Chủ nhật, 12/01/2025 14:54 GMT+7
Thứ hai, 26/12/2011 11:16 GMT+7

Hội thảo tập huấn công tác xử lý hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ

Theo chương trình hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Dự án USAID/STAR Plus Hoa Kỳ (Dự án hỗ trợ thi hành pháp luật về hội nhập kinh tế), ngày 16/12/2012, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, các đơn vị:

Theo chương trình hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Dự án USAID/STAR Plus Hoa Kỳ (Dự án hỗ trợ thi hành pháp luật về hội nhập kinh tế), ngày 16/12/2012, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, các đơn vị: Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ cùng với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Dự án USAID/STAR Plus Hoa Kỳ đã phối hợp với Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) tổ chức một Hội thảo tập huấn công tác xử lý hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ cho lực lượng công an kinh tế tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, lực lượng thanh tra KH&CN, thanh tra y tế và các cơ quan quản lý y tế, dược phẩm, mỹ phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm tại ba tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa.

 

 Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, trao đổi thông tin về công tác đấu tranh chống tệ nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT tại địa phương, đặc biệt hoạt động sản xuất, nhập khẩu và phân phối các loại mỹ phẩm giả mạo các nhãn hiệu (nhất là của các hãng mỹ phẩm có uy tín), với chất lượng kém, gây hại đến sức khỏe của người tiêu dùng và nguy hiểm cho xã hội, môi trường.

 

 Đại diện Thanh tra Bộ KH&CN đã phổ biến thông tin chính sách, pháp luật hiện hành về thực thi quyền SHTT tại Việt Nam, các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan thực thi trong việc chủ động thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý hàng giả mạo SHTT, hàng xâm phạm quyền SHTT.

 

 

 

Đại biểu tham dự Hội thảo

 

 

Các đại biểu đã chia sẻ những khó khăn, phức tạp trong thực tiễn điều tra, xử lý các hành vi làm hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT, nhất là có sự xuất hiện các thủ đoạn, phương thức làm giả ngày càng tinh vi hơn. Có ý kiến đã đề xuất cần phải đưa hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả mỹ phẩm vào điều khoản riêng trong Bộ Luật Hình sự và cũng cần phải áp dụng mức phạt cao như đối với sản xuất, buôn bán hàng giả dược phẩm, thực phẩm thì mới đủ sức ngăn chặn, răn đe các đối tượng vi phạm. Đồng thời, kiến nghị các ngành liên quan cần sớm có hướng dẫn cụ thể cách áp dụng điều khoản liên quan đến tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đã được quy định trong Bộ luật Hình sự sửa đổi, nhằm phòng chống, xử lý các hành vi xâm phạm quyền có hiệu quả, góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong kiểm soát thị trường và bảo vệ sức khỏe và lợi ích của người tiêu dùng.

 

Tại hội thảo, các thành viên của VACIP đồng thời cũng là đại diện của các hãng mỹ phẩm nổi tiếng như Beiersdorf (chủ nhãn hiệu NIVEA) và P&G (chủ nhãn hiệu PANTENE, REJOICE, OLAY, GILLETTE) đã giới thiệu hoạt động của chủ thể quyền trong cuộc chiến chống hàng giả trên phạm vi quốc tế và tại Việt Nam. Các hãng cũng cung cấp thông tin cụ thể về dấu hiệu nhận biết hàng thật, hàng giả và những kỹ năng cần thiết để nhận dạng nguồn cung cấp hàng thật, hàng giả trên thị trường, nhất là các tỉnh miền Trung, nơi tập trung nhiều đầu mối phân phối số lượng lớn hang giả mỹ phẩm nhập khẩu từ một số thị trường lân cận. Các đại biểu cũng đã thực hành một số kỹ năng phân biệt hàng thật, hàng giả tại hội trường và đi khảo sát thực tế tại một số nơi có bày bán, phân phối hàng mỹ phẩm giả tại khu vực lân cận.

 

Có thể thấy đây là một cách làm hay, thể hiện sự chủ động, phối hợp chặt chẽ giữa chủ thể quyền và các cơ quan nhà nước trong hoạt động thực thi quyền SHTT và cần được nhận rộng tại các địa phương.

Lượt xem: 6363

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img
Khách online:47080
Lượt truy cập: 12839279