Hình minh họa. Nguồn: internet
Nghị
viện Mỹ mới đây đã đề xuất các quy định về ghi nhãn thời hạn thực phẩm.
Theo các nhà làm luật, tại Mỹ, các từ ngữ hiện sử dụng cho nhãn thời
hạn trên các sản phẩm thực phẩm như “bán ngày”, “sử dụng trước ngày” hay
“hết hạn ngày” khiến cho người tiêu dùng cảm thấy không chắc chắn và
góp phần vào đến 90% số thực phẩm bị vứt bỏ dù chúng vẫn còn trong thời
hạn an toàn để sử dụng. Do vậy luật pháp hiện đang xúc tiến để có thể
đưa ra một hệ thống đồng bộ cấp quốc gia về ghi nhãn thời hạn thực phẩm
nhằm giảm bớt các nhầm lẫn, đơn giản hóa việc tuân thủ luật lệ với các
doanh nghiệp và giảm bớt lãng phí thực phẩm và tiền bạc.
Trước khi
uống sữa từ chai, hộp, rất nhiều người Mỹ có phản xạ nhìn nhanh vào nhãn
hạn sử dụng và vứt bỏ đi mà không nhận ra rằng sữa đó có thể vẫn còn có
thể sử dụng được. Nhãn thời hạn thực phẩm được dán một cách tùy tiện
lên các sản phẩm trong cửa hàng tạp hóa mà không cần dựa trên một cơ sở
an toàn hay khoa học nào. Thực tế này khiến cho người tiêu dùng cảm thấy
hoang mang, dẫn đến lãng phí thực phẩm và cản trở việc quyên tặng những
thực phẩm còn đảm bảo chất lượng tới những người cần chúng nhất. Với sự
ban hành của một hệ thống ghi nhãn thời hạn thực phẩm đồng bộ ở cấp độ
quốc gia sẽ giúp mang lại sự rõ ràng, minh bạch cho người tiêu dùng,
giúp họ tiết kiệm phần nào chi phí trên các hóa đơn mua thực phẩm và
tránh lãng phí các thực phẩm còn đảm bảo chất lượng.
Một trong những
trăn trở thường thấy của mọi người đó là liệu có nên vứt bỏ đi những
thực phẩm đã quá thời hạn được ghi trên nhãn. Đã đến lúc cần phải tìm ra
một phương cách để chấm dứt các trăn trở ấy, giải đáp các khúc mắc và
dừng việc bỏ đi các thực phẩm còn tốt và dùng được.
Hình minh họa. Nguồn: internet
Các chi tiết của luật này đã được công bố tại một buổi họp báo ở bang Washington - Mỹ vào giữ tháng 05/2016.
Đạo
luật về ghi nhãn thời hạn của thực phẩm hướng tới giảm bớt các hoang
mang về nhãn thời hạn thực phẩm cho người tiêu dùng, đơn giản hóa việc
tuân thủ các luật lệ cho các công ty, và cắt giảm lãng phí liên quan đến
thực phẩm và tiền bạc cho chuỗi cung ứng cũng như người tiêu dùng. Dự
luật này đưa ra một hệ thống đồng bộ cấp quốc gia về ghi nhãn thời hạn
thực phẩm, cho phép phân biệt rõ ràng giữa những thực phẩm được ghi nhãn
hạn sử dụng để có chất lượng tốt nhất và thực phẩm được dán nhãn thông
báo không còn an toàn nếu sử dụng sau ngày được ghi. Dự luật cũng đảm
bảo rằng các thực phẩm được phép bày bán hoặc quyên tặng sau thời hạn về
chất lượng, và cũng cung cấp cho người tiêu dùng các hiểu biết về ý
nghĩa của các nhãn mới để họ có thể đưa ra các quyết định tốt hơn trên
cơ sở tính kinh tế và an toàn.
Dự luật này được xây dựng dựa trên
các báo cáo và nghiên cứu của những cơ quan uy tín. Dự luật yêu cầu sử
dụng các thuật ngữ liên quan đến nhãn thời hạn thực phẩm (ví dụ: “sử
dụng tốt nhất trước”) đã được thông qua các khảo sát về nhận biết của
người tiêu dùng và được công nhận về tính rõ ràng và chuẩn xác.
Đạo
luật về ghi nhãn thời hạn thực phẩm đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ
các tổ chức và những người ủng hộ chính sách về thực phẩm và lãng phí
thực phẩm. Dự luật này không chỉ giúp giải quyết các khúc mắc của người
tiêu dùng về sự mập mờ, không rõ nghĩa của các thuật ngữ hiện dùng trong
ghi nhãn thời hạn thực phẩm như “ ngày sử dụng”, “ngày bán”. Quan trọng
không kém, dự luật này giúp công tác quyên tặng thực phẩm cho các tổ
chức, ví dụ như ngân hàng thực phẩm, có thể diễn ra một cách dễ dàng
hơn, từ đó góp phần cắt giảm lãng phí thực phẩm trong khi lại có thể
giúp đỡ những người đang có nhu cầu.
Paul Grimwood - Chủ tịch và CEO
của Nestlé Mỹ cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc ban hành các
tiêu chuẩn liên bang giúp cải thiện tương tác và giao tiếp giữa các công
ty thực phẩm như Nestlé với người tiêu dùng và cho phép tránh khỏi các
hoang mang có thể dẫn đến việc lãng phí lương thực, thực phẩm một cách
không cần thiết.”
Theo Packaging World