Rất nhiều quốc gia/nền kinh tế trên thế giới đang trong giai đoạn bùng nổ phát triển các công nghệ mới nổi và đổi mới sáng tạo (ĐMST) cũng như tham gia quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ để tăng năng suất chất lượng hàng hóa dịch vụ tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu. Song song với đó, việc Việt Nam tham gia một loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) đi kèm việc buộc phải tuân thủ các hàng rào kỹ thuật mà cộng đồng quốc tế đặt ra. Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ đạt đẳng cấp quốc tế theo tiêu chuẩn chung đáp ứng được mục tiêu chất lượng và cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ mạnh là bài toán lớn cần có lời giải tổng thể và điều đó đồng nghĩa với việc phải ĐMST, cải tiến công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp Việt nào cũng tự nghiên cứu phát triển được mà cần phải đi tắt đón đầu bằng việc nhập khẩu và cải tiến công nghệ phục vụ quá trình đổi mới sáng tạo để phát triển của riêng mình. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nhân lực của doanh nghiệp có thể tiếp thu (hấp thụ) và làm được công nghệ nhập khẩu và nhận chuyển giao từ nước ngoài vào và doanh nghiệp cần nhận thức thế nào từ đổi mới sáng tạo dựa trên nhập khẩu và chuyển giao công nghệ cũng như cần lưu ý, tận dụng chính sách hỗ trợ gì từ khu vực công khi dấn thân vào các “cuộc chơi” hội nhập?
Diễn đàn “Kết nối đổi mới sáng tạo 2020” do Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển kinh tế tổ chức vào chiều 18/12 tại Hà Nội nhằm thúc đẩy hoạt động hợp tác chuyển giao, ứng dụng và phát triển công nghệ. Qua đó tăng cường hiệu quả và định hướng nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đầu tư nước ngoài phù hợp xu hướng phát triển.
Một trong những yêu cầu của lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN) là phải nhìn trước, đi trước công nghệ để giải quyết bài toán kinh tế - xã hội đặt ra.
Trang: