Thứ năm, 26/11/2009 10:22 GMT+7

Chương trình hơp tác nghiên cứu Việt Nam – Thụy Điển

Chương trình hợp tác nghiên cứu song phương giữa Việt Nam và Thụy Điển (sau đây gọi tắt là Chương trình) bắt đầu từ năm 1977, chỉ hai năm sau khi đất nước được thống nhất. Cơ quan điều phối Chương trình về phía Việt Nam là Bộ Khoa học và Công nghệ...

1. Mục tiêu và kết quả của Chương trình

Chương trình hợp tác nghiên cứu song phương giữa Việt Nam và Thụy Điển (sau đây gọi tắt là Chương trình) bắt đầu từ năm 1977, chỉ hai năm sau khi đất nước được thống nhất. Cơ quan điều phối Chương trình về phía Việt Nam là Bộ Khoa học và Công nghệ và về phía Thụy Điển là Cục Hợp tác nghiên cứu với các nước đang phát triển (SAREC) thuộc Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tếThụy Điển (Sida).

Xuyên suốt hơn 30 năm hợp tác, mục tiêu tổng quát của Chương trình là nhằm giúp Việt Nam tăng cường năng lực nghiên cứu trong một số lĩnh vực khoa học, công nghệ ưu tiên của đất nước, qua đó tạo dựng môi trường nghiên cứu hiệu quả và bền vững. Mục tiêu này được thực hiện thông qua (1) cung cấp kinh phí và các nguồn lực khoa học để tiến hành các đề tài nghiên cứu, kết hợp đào tạo cán bộ nghiên cứu/giảng dạy ở bậc Tiến sĩ, Thạc sĩ và tương đương (2) nâng cao năng lực quản lý các hoạt động nghiên cứu và (3) hỗ trợ áp dụng các kết quả nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo.

Quá trình hợp tác có thể chia thành 3 giai đoạn. Trong những năm đầu tiên Chương trình tập trung vào nghiên cứu các vấn đề cấp bách nổi lên lúc đó, như các kỹ thuật xây dựng, gia cố, xử lý nền móng đất yếu để làm nhà cao tầng (3-4 tầng), nghiên cứu chữa bênh sốt rét, sản xuất vác-xin chữa bệnh lị, các thuốc từ nguồn dược liệu bản địa, nghiên cứu về đất chua phèn ở đồng băng Sông Cửu Long, nghiên cứu các hệ thống chăn nuôi tổng hợp sử dụng nguồn thức ăn tại địa phương, phụ phẩm nông nghiệp, nghiên cứu các vấn đề kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế chuyển đổi, nghiên cứu chính sách phát triển khoa học-công nghệ, chuyển giao công nghệ, v.v... Giai đoạn thứ hai, từ giữa những năm 1990 đến 2007, Chương trình hướng sang xây dựng năng lực nghiên cứu một cách có hệ thống. Nhiều vấn đề đã được đưa vào chương trình, nhưng Y tế, Công nghệ Sinh học, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Bảo vệ môi trường, Phát triển nông thôn và nghiên cứu liên ngành phục vụ phát triển chính sách vẫn là các ưu tiên trong mọi giai đoạn. Giai đoạn thứ ba, từ 1/7/2008 đến 31/12/2011 là giai đoạn hoàn tất hợp tác theo phương thức truyền thống, chuẩn bị và bước sang phương thức mới - hợp tác đối tác.

Chương trình đã thu hút sự tham gia của gần 30 Viện nghiên cứu, Trường đại học của Việt Nam và Thụy Điển. Đóng góp của Chính phủ Thụy Điển cho Chương trình dự kiến đến năm 2011 sẽ đạt khoảng 340 triệu SEK (tương đương khoảng 45 triệu đô la Mỹ), trong đó phần lớn được giải ngân sau thập niên 1990, chủ yếu dành cho xây dựng năng lực nghiên cứu kết hợp đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ và cán bộ nghiên cứu, nhân viên kỹ thuật. Khoảng 15-20% tổng kinh phí đã được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất cho nghiên cứu (phòng thí nghiệm, thư viện, hoá chất, dụng cụ nghiên cứu...), hỗ trợ ứng dụng các kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tới đối tượng sử dụng mà phần lớn là nông dân tại các vùng nông thôn.

Chương trình đã đạt được mục tiêu đề ra, với những kết quả chủ yếu gồm:

Trước hết, chương trình đã tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học-công nghệ nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách của đời sống và sản xuất, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Về các ngành cụ thể,các kết quả nghiên cứu về vác-xin đã tạo nền móng cho việc sản xuất hàng loạt vác-xin sau này, không chỉ sử dụng trong các chương trình tiêm chủng quốc gia mà còn phục vụ xuất khẩu. Các nghiên cứu lâm nghiệp đã tạo ra các giống lai Keo, Bạch đàn, Thông lai được công nhận quốc gia, được tặng nhiều giải thưởng vì tốc độ lớn nhanh hơn ba lần so với giống cũ, cho sản lượng gỗ nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các chương trình trồng rừng của Chính phủ.Các nghiên cứu về hệ thống canh tác tổng hợp đã tạo ra nhiều kiến thức mới về thức ăn cho gia súc, gia cầm và cách thức chăn nuôi, tạo ra các loại bể sinh khí biogas mới,áp dụng hiệu quả tại hơn 40 nghìn hộ gia đình ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Các kết quả nghiên cứu về vùng biển ven bờ là cơ sởkhoa học để phục vụ công tác qui hoạch, xây dựng phương thức nuôi trồng thuỷ sản (các loại rong biển, các loài nhuyễn thể (molluscs), tôm, cua...) không gây hại môi trường. Các dự án nghiên cứu khác như nghiên cứu về hệ thống y tế, kinh tế vĩ mô, chính sách khoa học và công nghệ, nghiên cứu về phụ nữ và gia đình nông thôn đã đưa ra những luận cứ và bằng chứng khoa học giúp các cơ quan quản lý của Chính phủ và địa phương trong việc xây dựng chiến lược, chính sách phát triển của ngành và địa phương.

Sau năm 2000, các đề tài nghiên cứu của Chương trình tập trung vào việc nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong công nghệ sinh học, để tiếp tục hoàn thiện kết quả đã thu được về lai tạo các giống cây, con mới, sản xuất protein tái tổ hợp, các thực phẩm chứa enzyme vi sinh để sử dụng trong y tế và nông nghiệp, nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật hiện đại để chẩn trị và chữa các bệnh phổ biến ở Việt Nam. Các đề tài nghiên cứu về hiện trạng và tiến trình xói lở vùng ven bờ, nghiên cứu liên ngành về gia đình nông thôn Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi, thiết chế thị trường chuyển giao công nghệ cho các xí nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ, v.v... đã đưa ra các luận cứ khoa học có giá trị giúp cho việc xây dựng các chính sách phát triển nông thôn bền vững trong thời kỳ công nghiệp hoá và hội nhập.

Kết quả lớn thứ hai quan trọng nhất là đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy/nghiên cứu. Tính đến năm 2007, đã có tổng cộng 92 Tiến sĩ và 99 Thạc sĩ đã và đang được đào tạo trong Chương trình, trong đó 46 Tiến sĩ và 99 Thạc sĩ đã bảo vệ thành công luận án, 46 nghiên cứu sinh tiến sĩ còn lại sẽ tiếp tục bảo vệ luận án trong giai đoạn 2008-2011. Các văn bằng Tiến sĩ và Thạc sĩ đều do các trường đại học uy tín Thụy Điển (Đại học Khoa học Nông nghiệp – SLU; Viện Y học Hoàng gia Karolinska - KI, Đại học Umea ...) cấp.. Chương trình cũng đã hỗ trợ một phần kinh phíđểđào tạo Tiến sĩ và Thạc sĩ trong nước cho các trường đại học, cơ quan nghiên cứu Việt Nam tham gia chương trinh. Tính đến cuối 2007 đã có 33 Thạc sĩ và 38 Tiến sĩ bảo vệ thành công luận án ở trong nước.

Kết quả lớn thứ ba là các ấn phẩm khoa học. Đến nay tổng cộng đã có khoảng 500 bài báo được xuất bản, công bố trong các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế và rất nhiều báo cáo khoa học được đăng trong các kỷ yếu hội nghị, trình bày tại các hội thảo quốc gia và quốc tế. Phần lớn các bài báo khoa học đăng trong các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế là yêu cầu bắt buộc để làm luận án tiến sĩ và thạc sĩ. Hàng trăm cuốn sách cũng đã được xuất bản. Mục đích của Chương trình không chỉ nhằm tạo ra các kết quả nghiên cứu mà còn để xây dựng một đội ngũ cán bộ nghiên cứu chuyên nghiệp, làm việc theo chuẩn mực quốc tế, sử dụng thành thạo ngoại ngữ, có khả năng xây dựng và chủ trì các đề tài nghiên cứu độc lập.

Cuối cùng, cần nêu thêm sự thành công của Chương trình trong việc xây dựng một mạng lưới liên kết các viện nghiên cứu,trường đại học của Việt Nam với nhau và với Thụy Điển, Nhật Bản, Mỹ, các nước trong Cộng đồng Châu Âu và Châu Á. Năng lực quản lý nghiên cứu cũng được hoàn thiện đáng kể thông qua việc thành lập Văn phòng Chương trình hợp tác nghiên cứu Việt Nam - Thụy Điểntại Bộ Khoa học và Công nghệ và các Ban quản lý Dự ántại các đơn vị thực hiện dự án. Các đơn vị này chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Chính phủ Việt Nam và Sida, Thụy Điển về việc sử dụng kinh phí của Chương trình.

2.Đóng góp của Thụy Điển cho Chương trình

Chính phủ Thụy Điển đã đóng góp cho chương trình hợp tác nghiên cứu Việt Nam - Thụy Điển 341 triệu Curon (SEK), tương đương khoảng 45 triệu USD, trong đó cho giai đoạn 1977 - 2007 gần 280 triệu SEK và giai đoạn hoàn tất và kết thúc Chương trình (1/7/2008-31/12/2011) 63 triệu SEK, phân bổ như sau:

Đóng góp của Thụy Điển cho Chương trình hợp tác nghiên cứu

Lĩnh vực/Tên dự án

Giai đoạn tài trợ

Kinh phí (SEK)

Giai đoạn 1977 – 2007

Nghiên cứu Công nghệ

Hợp tác nghiên cứu về Địa kỹ thuật

1979-1987

2,800,000

Nghiên cứu về Khí hậu học trong xây dựng

1984-1986

540,000

Nghiên cứu các phương pháp gia cố nền móng xây dựng

1987-1990

1,485,000

Nghiên cứu về Quặng đất hiếm

1989 -2001

13,272,000

Nghiên cứu Môi trường trong lĩnh vực Địa kỹ thuật

1993- 1996

1,580,000

Tổng phần Nghiên cứu Công nghệ

19,677,000

Hạ tầng Khoa học Công nghệ

Hợp tác trong lĩnh vực Đo lường

1977-1979

3,000,000

Chương trình Hỗ trợ Thư viện KHKT Trung ương (LSP)

1979-2003

16,497,000

Chwơng trình Hỗ trợ thư viện Đại học Cần Thơ

1986-2002

9,185,000

Hỗ trợ nghiên cứu đào tạo Tiến sĩ và cán bộ Thư viện

1997-1999

1,450,000

Tổng phần Hạ tầng Khoa học Công nghệ

30,132,000

Y tế

Nghiên cứu về Kháng kháng sinh

1977-1991

4,888,000

Nghiên cứu về Vaccine Shigella

1985-1996

8,400,000

Hội thảo về các bệnh lị

1987-1989

250,000

Các chuẩn bị dự án để đánh giá về thuốc sử dụng trong nước

1987-1989

580,000

Nghiên cứu về Kháng thuốc Sốt rét

1989-1996

3,259,000

Nghiên cứu về thuốc sản xuất từ cây cỏ trong nước (Dự án GECCCO)

1989-1996

3,744,000

Nghiên cứu Hệ thống Y tế

1991-2007

35,200,000

Khía cạnh Giới trong nghiên cứu Y tế ở Việt Nam

1995

150,000

Nghiên cứu về điều trị các bệnh phổ biến ở Việt Nam

2000-2007

20,000,000

Tổng phần Y tế

76,471,000

Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn

Dự án đào tạo về nghiên cứu cây lúa

1979-1983

890,000

Chuẩn bị nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp

1984-1985

200,000

Nghiên cứu sử dụng đất chua phèn

1986-1999

9,376,000

Nghiên cứu hệ thống canh tác/Nghiên cứu và sản xuất chăn nuôi

1989-2003

20,698,000

Phát triển nông thôn bền vững

2004-2007

14,000,000

Tổng phần Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

45,164,000

Khoa học Biển

Quản lý ven bờ và chương trình khoa học biển

1993-2005

14,400,000

Nghiên cứu về sạt lở và quản lý vùng ven biển

2004-2007

4,250,000

Tổng phần Khoa học Biển

18,650,000

Công nghệ Sinh học

Chuẩn bị dự án về sản xuất đạm lá dùng làm thức ăn chăn nuôi

1984-1985

60,000

Nghiên cứu Phát triển Cây rừng

1986-2007

12,955,000

Nghiên cứu kiểm soát dịch bệnh ở cây trồng

2000-2002

2,000,000

Kiểm soát dịch bệnh trên cây cà phê bằng phương pháp không sử dụng hóa chất

2004-2007

3,500,000

Nghiên cứu sản xuất Protein tái tổ hợp sử dụng trong y tế và trong nông nghiệp

2004-2007

2,800,000

Đào tạo về Công nghệ sinh học trong nông nghiệp

2004-2007

2,500,000

Nghiên cứu sản xuất các enzyme trong chăn nuôi lợn

2004-2007

3,000,000

Tổng phần Công nghệ Sinh học

26,815,000

Nghiên cứu liên ngành và Chính sách

Nghiên cứu về chuyển giao công nghệ

1984-1997

3,715,000

Chương trình nghiên cứu về Phụ nữ

1984-1996

2,676,000

Tư liệu vầ Lịch sử hiện đại

1989-1991

235,000

Những vấn đề về phát triển kinh tế/ Kinh tế vĩ mô

1991-1996

3,275,000

Nghiên cứu về Chính sách Nghiên cứu và Triển khai

1997-1999

2,190,000

Xây dựng năng lực công nghệ và năng lực cạnh tranh

2000-2002

2,500,000

Phát triển các thiết chế thị trường công nghệ cho các doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ

2004-2007

2,300,000

Sự đóng góp của Người nghèo nông thôn vào quá trình tăng trưởng xuất khẩu ở Việt Nam

2004-2007

4,200,000

Gia đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi

2004-2007

3,300,000

Tổng phần nghiên cứu liên ngành và Chính sách

24,391,000

Quỹ Nghiên cứu

2004-2007

10,000,000

Điều phối và Quản lý Chương trình

Nghiên cứu về Hệ thống nghiên cứu

1997

600,000

Hỗ trợ nghiên cứu

1997-1999

3,100,000

Chuẩn bị các dự án phục vụ đánh giá bổ sung

1997-1999

3,030,000

Chuẩn bị các chương trình nghiên cứu về Khoa học xã hội

2000-2002

5,000,000

Đào tạo về Internet

2000-2002

3,000,000

Dự án Điều phối Tiểu chương trình Y tế tại Việt Nam

2004-2007

1,000,000

Dự án Điều phối Tiểu chương trình CNSH tại Thụy Điển

2004-2007

1,800,000

Dự án Điều phối Tiểu chương trình CNSH tại Việt Nam

2004-2007

900,000

Dự án Điều phối Tiểu chương trình PTNN và MT tại Thụy Điển

2004-2007

1,000,000

Dự án Điều phối Tiểu chương trình PTNN và MT tại Việt Nam

2004-2007

950,000

Dự án Điều phối Chương trình

2004-2007

7,000,000

Tổng phần Quản lý nghiên cứu

27,380,000

Tổng cộng toàn bộ giai đoạn 1977-2007

278,680,000

II.Giai đoạn 1/7/2008 – 31/12/2011

( hoàn tất và kết thúc Chương trình)

63.000.000

Tổng I và II (1997 - 2011)

341.680.000

3.Kết quả Đào tạo của Chương trình

Bảng 1: Đào tạo Thạc sĩ

Ngành

Giới

Tổng

Nam

Nữ

Nông nghiệp, Phát triển nông thôn

25

27

52

Khoa học biển, Quản lý đới bờ

8

3

11

Y tế

9

13

22

Công nghệ sinh học, Lâm nghiệp

6

3

9

Khoa học & Công nghệ/, nghiên cứu liên ngành

4

1

5

Tổng

52

47

99

Bảng 2:Đào tạo Tiến sĩ

Ngành

Giới

Total

Nam

Nữ

Nông nghiệp, Phát triển nông thôn

14

12

26

Khoa học biển, Quản lý đới bờ

2

0

2

Y tế

25

22

47

Công nghệ sinh học, Lâm nghiệp

4

6

10

Khoa học & Công nghệ,nghiên cứu liên ngành

5

2

7

Tổng

50

42

92

Thông tin liên lạc:

Văn phòng Chương trình Hợp tác Nghiên cứu Việt Nam - Thụy Điển

Phòng 390 Khách sạn Hoà Bình, 27 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

Điện thoại: +844-9362866, Fax: +844-9362867

Email: vnsarec.pmu@fpt.vn

Website:http://www.sarec.gov.vn/index.php?option=com_content&task=blogcategory&id=14&Itemid=50&lang=

Lượt xem: 8120

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)