Nghiên cứu đề xuất phương thức, nội dung, hình thức, nghi lễ sinh hoạt tại các di sản văn miếu, văn từ, văn chỉ trên địa bàn Hải Phòng

Thứ bẩy, 09/09/2017 20:20 GMT+7

Theo thống kê, trên địa bàn Hải Phòng xưa có tới 65 văn miếu, văn từ, văn chỉ, hiện nay con số này chỉ còn 31; nhiều di tích bị hư hỏng, phá bỏ, xuống cấp… Mặc dù một số địa phương đã chú trọng công tác khôi phục các văn miếu, văn từ, văn chỉ; tuy nhiên cách thức khôi phục vẫn còn nghèo nàn, thậm chí không đúng với nghi thức truyền thống, làm giảm giá trị lịch sử, văn hóa.

Từ thực trạng này, nhóm nghiên cứu của Hội Khoa học lịch sử Hải Phòng do TS. Đoàn Trường Sơn làm chủ nhiệm đã nghiên cứu đề xuất phương thức, nội dung, hình thức, nghi lễ sinh hoạt tại các di sản văn miếu, văn từ, văn chỉ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Đề tài vừa được Hội đồng khoa học thành phố tổ chức đánh giá ngày 7/9.


Phần lễ của lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: Văn Cường

 

Sau khi hệ thống hóa các thông tin tư liệu và những kinh nghiệm của các địa phương về khôi phục di sản; thực trạng hình thức, nội dung nghi lễ sinh hoạt tại các văn miếu, văn từ, văn chỉ của Hải Phòng, nhóm nghiên cứu đề xuất một số cách thức khôi phục các di sản này. Tiêu biểu là: Thực hành các nghi lễ truyền thống trong việc tổ chức tế Thánh sư, Tiên hiền và Hậu Hiền vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch; Dâng hương báo cáo Tiên hiền về kết quả công tác khuyến học, dạy và học, dựng bia ghi danh những người đỗ đạt cao trong học tập, thành đạt trong sự nghiệp; Tổ chức cho học sinh trong các kỳ thi, vào năm học mới, báo công kết quả học tập, biểu dương thầy giỏi, trò ngoan; Tổ chức hội rước bút, khai bút đầu xuân; Thường niên tổ chức các hoạt động khuyến học; Tổ chức sinh hoạt khoa học để góp phần đề cao, giáo dục tấm gương học tập…

Song song với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc góp phần quan trọng gìn giữ hồn quê đất Việt qua hàng nghìn năm lịch sử.
 

Văn miếu là nơi thờ Khổng Tử ở cấp Trung ương và cấp tỉnh/thành phố. Văn từ, văn chỉ là nơi thờ Khổng Tử và các bậc tiên hiền, các nhà khoa bảng, vinh hiển của địa phương tại các huyện, làng, xã.

 

 

Nguồn: Sở KH&CN Hải Phòng

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img