Thứ sáu, 04/10/2024 15:56 GMT+7

Thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông minh phục vụ cảnh báo cháy, hỗ trợ chỉ huy điều hành chữa cháy cho đô thị tại Việt Nam, mã số ĐTĐL.CN-100/21

Thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông minh phục vụ cảnh báo cháy, hỗ trợ chỉ huy điều hành chữa cháy cho đô thị tại Việt Nam”, mã số ĐTĐL.CN-100/21. Tổng kinh phí thực hiện: 7.500 triệu đồng (từ ngân sách SNKH); Thời gian thực hiện: 10/2021 – 9/2024; Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, Bộ Công an; Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Đức Ánh; Các thành viên tham gia thực hiện chính nhiệm vụ:

Số

TT

Họ và tên

Chức danh khoa học, học vị

Cơ quan công tác1

1

Nguyễn Đức Ánh

TS

Trường Đại học PCCC2

2

Đặng Như Định

TS

Trường Đại học PCCC3

3

Phạm Văn Thành

TS

Trường Đại học PCCC

4

Thái Trung Kiên

TS

Viện KH&CN quân sự

5

Hoàng Đình Thắng

TS

Viện KH&CN quân sự

6

Nguyễn Hữu An

ThS

Trường Đại học PCCC

7

Nguyễn Thanh Hải

PGS.TS

Trường Đại học PCCC

8

Phạm Khắc Lịch

TS

Trường Đại học PCCC

9

Nguyễn Quang Thắng

TS

Trường Đại học PCCC

10

Trương Quang Vinh

TS

Trường Đại học PCCC

11

Đào Xuân Ước

ThS

Viện KH&CN quân sự

12

Nguyễn Xuân Bắc

ThS

Viện KH&CN quân sự

13

Đỗ Ngọc Tuấn

ThS

Viện KH&CN quân sự

14

Đoàn Văn Hòa

TS

Viện KH&CN quân sự

15

Đào Khắc Huân

ThS

Viện KH&CN quân sự

16

Đoàn Tự Lập

ThS

Cục Cảnh sát PCCC và CNCH

17

Đỗ Thanh Tùng

TS

Cục Cảnh sát PCCC và CNCH

18

Hoàng Đức Hạnh

ThS

Trường Đại học PCCC

19

Nguyễn Quỳnh Phương

ThS

Trường Đại học PCCC

20

Nguyễn Anh Tuấn

ThS

Trường Đại học PCCC

21

Nguyễn Phan Việt

ThS

Trường Đại học PCCC

22

Vũ Thị Thu Huyền

ThS

Trường Đại học PCCC

23

Trần Quang Vịnh

ThS

Trường Đại học PCCC

24

Nguyễn Văn Phong

ThS

Trường Đại học PCCC

25

Trần Công Phú

ThS

Trường Đại học PCCC

 

      1. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu: Tháng 10/2024, tại Bộ Khoa học và Công nghệ, 113 Trần Duy Hưng, Hà Nội.

      2. Tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

  1. 1.  Danh mục sản phẩm đã hoàn thành:

Số TT

Tên sản phẩm

Số lượng

Khối lượng

Chất lượng

 

 

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

I

Dạng I

1.1

Thiết bị cảm biến báo cháy, có các tính năng và thông số kỹ thuật chính như sau:

- Báo cháy tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

- Kết nối với thiết bị điều khiển trung tâm, cung cấp dữ liệu làm cơ sở để phục vụ cảnh báo cháy sớm cho hệ thống trung tâm.

- Quản lý các cảm biến được tích hợp theo yêu cầu.

- Có khả năng tích hợp nhiều cảm biến (cảm biến khói quang điện, nhiệt, CO, độ ẩm)

- Nguồn điện: pin hoặc ắcquy khô; thời gian sử dụng tối thiểu 01 năm (trong điều kiện thường).

- Chuẩn kết nối không dây: Zigbee (3.0, HA) hoặc tương đương.

- Nhiệt độ làm việc:  -10°C đến 90°C (+/- 0.3).

- Độ ẩm làm việc:  đến 98%.

- Cường độ âm báo: >75dB.

- Độ nhạy các cảm biến phù hợp với tiêu chuẩn Việt nam hiện hành

- Giá trị bù ngưỡng được xác định dựa trên từng điều kiện môi trường làm việc.

- Thời gian tác động:
< 20s.

- Kích thước: khoảng Ø90mm x 45mm.

- Đèn hiển thị: 1 đèn led báo cháy, 1 đèn led báo nguồn điện

- Cổng kết nối: Cổng lắp pin, phím kiểm tra.

 

X

 

 

X

 

 

X

 

1.2

Thiết bị điều khiển trung tâm, có các chức năng  và thông số kỹ thuật chính như sau:

- Quản lý các thiết bị cảm biến báo cháy được gán trong mạng nội bộ của gateway.

- Xử lý, phân tích dữ liệu các cảm biến truyền về theo công nghệ tính toán biên trước khi truyền về Hệ thống trung tâm.

- Xác lập và xử lý được các trạng thái làm việc: Thường trực; Có sự cố; và Báo động theo tiêu chuẩn hiện hành.

- Nguồn điện:

+ Nguồn điện chính 220 Vôn (Sử dụng adaptor 5V 2A).

+ Nguồn dự phòng kèm cơ chế hoán đổi tức thời không gián đoạn; thời gian dự phòng ≥ 12 giờ, thời gian báo động liên tục ≥ 1 giờ.

- Đèn và còi buzzer báo trạng thái với mức âm lượng ≥ 85dB

- Đèn báo nguồn, đèn báo trạng thái sự cố với thời gian phản ứng <1s.

- Có tối thiểu 02 phương thức truyền thông kết nối với hệ thống trung tâm (trong đó có phương thức kết nối di động 4G hoặc NB-IoT); đảm bảo hoạt động theo tiêu chuẩn hiện hành.

- Có chức năng báo cháy tại chỗ qua relay.

 

X

 

 

X

 

 

X

 

II

Dạng II

2.1

Hệ thống phần mềm trung tâm hỗ trợ quản lý, điều hành chữa cháy:

- Quản lý được các thiết bị điều khiển trung tâm (gateway) và thiết bị cảm biến trong hệ thống với quy mô đô thị loại II (tối thiểu 500.000 gateway, 10.000.000 cảm biến).

- Thu nhận và quản lý toàn bộ dữ liệu thu thập từ các cảm biến báo cháy qua gateway.

- Cho phép tiếp nhận và quản lý đồng thời dữ liệu từ 5.000 gateway.

- Chức năng dự báo cháy sớm sử dụng trí tuệ nhân tạo với độ chính xác tối thiểu 80%.

- Cung cấp các chức năng hỗ trợ chỉ huy, điều hành chữa cháy một cách toàn diện, từ thông tin cảnh báo cháy và các nguồn thông tin nghiệp vụ PCCC đã thu thập được.

- Tuân thủ các nghiệp vụ của đơn vị quản lý PCCC cấp Tỉnh.

- Có mô hình triển khai kiểu thuê bao (multi-tenant) và giải pháp đảm bảo an toàn thông tin toàn bộ hệ thống.

- Có giải pháp đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục trong 2 năm.

 

X

 

 

X

 

 

X

 

2.2

Báo cáo về giải pháp công nghệ và kỹ thuật cảnh báo cháy và hỗ trợ chỉ huy, điều hành chữa cháy cho đô thị ở Việt Nam ứng dụng công nghệ IoT và Trí tuệ nhân tạo

 

X

 

 

X

 

 

X

 

2.3

Báo cáo quy trình công nghệ thiết kế, chế tạo thiết bị cảm biến báo cháy và thiết bị điều khiển trung tâm (gateway)

 

X

 

 

X

 

 

X

 

2.4

Tài liệu phân tích, thiết kế hệ thống trung tâm hỗ trợ chỉ huy, điều hành chữa cháy cho đô thị ở Việt Nam

 

X

 

 

X

 

 

X

 

2.5

Báo cáo kết quả thử nghiệm thực tế toàn bộ sản phẩm của nhiệm vụ tại 03 đô thị, mỗi đô thị triển khai tại 03 tòa nhà

 

X

 

 

X

 

 

X

 

2.6

Báo cáo đề xuất chính sách phục vụ triển khai thực tế giải pháp cảnh báo cháy và hỗ trợ chỉ huy, điều hành chữa cháy cho đô thị tại Việt Nam trình Bộ Công an xem xét phê duyệt.

 

X

 

 

X

 

 

X

 

2.7

Tài liệu hướng dẫn sử dụng, khai thác hệ thống cảnh báo cháy và hỗ trợ chỉ huy, điều hành chữa cháy cho đô thị ở Việt Nam

 

X

 

 

X

 

 

X

 

III

Dạng III

3.1

Bài báo khoa học

 

X

 

 

X

 

 

X

 

3.2

Sản phẩm đào tạo (02 thạc sĩ; hỗ trợ đào tạo 01 NCS)

 

X

 

 

X

 

 

X

 

3.3

Đăng ký sở hữu trí tuệ

 

X

 

 

X

 

 

X

 

3.4

Báo cáo khoa học

 

X

 

 

X

 

 

X

 

                       
 
  1. 2. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ:

- Đề tài đã làm chủ công nghệ nền tảng trong thiết kế, chế tạo thiết bị báo cháy không dây, bao gồm: (1) thiết bị báo cháy đa cảm biến, cho phép tích hợp cảm biến khói, cảm biến khí CO, cảm biến nhiệt độ và độ ẩm (đầu báo cháy không dây); (2) thiết bị điều khiển trung tâm (gateway). Các thiết bị đã chế tạo hướng tới đối tượng bảo vệ là nhà dân, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh ...

- Xây dựng được phần mềm cảnh báo cháy và hỗ trợ thông tin cho chỉ huy điều hành chữa cháy với quy mô cấp quận, huyện góp phần giảm thiểu các thiệt hại do cháy gây ra, bảo đảm an ninh, trật tự và môi trường sống an toàn cho người dân. Hệ thống được xây dựng phù hợp với xu thế chuyển đổi số nói chung của đất nước và xu thế số hóa cơ sở dữ liệu về PCCC nói riêng.

 - Làm chủ công nghệ cả phần cứng và phần mềm, tạo ra xu hướng phát triển sản phẩm trong lĩnh vực báo cháy tự động tại Việt Nam. Từ kết quả của đề tài này, các nhà khoa học thực hiện đề tài có thể tiếp tục nghiên cứu thiết kế chế tạo các thiết bị báo cháy và chữa cháy tự động công nghệ cao khác.

  1. 3. Về hiệu quả của nhiệm vụ:

- Hiệu quả kinh tế

+ Kết quả của nhiệm vụ góp phần làm tiền đề thúc đẩy thiết kế, chế tạo các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của Việt Nam, hạn chế nhập khẩu thiết bị của nước ngoài.

+ Nâng cao khả năng cạnh tranh với các sản phẩm tương đương đang bán trên thị trường.

- Hiệu quả xã hội

+ Hỗ trợ công tác cảnh báo, phát hiện cháy sớm, cung cấp thông tin chỉ huy điều hành chữa cháy, góp phần giảm thiểu các thiệt hại do cháy gây ra, bảo đảm an ninh, trật tự và môi trường sống an toàn cho người dân.

+ Phù hợp với xu thế phát triển chung trên thế giới và định hướng của Việt Nam trong việc hướng tới người dân, phục vụ và bảo vệ an toàn cho cuộc sống dân.

  1. 4. Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Về tiến độ thực hiện: (đánh dấu Ö  vào ô tương ứng):

- Nộp hồ sơ đúng hạn

X

- Nộp chậm từ trên 30 ngày đến 06 tháng

 

- Nộp hồ sơ chậm trên 06 tháng

 

          - Về kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Xuất sắc                                           

- Đạt                X                                   

               - Không đạt      

Tệp đính kèm:

 - Báo cáo kết quả tự đánh giá nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia

 

Nguồn: Vụ Công nghệ cao

Lượt xem: 721

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)