Để tháo gỡ các điểm yếu của hệ thống đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia tại Việt Nam, nhiều đại biểu cho rằng cần khắc phục các điểm nghẽn trong môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp; nâng cao chất lượng và sự phù hợp của hoạt động R&D và tạo ra tri thức;…
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu yêu cầu này tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), sáng 6/1.
Tối 21/10, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC), Giải thưởng WIPO năm 2019.
Kỳ họp lần thứ 61 Đại hội đồng các quốc gia thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) năm 2020 diễn ra từ ngày 21-25/9/2020, tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ.
Ngày 02/9/2020, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã công bố bản Báo cáo GII năm 2020 với chủ đề “Thu hút đầu tư cho đổi mới sáng tạo”. Trong bối cảnh đó, phiên họp lần này của HIPOC cũng tập trung vào vấn đề thu hút đầu tư cho đổi mới sáng tạo.
Tổng Giám đốc Tổ chức WIPO Francis Gurry cho biết, Việt Nam nằm trong số các nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp có được đầu ra từ đổi mới sáng tạo hiệu quả hơn so với đầu vào và thuộc nhóm các nền kinh tế có chỉ số đổi mới sáng tạo vượt trên tầm mức phát triển.
"Trong bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2020, Việt Nam tiếp tục được xem là hình mẫu của các nước đang phát triển khác trong việc thiết lập đổi mới sáng tạo (ĐMST) như là một ưu tiên quốc gia. Việc ban hành Nghị quyết từ năm 2017, sử dụng bộ chỉ số GII như một công cụ đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động ĐMST của quốc gia là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của ĐMST đối với sự phát triển đất nước”.
Trong số 29 nền kinh tế thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp trong Báo cáo GII 2020, Việt Nam đứng thứ nhất
Cục Sở hữu trí tuệ trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bộ 03 cuốn sách phục vụ xây dựng Chính sách Sở hữu trí tuệ trong các trường đại học, viện nghiên cứu do WIPO xuất bản.
Trong bối cảnh hiện tại, nhiệm vụ của Cơ quan SHTT không chỉ còn đơn thuần là quản lý hệ thống SHTT quốc gia và thẩm định đơn đăng ký bảo hộ SHTT mà còn là kết nối với các chủ thể liên quan như cộng đồng xã hội, trường đại học, doanh nghiệp...