Hai nước đang hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề
như phát triển khu Công nghệ cao Hoà Lạc, phát triển Năng lượng nguyên tử, Công
nghệ vũ trụ, cung cấp các chuyên gia đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ
hỗ trợ cho các doanh nghiệp của Việt Nam.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam
ông Mitsuo Sakaba chia sẻ, có gần 40 doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng đầu tư tại
vùng Trung bộ Việt Nam, nhưng nếu việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông được
phát triển hơn nữa thì sức hấp dẫn địa thế của khu vực này sẽ cao hơn rất
nhiều.
Chính phủ Nhật Bản sẽ có chương trình hỗ trợ các
trường ĐH ở miền Trung đào tạo nguồn nhân lực có khả năng nói tiếng Nhật, đóng
góp vào việc phát triển mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Trọng ý tưởng công nghệ của Việt Nam
Trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Việt - Nhật,
Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ (SATI) của Bộ Khoa học và Công nghệ đã
đứng ra làm cầu nối chuyển giao công nghệ Nhật Bản cho nhiều doanh nghiệp ở Đà
Nẵng.
SATI và Sở Khoa học - Công nghệ Đà Nẵng đã
ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy quá trình ứng dụng và phát triển công
nghệ vào sản xuất và đời sống phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố
Đà Nẵng.
Trước đó, SATI đã phối hợp với Công ty GLIN
(công ty cung cấp giải pháp công nghệ của Nhật Bản) lựa chọn 150 doanh nghiệp
sản xuất lớn của Nhật Bản tại Việt Nam để điều tra hiện trạng và nhu cầu cung
cấp các sản phẩm phụ trợ từ doanh nghiệp Việt Nam; khảo sát một số doanh nghiệp
điển hình của Việt Nam tại Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng về nhu cầu công nghệ, kế
hoạch kinh doanh các sản phẩm được sản xuất với công nghệ chuyển giao từ Nhật
Bản.
Sau khảo sát, có 17 doanh nghiệp Việt Nam được
lựa chọn đưa vào chương trình kết nối cung - cầu hợp tác và chuyển giao công
nghệ, 11 đối tác Nhật Bản sẵn sàng kết nối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp, viện nghiên cứu Nhật Bản đã
thỏa thuận chuyển giao công nghệ với các đơn vị của Việt Nam, như ký kết hợp
tác giữa Công ty Nagara, Viện Nghiên cứu MTI và Học viện đào tạo nghề Katanyagi
của Nhật Bản với ba đơn vị của Việt Nam là Công ty Vinaxuki, Viện Điện tử
Tin học Tự động hóa và ĐH Công nghiệp Hà Nội.
“Chỉ tính riêng Đà Nẵng, có đến hàng ngàn doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Khi nhà đầu tư Nhật Bản đến khảo sát, họ rất hứng thú và coi
đây là khu vực tiềm năng lớn”, ông Huỳnh Phước, Giám đốc Sở Khoa học - Công
nghệ Đà Nẵng chia sẻ.
Việt Nam có nhiều nhân tài. Họ sáng tạo và trọng
chữ tín. Điều này đặc biệt quan trọng bởi chúng tôi đánh giá cao sự hợp tác về
ý tưởng khoa học công nghệ. Doanh nghiệp Việt Nam có khả năng ứng dụng và đổi
mới công nghệ rất cao”, đại diện Công ty Nippon Yusen Monohacobi của Viện Công
nghệ Nhật Bản (MTI) nhận xét.
Nội dung các hợp đồng đã ký kết giữa Việt Nam và Nhật Bản với sự
hỗ trợ của SATI và GLIN:
- Công ty CP ô-tô Xuân Kiên và Công ty Nagara về chuyển
giao công nghệ thiết kế cabin và chế tạo khuôn mẫu;
- Viện Điện tử Tin học Tự động hóa (VIELINA) và Viện Công
nghệ Monohakobi (MTI) về chuyển giao công nghệ RFID cho hệ thống quản lý nhân
sự tự động trong hầm lò;
- ĐH Công nghiệp Hà Nội và Học viện Katayanagi về trao đổi
chuyên gia, sinh viên và các giáo trình giảng dạy về đào tạo nghề
|