Thứ hai, 22/04/2013 09:53 GMT+7

Báo cáo về tình hình hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam – Đan Mạch

Ngày 18/4/2013, tại Hà Nội đã diễn ra Phiên họp thường niên Chương trình hợp tác nghiên cứu Việt Nam – Đan Mạch. Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Trần Việt Thanh nhận định, trong thời gian thực hiện Chương trình hợp tác giữa Việt Nam...

I) Tổng quan tình hình hợp tác KH&CN:

1) Giai đoạn trước tháng 2/2008:

- Về cơ chế, trong thời gian qua, hợp tác KH&CN giữa Việt Nam và Đan Mạch chủ yếu được thực hiện thông qua việc các nhà khoa học Đan Mạch chủ động xây dựng các đề xuất dự án xuất phát từ ưu tiên nghiên cứu của mình, chọn đối tác nghiên cứu của Việt Nam, và xin tài trợ của phía Đan Mạch để triển khai thực hiện. Ngoài ra, hai bên chưa có một cơ chế hợp tác KH&CN chính thức nào như Việt Nam vẫn thực hiện với nhiều quốc gia châu Âu nói chung, hay với các nước Bắc Âu khác (như ký kết hiệp định, bản ghi nhớ; thành lập ủy ban, tiểu ban KH&CN, xây dựng các chương trình hợp tác nghiên cứu cụ thể).

- Trên thực tế, nhiều dự án hợp tác nghiên cứu với Đan Mạch thiên về nghiên cứu cơ bản, điều tra khảo sát, xây dựng và chia sẻ dữ liệu. Cộng đồng KH&CN Việt Nam được thụ hưởng chủ yếu là đào tạo cán bộ và tiếp cận một số phương pháp nghiên cứu, điều tra cơ bản. Nội dung các dự án thường chưa thật sát với những ưu tiên về KH&CN của ta.

2) Giai đoạn từ tháng 2/2008 đến 2011:

a) Vào năm 2008, Bộ Ngoại giao Đan Mạch đã có một số điều chỉnh trong cơ chế hợp tác KH&CN với các nước đang phát triển. Trong giai đoạn 2008 - 2010, Đan Mạch đã quyết định chọn 2 nước là Việt Nam (ở Châu Á) và Tanzania (ở Châu Phi) để thí điểm cùng nhau xây dựng Chương trình hợp tác nghiên cứu, tập trung vào một số lĩnh vực KH&CN ưu tiên của nước thụ hưởng. Theo Chương trình thí điểm này, các nước thụ hưởng sẽ trực tiếp xây dựng các đề xuất dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ xuất phát từ nhu cầu thực tiễn ưu tiên của mình và sau đó tìm các đối tác Đan Mạch thích hợp để cùng triển khai thực hiện.

b) Tháng 6/2008, được phép của Thủ tướng Chính phủ (tại công văn số 866/TTg-QHQT, ngày 6/6/2008), Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Hợp tác phát triển Đan Mạch đã ký kết Hiệp định khung về Chương trình thí điểm hợp tác nghiên cứu Việt Nam - Đan Mạch giai đoạn 2008-2010, theo đó Đan Mạch viện trợ không hoàn lại 30 triệu DKK (tương đương 6 triệu USD) cho 06 dự án hợp tác nghiên cứu, mỗi năm 02 dự án với tổng viện trợ là 10 triệu DKK (tương đương 2 triệu USD). Cụ thể như sau:

- 02 dự án được chọn năm 2008 và triển khai năm 2009:

  1. Dự án “Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái vùng cửa sông Việt Nam”.

Cơ quan chủ quản: Viện KH&CN Việt Nam

Cơ quan chủ trì: Viện Hải dương học

Tổng kinh phí Dự án: 5.499.997 DKK (xấp xỉ 916.000 USD)

Kinh phí Việt Nam thụ hưởng: 3.996.178 DKK (xấp xỉ 666.000 USD)

Thời gian thực hiện: 4/2009

Thời gian kết thúc: 5/2012.

  1. Dự án “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, môi trường và phát triển kinh tế xã hội ở vùng Trung trung bộ Việt Nam”.

Cơ quan chủ quản: Viện KH&CN Việt Nam

Cơ quan chủ trì: Viện Địa lý

Tổng kinh phí Dự án: 4.400.008 DKK (xấp xỉ 733.000 USD)

Kinh phí Việt Nam thụ hưởng: 2.787.068 DKK (xấp xỉ 464.00 USD)

Thời gian thực hiện: 3/2009

Thời gian kết thúc: 6/2012.

- 02 dự án được chọn năm 2009 và đưa vào triển khai năm 2010:

  1. Dự án “Tác động của biến đổi khí hậu đến biến động sử dụng đất và thay đổi sinh kế cộng đồng ở đồng bằng sông Hồng”

Cơ quan chủ quản: Đại học quốc gia Hà Nội

Cơ quan chủ trì: Trung tâm nghiên cứu biến đổi toàn cầu

Chủ trì: PGS.TS. Phạm Văn Cự

Tổng kinh phí Dự án: 5.000.000 DKK (xấp xỉ 833.000 USD)

Kinh phí Việt Nam thụ hưởng: 3.500.000 DKK (xấp xỉ 583.000 USD)

Thời gian thực hiện: 3/2010

Thời gian kết thúc: 6/2013.

  1. Dự án “Tạo giống lúa chịu ngập và chịu mặn thích nghi với điều kiện nước biển dâng cho các vùng biển đồng bằng Việt Nam”

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Cơ quan chủ trì: Viện Di truyền nông nghiệp

Chủ trì: PGS.TS. Lê Huy Hàm

Tổng kinh phí Dự án: 4.950.000 DKK (xấp xỉ 825.000 USD)

Kinh phí Việt Nam thụ hưởng: 3.836.151 DKK (xấp xỉ 639.000 USD)

Thời gian thực hiện: 3/2010

Thời gian kết thúc: 6/2013.

- 02 dự án được chọn năm 2010 và đưa vào triển khai năm 2011:

  1. Dự án “Nghiên cứu và thử nghiệm công nghệ thích ứng cho xử lý và tái sử dụng nước nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu”

Cơ quan chủ quản: Viện KH&CN Việt Nam

Cơ quan chủ trì: Viện Hóa học

Chủ trì: TS. Lê Trường Giang

Tổng kinh phí Dự án: 4.950.000 DKK (xấp xỉ 825.000 USD)

Kinh phí Việt Nam thụ hưởng: 3.00.151 DKK (xấp xỉ 589.000 USD)

Thời gian thực hiện: 3/2010

Thời gian kết thúc: 6/2013.

  1. Dự án Tác động của biến đổi khí hậu và các giải pháp thích ứng an toàn sinh học cho nuôi trồng thủy sản tại miền Bắc Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Cơ quan chủ trì: Trung tâm Nghiên cứu, Quan trắc, Cảnh báo Môi trường và Phòng ngừa Dịch bệnh Thủy sản Miền Bắc (CEDMA)

Chủ trì: ThS. Phan Thị Vân

Tổng kinh phí Dự án: 4.774.689 DKK (xấp xỉ 900.000 USD)

Kinh phí Việt Nam thụ hưởng: 3.275.278 DKK (xấp xỉ 639.000 USD)

Thời gian thực hiện: 11/2011

Thời gian kết thúc: 11/2014.

3) Giai đoạn từ tháng 2011 đến 2013:

- Trên cơ sở kết quả của Giai đoạn 2008 - 2010, Chính phủ Đan Mạch chính thức đề xuất với Việt Nam tiếp tục Giai đoạn 2 của Chương trình. Được phép của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 288/TTg-QHQT, ngày 1/3/2011, Bộ KH&CN và Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội đã ký kết Hiệp định khung của Chương trình Giai đoạn 2 từ năm 2011 - 2013, theo đó Đan Mạch tiếp tục viện trợ không hoàn lại 45 triệu DKK (tương đương 9 triệu USD) cho 06 dự án hợp tác nghiên cứu mới (mỗi năm sẽ viện trợ cho 02 dự án với tổng kinh phí 10 triệu DKK), đồng thời sẽ xem xét hỗ trợ tiếp pha 2 cho một số dự án đã thực hiện xuất sắc trong Giai đoạn I.

- 02 dự án được chọn năm 2011 và đưa vào triển khai năm 2012:

  1. Dự án Nghiên cứu thủy tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông tin nhiều bên tham gia nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương ở Bắc Trung bộ Việt Nam

Cơ quan chủ quản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội

Chủ trì: GS.TS. Phan Văn Tân

Tổng kinh phí Dự án: 4.999.892 DKK (xấp xỉ 877.000 USD)

Kinh phí Việt Nam thụ hưởng: 3.159.052 DKK (xấp xỉ 554.000 USD)

Thời gian thực hiện: 10/2012

Thời gian kết thúc: 10/2015.

  1. Dự án Xử dụng hiệu quả nguồn dinh dưỡng để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững ở miền Trung Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Cơ quan chủ trì: Phân viện nuôi trồng thủy sản Bắc Trung bộ

Chủ trì: TS. Nguyễn Quang Huy

Tổng kinh phí Dự án: 4.599.767 DKK (xấp xỉ 806.000 USD)

Kinh phí Việt Nam thụ hưởng: 2.803.698 DKK (xấp xỉ 500.000 USD)

Thời gian thực hiện: 10/2012

Thời gian kết thúc: 10/2015.

- 02 dự án được chọn năm 2012 và sẽ được đưa vào triển khai năm 2013:

  1. Dự ánNghiên cứu lưới điện thông minh và khả năng ứng dụng tại Việt nam nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu”

Cơ quan chủ quản: Bộ Công thương

Cơ quan chủ trì: Viện nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa (VIELINA)

Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Chấn Hùng

  1. Dự án “Các giải pháp thực thi nhằm giảm thiểu khí nhà kính trong chăn nuôi”

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Cơ quan chủ trì: Viện Chăn nuôi

Chủ trì: PGS.TS. Vũ Chí Cương.

Lượt xem: 6706

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)