Hai nhà khoa học Viện Nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt) được Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (ROSATOM), trao tặng Huy chương kỷ niệm nhân dịp Lễ kỷ niệm 70 năm ngành công nghiệp hạt nhân Nga

Thứ tư, 07/10/2015 07:30 GMT+7
Viện Nghiên cứu hạt nhân (NCHN) tại Đà Lạt, là tiền thân của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam ngày nay, được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập vào năm 1976. Từ những năm tháng ấy, thành phố hoa Đà Lạt đã trở thành mảnh đất lành cho các nhà...

PGS. TS. Nguyễn Mộng Sinh, sinh năm 1939 tại Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Năm 21 tuổi khi đang học năm thứ nhất tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ông được cử sang Liên Xô (cũ) học tập. Ông theo học chuyên ngành Hóa nguyên tố hiếm và phóng xạ ở Trường Đại học Tổng hợp quốc gia Kiev mang tên T.G. Septsenkô thuộc Nước Cộng hòa Ucraina. Năm 1968, ông nhận học vị Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sỹ) Hóa học, sau đó là cộng tác viên khoa học làm việc tại phòng thí nghiệm các phản ứng hạt nhân do Viện sỹ G.N. Flerốp lãnh đạo thuộc Viện Liên hợp nghiên cứu hạt nhân Đúpna từ năm 1970 đến năm 1974. Về Việt Nam, ông đảm nhiệm nhiều chức vụ liên quan đến khoa học kỹ thuật, đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu hạt nhân. Từ năm 1974 đến 1976 phụ trách Phòng Hóa phóng xạ thuộc Viện Vật lý, Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam); năm 1976 đến 2007 làm việc tại Viện NCHN, trải qua các cương vị và hoạt động chính như: Trưởng phòng Hóa phóng xạ (từ năm 1976-1992), lãnh đạo triển khai các phương hướng khoa học hóa phóng xạ, hóa bức xạ, sản xuất đồng vị, phân tích kích hoạt… tham gia Công trình khôi phục và mở rộng Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt với vai trò Trưởng ban Ban quản lý công trình (1989-1992); Giám đốc Trung tâm Phân tích và Môi trường (từ giữa 1992-1999); Phó Viện trưởng Viện NCHN (từ 4/1988-7/1995), Trưởng Ban quản lý dự án Tổng kiểm tra, đại tu Lò phản ứng (1992-1994), Ủy viên Hội đồng KHCN&ĐT Viện NCHN và Viện NLNTVN (1991 đến nay), nhiều năm liền là Chủ tịch Hội đồng KHCN&ĐT và thành viên Hội đồng an toàn Viện NCHN (1998-2007); Từ 9/2007, ông chuyển sang công tác tại Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lâm Đồng với cương vị Chủ tịch (9/2007-9/2012). Suốt thời gian công tác, ông đã trực tiếp làm chủ nhiệm nhiều đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, hợp đồng nghiên cứu với IAEA và điều phối viên dự án thuộc Diễn đàn hạt nhân Châu Á; PGS. TS. Nguyễn Mộng Sinh là tác giả của trên 40 công trình khoa học đăng tải trên các tạp chí có uy tín trong nước và quốc tế; đã hướng dẫn khoa học cho 06 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ trong lĩnh vực hạt nhân và phóng xạ; hướng dẫn trên 20 luận văn Thạc sỹ ngành Hóa Phân tích; tham gia tích cực trong công tác hợp tác quốc tế, đặc biệt với Liên Xô trước đây và Liên bang Nga hiện nay.


Ông Sergey Kirienko, Tổng Giám đốc Tập đoàn ROSATOM trao tặng Huy chương cho PGS. TS. Nguyễn Mộng Sinh

ThS. Nguyễn Thanh Bình, sinh năm 1954 tại thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Ông tốt nghiệp chuyên ngành Vật lý hạt nhân, Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1976. Năm 1977, ông vào nhận công tác tại Viện NCHN, đã từng đảm trách nhiều cương vị: Trưởng phòng thí nghiệm Kiểm xạ Môi trường (1978-1988), Phó trưởng Phòng An toàn bức xạ (1989-1992), Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích và Môi trường (1992-1998), Phó Viện trưởng Viện NCHN (9/1998-6/2015), Phó Chủ tịch các Hội đồng KHCN&ĐT, Hội đồng An toàn Viện NCHN (1998-2015). Ông đã từng là thực tập sinh (trong thành phần của Kíp Đảm bảo kỹ thuật cho Vận hành lò phản ứng hạt nhân IVV-9, Đà Lạt) tại các Viện NCHN Kiev (Ucraina) và Tbilixi (Grudia), Liên Xô (1981-1982); thực tập sinh tại Viện Địa hóa và Hóa Phân tích mang tên V.I. Vernadski, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (1985-1986). Trong gần 40 năm công tác, ông đã từng tham gia trong các lĩnh vực về kiểm xạ môi trường, an toàn bức xạ, phân tích kích hoạt...; tham gia Công trình khôi phục và mở rộng Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, dự án chuyển trả về Liên Bang Nga nhiên liệu độ giàu cao đã qua sử dụng tại Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt; ông cũng đã từng trực tiếp là chủ nhiệm và tham gia khoảng 30 đề tài nghiên cứu KH&CN các cấp, là tác giả và đồng tác giả của khoảng 25 công trình khoa học đăng tải trên các tạp chí có uy tín trong nước và quốc tế; có nhiều đóng góp vào Cụm công trình tập thể về “Nghiên cứu đảm bảo an toàn và khai thác có hiệu quả Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt” được tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và công nghệ (2012).


Ông Sergey Kirienko, Tổng Giám đốc Tập đoàn ROSATOM trao tặng Huy chương cho ThS. Nguyễn Thanh Bình

Tuy đã hết tuổi quản lý, nhưng với lòng say mê nghề nghiệp, ThS. Nguyễn Thanh Bình tiếp tục ở lại làm việc cho Viện NCHN nói riêng và ngành NLNTVN nói chung trong các lĩnh vực phóng xạ môi trường, an toàn bức xạ ...

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img