Toàn cảnh Hội đồng nghiệm thu Tham dự phiên họp, ngoài các thành viên của Hội đồng còn có các Đại biểu đại diện của Cục Khoa học Quân sự (Bộ Quốc phòng), Viện KH&CN Quân sự (Bộ Quốc phòng), Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật và một số Vụ chức năng của Bộ KH&CN.
Trinh sát, phát hiện mục tiêu là yếu tố cơ bản đảm bảo thắng lợi nhiệm vụ cảnh giới, phòng tránh đánh trả các vũ khí và phương triện tấn công đường không, đường biển của đối phương. Các khí tài Ra đa giữ vai trò chủ yếu trong hệ thống cảnh giới quốc gia với chức năng trinh sát, phát hiện và theo dõi các loại mục tiêu.
Hình ảnh Đài thu Nhằm mục đích nâng cao chiến thuật và kỹ thuật đảm bảo phát thiện và bám sát mọi mục tiêu trong mọi điều kiện, Viện Ra đa, Viện KH&CN Quân sự - Bộ Quốc phòng đã đề xuất và chủ trì thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu thiết kế, chế thử mẫu trạm Ra đa thụ động định vị mục tiêu theo phương pháp TDOA” do Tiến sĩ Trần Văn Hùng làm chủ nhiệm từ năm 2010.
Phương pháp TDOA (Time difference of Arrival) là phương pháp xác định vị trí nguồn bức xạ vô tuyến dựa trên hiệu thời gian lan truyền của sóng điện từ từ nguồn bức xạ đến các đài thu khác. Sau bốn năm triển khai thực hiện, đến nay các nội dung của Đề tài đã hoàn thành theo đúng mục tiêu đặt ra.
Bố trí phần cứng bên trong đài thu Theo đánh giá của Hội đồng, Tổ thực hiện đề tài và Cơ quan chủ trì đã hoàn thành việc thiết kế, chế tạo mẫu trạm Ra đa thụ động đáp ứng yêu cầu chiến thuật và kỹ thuật đã được Tổng Tham mưu trưởng phê duyệt tại Quyết định số 1940/QĐ-TM ngày 29/9/2010.
Sản phẩm của Đề tài là những kết quả mới của quá trình nghiên cứu, thiết kế và chế thử mẫu sản phẩm Ra đa thụ động ở trong nước. Hội đồng khẳng định: Đây là loại Ra đa có nhiều ưu thế trong tác chiến, đặc biệt trong chiến tranh hiện đại mà quân đội Việt Nam đang rất cần và đề nghị: Tổ thực hiện đề tài và Cơ quan chủ trì tiếp tục hoàn thiện để nâng cao độ chính xác, ổn định và đảm bảo các chỉ tiêu để trang bị cho quân đội Việt Nam.