Tham dự Hội thảo có Ông Lê Văn Quân, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ DNNVV Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Bà Lê Thị Khánh Vân, Phó cục trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia; Ths. Nguyễn Minh Lý, Phó giám đốc Trung tâm Quacert, Tổng cục Tiêu chuẩn- Đo lường- Chất lượng; TS. Bùi Quang Thuật, Phó Viện trưởng Viện công nghệ thực phẩm; Ths. Triệu Quang Khánh, Quản lý Dự án World Bank, Cục phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ths. Mai Thế Bình, Phó giám đốc điều hành Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia, Bộ KH&CN.
Vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ là vấn nạn của Việt Nam, bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng phải đối phó với thực trạng này. Tại Mỹ, theo thống kê, mỗi năm có gần 76 triệu người bị ngộ độc thực phẩm, khoảng 325.000 người phải nhập viện và 5.000 người tử vong có liên quan đến thực phẩm. Cộng đồng Châu Âu đã từng đối mặt với bệnh bò điên, Trung Quốc cũng gặp phải vấn đề melamine trong sữa… Trong chế biến thực phẩm việc sử dụng phụ gia là rất quan trọng, nó có thể làm tăng chất lượng và giảm giá thành sản phẩm đồng thời làm độc tố sản phẩm gây hại cho sức khỏe cộng đồng. Do vậy, việc hỗ trợ những thông tin cần thiết về công nghệ, cách thức sử dụng phụ gia như thế nào cho đúng và các thông tin về các Quỹ hỗ trợ phát triển thực sự là rất cần thiết tại Việt Nam hiện nay.
Tại Hội thảo, những thông tin quan trọng như trên đã được đưa ra thông qua một số tham luận của các đại biểu như: Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trong nước và nước ngoài; Phương thức sử dụng phụ gia an toàn thực phẩm; Giới thiệu các hoạt động hỗ trợ của Dự án World Bank đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp; Giới thiệu Quỹ Phát triển KH&CN; Giới thiệu các hoạt động hỗ trợ thông tin công nghệ, thông tin thị trường thực phẩm trong và ngoài nước, kết nối cung - cầu công nghệ.
Sự kiện này là cơ hội tốt để các doanh nghiệp có được các thông tin công nghệ, giải pháp kỹ thuật, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để xuất khẩu.