Thứ tư, 29/05/2024 15:29 GMT+7

Thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia: “Kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam” Mã số: ĐTĐL.XH-05/21

1. Thông tin chung về đề tài:

1.1. Tên đề tài: Kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam

1.2. Mã số: ĐTĐL.XH-05/21

1.3. Kinh phí: 4.800 triệu đồng

1.4. Thời gian thực hiện: 30 tháng, từ tháng 10/2021 đến hết tháng 3/2024

          1.5. Tổ chức chủ trì: Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ

1.6. Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Quốc Văn

1.7. Các thành viên tham gia thực hiện chính:

- TS. Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra, Thanh tra Chính phủ

- GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, Nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

- GS.TS. Phạm Hồng Thái, Giảng viên cao cấp, nguyên Trưởng Khoa luật, ĐH Quốc gia Hà Nội, nguyên Trưởng Khoa Nhà nước và pháp luật, Học viện Hành chính quốc gia

- PGS.TS. Vũ Công Giao, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quyền con người, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

- GS.TS. Bùi Xuân Đức, Ủy viên Hội đồng Tư vấn về Dân chủ - Pháp luật

- PGS.TS.Trương Thị Hồng Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu - Tổng hợp, Ban Nội chính Trung ương

- TS. Tạ Thu Thủy, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác phát triển, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra, Thanh tra Chính phủ

- TS. Nguyễn Thị Thu Nga, Nghiên cứu viên chính, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra, Thanh tra Chính phủ

- TS. Nguyễn Chí Công, Thấm phán cao cấp, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng

- TS.Hoàng Thị Quỳnh Chi, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, TAND tối cao

- TS. Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra, Thanh tra Chính phủ

- TS. Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý

2. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu

Thời gian:    tháng …/2024

Địa điểm:    Bộ Khoa học và Công nghệ

3. Nội dung báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

3.1. Về sản phẩm khoa học:

Đề tài đã hoàn thành các sản phẩm khoa học như trong thuyết minh đã được phê duyệt. Các sản phẩm chính được đánh giá là “Xuất sắc”.

* Dạng I. Sản phẩm chính của đề tài:

  • Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu
  • Báo cáo tóm tắt
  • Báo cáo kiến nghị

Sản phẩm trung gian của đề tài:

  • 04 Kỷ yếu Hội thảo khoa học
  • 01 Báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát nước ngoài
  • 01 Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát trong nước

* Dạng II:

  • 03 Dự thảo sách chuyên khảo:

- Kiểm soát quyền lực nhằm PCTN ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn;

- Tư duy và chính sách phòng, chống tham nhũng ở Trung Quốc;

- Quản trị quốc gia tốt và phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.

  • Đăng 08 bài tạp chí chuyên ngành:

- TS. Nguyễn Quốc Văn, Tiếp cận kiểm soát tham nhũng trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam, Tạp chí Công an Nhân dân (ISSN: 1859-4409) số 01/2024 – Kỳ 3

- TS. Nguyễn Quốc Văn và Nguyễn Khuyến, Nâng cao hiệu quả kiểm soát của Nhà nước và xã hội đối với việc thực thi quyền lực của các cơ quan tố tụng nhằm phòng, chống tham nhũng, Tạp chí Cộng sản (ISSN 2734-9705) số 10 năm 2024

- TS. Trần Nho Thìn và Lưu Trần Trí Cường, Hoàn thiện cơ chế kiểm soát của Nhà nước và xã hội đối với quyền lập quy của Chính phủ và chính quyền địa phương, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (ISSN: 9866-7535) số 395, tháng 12/2023

- Lương Lê Minh, Kiểm soát quyền lực phòng, chống tham nhũng ở Trung Quốc, Tạp chí Thanh tra (ISSN 2354-1121) số 4 năm 2023 năm thứ 45

- PGS.TS Phạm Hữu Nghị, Phòng, chống tham nhũng trong giao đất và cho thuê đất ở Việt Nam, Tạp chí Thanh tra (ISSN 2354-1121) số 5 năm 2023 năm thứ 45

- PGS.TS Trương Thị Hồng Hà, Kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tạp chí Thanh tra (ISSN 2354-1121) số 7 năm 2023 năm thứ 45

- TS. Nguyễn Quốc Văn, Kiểm soát “tư bản thân hữu” - sứ mệnh của công cuộc phòng, chống tham nhũng, Tạp chí Khoa học Kiểm sát tháng 5/2024

- TS. Nguyễn Quốc Văn, Tiếp cận kiểm soát quyền thanh tra, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Kỳ 2, tháng 5/2024

  • Đề tài cũng đã tham gia đào tạo 01 nghiên cứu sinh và 5 học viên cao học.
  • Đề tài dự kiến chuyển giao Báo cáo tổng hợp, Báo cáo tóm tắt và Báo cáo kiên nghị cho Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Chính trị, Ban Bi thư và các ban của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số đơn vị nghiên cứu, giảng dạy.

3.2. Về những đóng góp mới của đề tài:

- Làm rõ cơ sở lý luận về kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Trong đó, luận giải và đưa ra được quan niệm về kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay; chỉ ra đặc điểm của KSQL nhằm PCTN trong thể chế chính trị Việt Nam: KSQL trong điều kiện một đảng cầm quyền và lãnh đạo công cuộc KSQL nhằm PCTN, KSQL nhằm PCTN theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, KSQL nhằm PCTN trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam, KSQL nhằm PCTN trong bối cảnh chuyển đổi số… Đây là mảng lý luận còn ít được nghiên cứu sâu trong các công trình về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng hiện nay. Điều này góp phần bổ sung những lý luận cần thiết và đặt ra các vấn đề cho việc tiếp tục nghiên cứu trong tương lại.

- Làm rõ kinh nghiệm về kiểm soát quyền lực nhằm PCTN trong lịch sử Việt Nam và mô hình, kinh nghiệm nước ngoài về kiểm soát quyền lực nhằm PCTN; từ đó đưa ra khuyến nghị đối với Việt Nam trong việc nghiên cứu, áp dụng kinh nghiệm của lịch sử và các nước nhằm hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhằm PCTN. Nghiên cứu này làm phong phú hơn lý luận từ góc nhìn bối cảnh quốc tế.

- Phân tích, đánh giá những ưu điểm, thành công hoặc hạn chế, vướng mắc trong chính sách, pháp luật, thực tiễn kiểm soát quyền lực nhằm PCTN ở Việt Nam hiện nay. Điểm mới trong các phân tích, đánh giá là việc bám sát theo việc kiểm soát các quyền cơ bản nhằm PCTN.

- Đề xuất được những quan điểm, giải pháp trọng tâm, khả thi nhằm hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhằm PCTN ở Việt Nam.

3.3. Về hiệu quả của đề tài:

- Đối với xã hội

Đóng góp cơ sở khoa học để các cơ quan tham mưu, nghiên cứu đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách, quy định, pháp luật liên quan đến kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam. Cụ thể như sau:

- Đề xuất hoàn thiện chính sách, quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam về kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng như ban hành Nghị quyết chuyên đề về kiểm soát quyền lực nhằm PCTN, xây dựng một số Nghị quyết chuyên đề, Đề án khác, nhanh chóng ban hành văn bản chỉ đạo chuyên biệt của Đảng về phòng, chống tham nhũng trong xây dựng chính sách - pháp luật.

- Đề xuất hoàn thiện cơ chế kiếm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng của các cơ quan nhà nước như Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương, Tòa án, Viện kiểm soát, cơ quan hiến định độc lập (Kiểm toán nhà nước). Điều này cung cấp cơ sở để tham vấn sửa đổi Hiến pháp, hoàn thiện cơ chế bảo Hiến và các văn bản pháp luật như Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, Luật Báo chí, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Tiếp công dân… và các luật, nghị định hướng dẫn thi hành khác.

Một số đề xuất có tính đột phá như kiến nghị thành lập Hội đồng Tư pháp Quốc gia, thành lập Ủy ban PCTN Quốc gia.

- Cung cấp luận cứ khoa học để các tổ chức, cơ quan thực hiện chức năng giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán… triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp kiểm soát quyền lực nhằm PCTN, thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 09/11/2022 của Ban CHTW Đảng khoá XIII “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”, đặc biệt là nhiệm vụ, giải pháp về: “Hoàn thiện cơ chế KSQL nhà nước; đẩy mạnh PCTN, tiêu cực”.

- Là nguồn thông tin, tài liệu tham khảo có giá trị cho các cơ quan nghiên cứu lý luận, viện nghiên cứu, các trường đại học trong việc nghiên cứu, tư vấn hoạch định cơ chế, chính sách, pháp luật về kiểm soát quyền lực nhằm PCTN. Việc sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài giúp các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tiết kiệm nguồn lực và rút ngắn thời gian nghiên cứu.

- Đối với việc nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân thông qua tham gia thực hiện đề tài, đào tạo trên đại học

- Đề tài huy động sự tham gia, thực hiện nghiên cứu của đội ngũ cộng tác viên khoa học là các cán bộ làm công tác quản lý, nhà nghiên cứu khoa học, trong đó có nhiều nghiên cứu viên trẻ từ các cơ quan trung ương, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo v.v.. Việc tham gia nghiên cứu đề tài này là cơ hội tốt để nâng cao năng lực nghiên cứu cả về mặt lý thuyết lẫn các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu khoa học xã hội, đặc biệt là phương pháp luận nghiên cứu khoa học xã hội liên ngành.

3.4. Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện đề tài

Đề tài được Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Cơ sở đánh giá là Xuất sắc.

Tệp đính kèm:

- Công văn số 95/CLKHTT-PNC ngày 25/4/2024
- Báo cáo kết quả tự đánh giá nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia

Nguồn: Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên

Lượt xem: 715

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)