I. Thông tin chung về nhiệm vụ:
1. Tên nhiệm vụ, mã số:
Dự án SXTN: Xây dựng công nghệ, dây chuyền mạ đa lớp Cu-Ni-Cr lên nền các hợp kim màu: kẽm, nhôm, titan, đồng.
Mã số: DAĐLCN.12/15
Thuộc: Nhiệm vụ độc lập cấp quốc gia
2. Mục tiêu nhiệm vụ:
- Thiết kế và chế tạo được 01 dây chuyền mạ đa lớp Cu-Ni-Cr bán tự động công suất tối thiểu 200.000 dm2/tháng trên nền hợp kim mầu (kẽm, nhôm, titan, đồng) đảm bảo nước thải ra môi trường đặt các Quy chuẩn Việt Nam về môi trường QCVN40:2011/BTNMT.
- Hoàn thiện thiết kế dây chuyền và quy trình công nghệ mạ đa lớp Cu-Ni-Cr lên hợp kim mầu (kẽm, nhôm, titan, đồng).
- Sản xuất 4 loạt với lượng sản phẩm là 45.200 dm2 bề mặt mạ đạt các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm xuất khẩu.
3. Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Tuấn Anh
4. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Kỹ thuật Hóa học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
5. Tổng kinh phí thực hiện: 19.110 triệu đồng.
Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH: 5.110 triệu đồng.
Kinh phí từ nguồn khác: 14.000 triệu đồng.
6. Thời gian thực hiện theo Hợp đồng: 24 tháng
Bắt đầu: tháng 8 năm 2016
Kết thúc: tháng 8 năm 2018
Thời gian thực hiện theo văn bản điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền (nếu có): tháng 01/2019
7. Danh sách thành viên chính thực hiện nhiệm vụ nêu trên gồm:
Số
TT
|
Họ và tên
|
Chức danh khoa học, học vị
|
Cơ quan công tác
|
1
|
Nguyễn Tuấn Anh
|
Thạc sỹ
|
Viện Kỹ thuật hóa học – Trường Đại học bách khoa Hà Nội
|
2
|
Đặng Việt Anh Dũng
|
Thạc sỹ
|
Viện Kỹ thuật hóa học – Trường Đại học bách khoa Hà Nội
|
3
|
Mai Thanh Tùng
|
Giáo sư, Tiến sỹ
|
Viện Kỹ thuật hóa học – Trường Đại học bách khoa Hà Nội
|
4
|
Nguyễn Ngọc Kiên
|
Tiến sỹ
|
Viện Kỹ thuật hóa học – Trường Đại học bách khoa Hà Nội
|
5
|
Nguyễn Thị Hồng Phượng
|
Tiến sỹ
|
Viện Kỹ thuật hóa học – Trường Đại học bách khoa Hà Nội
|
6
|
Nguyễn Hà Hạnh
|
Tiến sỹ
|
Viện Kỹ thuật hóa học – Trường Đại học bách khoa Hà Nội
|
7
|
Huỳnh Thu Sương
|
Thạc sỹ
|
Viện Kỹ thuật hóa học – Trường Đại học bách khoa Hà Nội
|
8
|
Nguyễn Thị Thu Huyền
|
Thạc sỹ
|
Viện Kỹ thuật hóa học – Trường Đại học bách khoa Hà Nội
|
9
|
Bùi Thị Thanh Huyền
|
Tiến sỹ
|
Viện Kỹ thuật hóa học – Trường Đại học bách khoa Hà Nội
|
10
|
Hoàng Anh Hưng
|
Kỹ sư
|
Công ty PLATO Việt Nam
|
II. Dự kiến tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ
Thời gian: tháng 07/2019
Địa điểm: Bộ Khoa học và Công nghệ; số 113 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội
III. Nội dung tự đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ:
1. Về sản phẩm khoa học:
1.1. Danh mục sản phẩm đã hoàn thành:
a) Sản phẩm Dạng I:
Số
TT
|
Tên sản phẩm và chỉ tiêu chất lượng chủ yếu
|
Theo kế hoạch
|
Thực tế đạt được
|
1
|
Dây chuyền thiết bị công nghệ đồng bộ mạ đa lớp Cu-Ni-Cr lên các hợp kim mầu (kẽm, nhôm, titan, đồng) quy mô công nghiệp
|
01 dây chuyền thiết bị công nghệ đảm bảo các yêu cầu sau:
- Dây chuyền bán tự động
- Năng suất 200.000 dm2/tháng.
- Nước thải đạt quy chuẩn về môi trường QCVN40:2011/BTNMT
|
01 dây chuyền thiết bị công nghệ được hoàn thiện đảm bảo các yêu cầu sau:
- Dây chuyền bán tự động;
- Năng suất 200.000 dm2/tháng.
- Nước thải đạt quy chuẩn về môi trường QCVN40:2011/BTNMT
- Hoàn thiện dây chuyền sơn phủ vẩy kẽm và dây chuyền mạ kẽm (theo yêu cầu thực tế của sản xuất).
|
2
|
Sản phẩm mạ đạt chất lượng đáp ứng theo hệ thống tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (Japanese Industrial Standard – JIS), bao gồm 4 nhóm sau:
|
22.1
|
Sản phẩm mạ trên hợp kim kẽm 15.000 dm2
|
15.000 dm2 đạt chất lượng đáp ứng theo hệ thống tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (Japanese Industrial Standard – JIS)
|
Hoàn thành sản phẩm mạ trên hợp kim kẽm: 15.000 dm2 đạt chất lượng đáp ứng theo hệ thống tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (Japanese Industrial Standard – JIS)
|
22.2
|
Sản phẩm mạ trên hợp kim nhôm
|
15.000 dm2 đạt chất lượng đáp ứng theo hệ thống tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (Japanese Industrial Standard – JIS)
|
Hoàn thành sản phẩm mạ trên hợp kim nhôm: 15.000 dm2 đạt chất lượng đáp ứng theo hệ thống tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (Japanese Industrial Standard – JIS)
|
22.3
|
Sản phẩm mạ trên hợp kim titan
|
200 dm2 đạt chất lượng đáp ứng theo hệ thống tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (Japanese Industrial Standard – JIS)
|
Hoàn thành sản phẩm mạ trên hợp kim titan: 200 dm2 đạt chất lượng đáp ứng theo hệ thống tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (Japanese Industrial Standard – JIS)
|
22.4
|
Sản phẩm mạ trên hợp kim đồng
|
15.000 dm2 đạt chất lượng đáp ứng theo hệ thống tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (Japanese Industrial Standard – JIS)
|
Hoàn thành sản phẩm mạ trên hợp kim đồng: 15.000 dm2 đạt chất lượng đáp ứng theo hệ thống tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (Japanese Industrial Standard – JIS)
|
b) Sản phẩm Dạng II:
Số
TT
|
Tên sản phẩm
|
Yêu cầu khoa học cần đạt
|
Ghi chú
|
Theo kế hoạch
|
Thực tế đạt được
|
1
|
Bộ tài liệu quy trình công nghệ mạ đa lớp Cu-Ni-Cr lên các hợp kim mầu: kẽm, nhôm, titan, đồng bao gồm:
|
|
1.1
|
Quy trình công nghệ mạ đa lớp Cu-Ni-Cr lên nền hợp kim kẽm
|
01 Quy trình
|
01 Quy trình hoàn chỉnh công nghệ mạ đa lớp Cu-Ni-Cr lên nền hợp kim kẽm
|
|
1.2
|
Quy trình công nghệ mạ đa lớp Cu-Ni-Cr lên nền hợp kim nhôm
|
01 Quy trình
|
01 Quy trình hoàn chỉnh công nghệ mạ đa lớp Cu-Ni-Cr lên nền hợp kim nhôm
|
|
1.3
|
Quy trình công nghệ mạ đa lớp Cu-Ni-Cr lên nền hợp kim titan
|
01 Quy trình
|
01 Quy trình hoàn chỉnh công nghệ mạ đa lớp Cu-Ni-Cr lên nền hợp kim titan
|
|
1.4
|
Quy trình công nghệ mạ đa lớp Cu-Ni-Cr lên nền hợp kim đồng
|
01 Quy trình
|
01 Quy trình hoàn chỉnh công nghệ mạ đa lớp Cu-Ni-Cr lên nền hợp kim đồng
|
|
1.5
|
Quy trình hướng dẫn vận hành và kiểm tra xử lý nước thải
|
01 Quy trình
|
01 Quy trình hoàn chỉnh hướng dẫn vận hành và kiểm tra xử lý nước thải
|
|
1.6
|
Quy trình hướng dẫn kiểm tra chất lượng lớp mạ
|
01 Quy trình
|
01 Quy trình hoàn chỉnh hướng dẫn kiểm tra chất lượng lớp mạ theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (Japanese Industrial Standard – JIS)
|
|
2
|
Bộ tài liệu thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng dây chuyền thiết bị công nghệ đồng bộ mạ đa lớp Cu-Ni-Cr lên các hợp kim mầu (kẽm, nhôm, titan, đồng) quy mô công nghiệp
|
01 Bộ tài liệu
|
Hoàn thiện 01 bộ tài liệu thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng dây chuyền thiết bị công nghệ đồng bộ mạ đa lớp Cu-Ni-Cr lên các hợp kim mầu (kẽm, nhôm, titan, đồng) quy mô công nghiệp
|
|
2. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ:
a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
Mạ điện kỹ thuật cao nói chung và mạ lên nền kim loại màu (Nhôm, kẽm, titan, đồng) nói riêng là một lĩnh vực rất mới mẻ tại Việt Nam và có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp. Việc nghiên cứu thành công công nghệ cũng mở ra một hướng nghiên cứu ứng dụng trực tiếp rất quan trọng đối với cả doanh nghiệp. Hướng nghiên cứu này mặc dù đã được quan tâm tại nhiêu nước trên thế giới, nhưng vẫn còn rất hạn chế ở Việt Nam, đặc biệt trong việc triển khai thực tế. Chính vì vậy, đây cũng chính là tiền đề thúc đẩy các nhóm nghiên cứu trong nước có thêm nhiều ý tưởng nhằm nghiên cứu phát triển các hệ lớp phủ mới và sử dụng phối hợp thêm nhiều công nghệ khác.
Việc tiến hành nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa then chốt đối với doanh nghiệp chủ trì. Trong điều kiện gia công mạ bằng công nghệ cũ (như mạ Kẽm và mạ Niken- Crom lên nền thép) chịu sự cạnh tranh khốc liệt cộng với tình trạng giảm sản lượng từ các khách hàng lắp ráp xe máy truyền thống, việc phát triển công nghệ mới sẽ giúp công ty thoát khỏi tình trạng đói việc làm. Hơn thế nữa, việc nghiên cứu và triển khai thành công công nghệ mạ lên các hợp kim màu còn khẳng định được trình độ công nghệ của một doanh nghiệp Việt Nam, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp PLATO Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp liên kết để có chỗ đứng trong hệ thống sản xuất hàng công nghiệp phụ trợ xuất khẩu vốn đang bị các doanh nghiệp nước ngoài lấn át.
b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:
Các dây chuyền mạ hiện nay tại Việt Nam phần lớn chỉ là các dây chuyền mạ Kẽm hoặc mạ Niken- Crôm trang trí lên nền thép cho các chi tiết cơ khí đơn giản. Trong khi đó, mạ lên cho các chi tiết máy móc ô tô, điện tử… tới nay vẫn còn rất thiếu. Bên cạnh đó, phần lớn các dây chuyền đều được thiết kế với công nghệ cũ dẫn đến lượng nước thải và hàm lượng nước thải chứa kim loại nặng rất cao. Chính vì vậy, đề tài này góp phần rất quan trọng trong chuyển đổi công nghệ theo hướng hiện đại, ít chất thải và tăng hệ số thu hồi tái sử dụng kim loại là xu hướng tương lai và đòi hỏi tất yếu của các công ty sản xuất hàng xuất khẩu.
Xét về khía cạnh xã hội, khi đưa được công nghệ vào sản xuất sẽ tạo được công ăn việc làm cho lao động tại địa phương. Hơn thế nữa, sẽ tạo ra được thêm việc làm đối với các doanh nghiệp trong vùng lân cận và tạo ra các mô hình sản xuất mới theo hướng tăng hàm lượng khoa học công nghệ cho sản phẩm. Yếu tố này đang trở nên cực kỳ quan trong cho các doanh nghiệp muố trở thành các maker (nhà cung cấp phụ tùng- dịch vụ) cho các công ty lắp ráp lớn (như Honda, Panasonic, Toyota…) trong mạng lưới công nghiệp phụ trợ.
c) Khả năng thị trường và cạnh tranh của sản phẩm dự án
Do nhu cầu sản xuất hàng phụ trợ phục vụ xuất khẩu tăng rất mạnh và được xác định sẽ là một trong những hướng phát triển rất quan trọng của công nghiệp Việt Nam trong những năm tới, nhu cầu của công nghệ mạ đa lớp Cu-Ni-Cr lên hợp kim mầu như kẽm, nhôm, đồng, titan sẽ tăng lên rất cao, đặc biệt là trong các ngành sản xuất linh kiện ô tô và đồ vệ sinh cao cấp. Dự kiến nếu công nghệ thành công sẽ có thể tiếp tục chuyển giao và cung cấp hóa chất cho 4- 5 doanh nghiệp trong khoảng 3 năm tới. Do đó khả năng mở rộng thị trường của sản phẩm là rất lớn.
Trong điều kiện giá các mặt hàng mạ trên hợp kim mầu nhập khẩu (ví dụ như phụ kiện xe ô tô, chi tiết các mặt hàng điện tử, đồ vệ sinh cao cấp…) rất cao, việc triển khai thành công công nghệ mạ nhựa đa lớp Cu-Ni-Cr chất lượng cao tại Việt Nam sẽ cho phép giảm nhập siêu, tăng xuất khẩu trong nước bằng các mặt hàng có giá trị công nghệ cao, do đó đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho đất nước.
Đặc biệt, việc triển khai thành công dự án sản xuất thử này sẽ có tác động rất lớn việc giảm thải ô nhiễm kim loại nặng ra môi trường trong quá trình mạ điện. Với hiệu quả kinh tế và môi trường rất rõ nét và giá thành hợp lý thay thế công nghệ tương đương nhập ngoại, các công ty có thể dễ dàng triển khai công nghệ được thử nghiệm trong dự án này và qua đó xóa bỏ được dần các cơ sở thủ công với công nghệ thấp đang gây ô nhiễm trầm trọng tại Việt Nam./.