Thứ hai, 10/09/2018 17:16 GMT+7

Hội nhập quốc tế trong phát triển và ứng dụng Công nghệ Blockchain truy xuất nguồn gốc nông sản nâng cao sức mạnh thương hiệu nông sản Việt tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu

Ngày 07/9/2018, tại TP. Hồ Chí Minh, Quỹ Châu Á phối hợp với Trung tâm Phát triển nông thôn (thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo “Ứng dụng công nghệ blockchain trong truy xuất nguồn gốc nông sản”.

Trong những năm gần đây vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, nông sản ở Việt Nam luôn là vấn đề nóng không những đối với  tiêu dùng trong nước mà cả đối với xuất khẩu. Đâu là giá trị và minh bạch của thông tin an toàn nông sản Việt? là câu hỏi lớn được đặt ra không chỉ với nhà quản lý mà cả với doanh nghiệp/ các tổ chức trung gian, nhà nông và nhà nhập khẩu, tiêu dùng cần được giải quyết dứt điểm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt và bảo đảm sức khỏe cho nhân dân. Bên cạnh đó, Hiện nay có nhiều sản phẩm khi truy xuất nguồn gốc bằng phương pháp thủ công hoặc bằng mã QR code thông thường  chỉ thuần túy dẫn tới website của doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đó. Cách làm như vậy khiến QR code không thực hiện đúng chức năng truy xuất nguồn gốc mà giảm tính mình bạch khi doanh nghiệp chủ động đưa hoặc chỉnh sửa thông tin an toàn nông sản theo mong muốn của mình. ), các đơn vị cung cấp công nghệ (tem dán QR code) bằng cách nào đó có thể can thiệp chỉnh sửa thông tin của sản phẩm.

Năm 2017, ngành nông nghiệp Việt Nam vinh dự chứng kiến những lô hàng thanh long đầu tiên được cấp phép xuất khẩu sang Australia đánh dấu bước tiến mới trong việc mở rộng phạm vi tiêu thụ nông sản ra nước ngoài và chiếm lĩnh được các thị trường siêu khó tính ở các quốc gia phát triển.

Hòa chung xu hướng hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển như vũ bão của IOT (Internet kết nối vạn vật); trí tuệ nhân tạo AI, dữ liệu lớn (Bigdata).  Cùng thời gian này một dự án có tên APEC CONNECT được xây dựng dựa trên sự hỗ trợ của DFAT đối với các chương trình thúc đẩy thương mại và đổi mới sáng tạo của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ( APEC App Challenge 5/2017) được  triển khai dưới sự tài trợ,  hợp tác của Chính phủ Australia, Đơn vị điều phối: Cơ quan đại diện Quỹ Châu Á tại Việt Nam ( The ASIA FOUNDATION); đầu mối phía Việt Nam là Trung tâm Phát triển nông thôn (thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn IPSARD)- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD); với sự tham gia của đối tác công nghệ Australia  nhằm hỗ trợ nông dân và các bên tham gia trong ứng dụng công nghệ chuỗi khối blockchain trong truy xuất nguồn gốc nông sản bằng QR code cho chuỗi cung ứng Thanh Long phục vụ xuất khẩu và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

 

Bà Lê Thu Hiền, quản lý chương trình thể chế và phát triển kinh tế Quỹ Châu Á giới thiệu dự án APEC CONNECT

 

Với công nghệ blockchain thông tin không thể chỉnh sửa vì mỗi một dữ liệu của từng công đoạn sẽ được lưu lại thành một khối (block) và được tuần tự đưa lên chuỗi theo trình tự thời gian thực; thông tin được đưa lên phải được sự đồng thuận của tất cả các bên (sản xuất, đóng gói, phân phối…) và khi thông tin đưa lên rồi không thể gỡ xuống được.

Thông qua ứng dụng của công nghệ này, người tiêu dùng sẽ được cung cấp các thông tin cần thiết trong suốt quá trình từ quá trình canh tác, gieo trồng, chăm sóc, thu hái, đóng gói, bảo quản,vận tải… cũng như quy mô canh tác, thân nhân của người sản xuất và các thông tin của các bên tham gia  tới xuất khẩu tiêu dùng, góp phần tăng cường niềm tin của người tiêu dùng nói chung và nhà nhập khẩu nói riêng đối với chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. Giải pháp truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng mã QR code qua công nghệ blockchain không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng mà ngay cả nhà sản xuất, phân phối thực phẩm cũng được hưởng lợi ..đại diện nhà cung cấp dịch vụ công nghệ Ethitrade International, Australia nói.

 

Đại diện nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật nền tảng công nghệ blockchain  Ethitrade International, Australia chia sẻ về các ưu điểm của công nghệ và thành quả đầu ra của dự án

 

Hơn nữa đây cũng là công nghệ giúp các cơ quan quản lý Nhà nước kiểm soát được tính  minh bạch hóa thông tin của các chủ thể trong chuỗi; giúp Chính phủ có cái nhìn rõ hơn về các hoạt động của thị trường và có thể truy vấn bất kỳ khâu nào của quá trình khi có nhu cầu thanh kiểm tra. Chính nhờ tính minh bạch này nên công nghệ blockchain đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại gian lận thực phẩm.

Hội thảo cũng là dịp để các đối tác thực hiện dự án, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia chuỗi cung ứng thanh long chia sẻ kinh nghiệm, khó khăn thuận lợi trong quá trình thực hiện dự án, các đại biểu tham dự hội thảo cũng được thực tế trải nghiệm quét QR code được xây dựng trên nền tảng công nghệ blockchain để truy xuất nguồn gốc của trái thanh long. Theo chia sẻ và thảo luận của các bên Để ứng dụng tốt công nghệ này, các đại biểu cho rằng cần tuyên truyền, vận động người dân hiểu rõ hơn nữa những lợi ích khi ứng dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc.

 

Các đại biểu trải nghiệm thực tế việc quét mã QR code bằng smart phone truy xuất nguồn gốc nông sản trên nền tảng công nghệ blockchain

 

Đồng thời hội thảo cũng được nghe một số kiến nghị các cơ quan quản lý nhằm sớm ban hành khung chính sách  hỗ trợ tạo điều kiện cho việc ứng dụng blockchain cho việc truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm nói riêng cũng như ứng dụng công nghệ blockchain cho các ngành kinh tế khác nói chung; sớm có chính sách đào tạo nông dân cũng như cán bộ của các công ty tham gia dự án để việc vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc thông qua công nghệ blockchain được thuận lợi và chuẩn hóa thông tin hơn trong thời gian tới.

 

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

 

Ông Philip Graovac, Phó trưởng đại diện quỹ Châu Á tại Việt Nam phát biểu chào mừng Hội thảo

 

Ông Đào Đức Huấn- Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn- Viện Chiến lược và Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn

 

Đại diện Đại sứ Quán Úc- Đại diện nhà tài trợ dự án của Chính phủ Úc- phát biểu chào mừng Hội thảo

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hội nhập KH&CN quốc tế

Lượt xem: 4524

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)