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Với tầm nhìn đến năm 2030: Triển khai đồng bộ các cơ chế chính sách, giải pháp quản lý, biện pháp kỹ thuật nhằm thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao KH&CN trong các ngành sản xuất công nghiệp, thương mại và hội nhập; gia tăng đáng kể đóng góp của KH&CN trong tăng trưởng của ngành; tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương theo hướng bền vững.
Trọng tâm ưu tiên ứng dụng KH&CN trong tái cơ cấu ngành Công Thương trong lĩnh vực công nghiệp: Tập trung triển khai các dự án sản xuất thử nghiệm, dự án KH&CN, dự án đầu tư phục vụ sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và tiêu dùng trong nước mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh và giá trị gia tăng cao.
|
Liên kết nguồn tin:
http://baocongthuong.com.vn/dam-bao-chat-luong-tang-truong.html