Thứ năm, 07/09/2023 13:20 GMT+7

Thông tin về nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: Nghiên cứu quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh hại chính trên cây táo tại Ninh Thuận và một số tỉnh Nam Trung bộ, Mã số: ĐTĐL.CN-12/20

I. Thông tin chung về nhiệm vụ

1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh hại chính trên cây táo tại Ninh Thuận và một số tỉnh Nam Trung bộ

Mã số: ĐTĐL.CN-12/20.

Thuộc:

- Chương trình (tên, mã số chương trình):   

- Khác (ghi cụ thể): Đề tài độc lập cấp Nhà nước.

2. Mục tiêu nhiệm vụ

2.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng được quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh hại chính trên cây táo tại Ninh Thuận và một số tỉnh Nam Trung bộ, nâng cao hiệu quả kinh tế và an toàn thực phẩm.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Xác định được thành phần loài, mức độ gây hại, quy luật phát sinh phát triển, phố ký chủ của ruồi đục quả và sâu bệnh hại chính (2 loài) trên cây táo tại Ninh Thuận và một số tỉnh Nam Trung Bộ.

- Xây dựng được quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả trên cây táo; Quy trình quản lý tổng hợp sâu bệnh hại chính khác trên cây táo.

- Xây dựng được 2 mô hình quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh hại chính trên cây táo tại Ninh Thuận đạt hiệu quả kinh tế và an toàn thực phẩm.

3. Chủ nhiệm nhiệm vụ

Họ và tên: Mai Văn Hào                                        

Ngày, tháng, năm sinh: 26/01/1976                Nam/nữ: Nam

Học hàm, học vị: Tiến sỹ Nông nghiệp

Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên chính  Chức vụ: Viện trưởng

Điện thoại: Tổ chức: 0259.3853152               Di động: 0919.006543

E-mail: haomaivan@gmail.com

Tên tổ chức đang công tác: Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố (tỉnh Ninh Thuận).

Địa chỉ tổ chức: Nha Hố, Nhơn Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận

Địa chỉ thường trú: P. Phước Mỹ, TP. Phan Rang Tháp Chàm, Ninh Thuận

4. Tổ chức chủ trì, chủ quản nhiệm vụ

  • Tên tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố

Điện thoại: 0259 3853 105                         Fax: 0259 3853 108  

E-mail: viennhaho.vaas@mard.gov.vn      Website: www.viennhaho.org.vn

Địa chỉ: Nha Hố, Nhơn Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Mai Văn Hào

Số tài khoản: 3713.0.1058910.00000 tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Ninh Thuận

  • Tên cơ quan chủ quản đề tài: Bộ Khoa học và Công nghệ

5. Tổng kinh phí thực hiện                                             9.210 triệu đồng.

Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH:                7.780 triệu đồng.

  • NSTW:                                                            7.000 triệu đồng.
  • NSĐP (tỉnh Ninh Thuận):                                     780 triệu đồng

Kinh phí từ nguồn khác (người dân tự đầu tư):       1.430 triệu đồng.

6. Thời gian thực hiện theo Hợp đồng: 42 tháng

Bắt đầu: tháng 01/2020

Kết thúc: tháng 6/2023

Thời gian thực hiện theo văn bản điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền: 42 tháng (từ tháng 01/2020 đến tháng 6/2023), theo quyết định số 2541 ngày 19/12/2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện nhiệm vụ KH &CN độc lập cấp quốc gia “Nghiên cứu quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh hại chính trên cây táo tại Ninh Thuận và một số tỉnh Nam Trung bộ”.

7. Danh sách thành viên chính thực hiện nhiệm vụ gồm

Số

TT

Họ và tên

Chức danh khoa học, học vị

Cơ quan công tác

1

Mai Văn Hào

Tiến sĩ BVTV

Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố

2

Nguyễn Văn Chính

Thạc sĩ BVTV

Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố

3

Phan Công Kiên

Tiến sĩ BVTV

Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố

4

Phan Văn Tiêu

Thạc sĩ BVTV

Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố

5

Phạm Trung Hiếu

Thạc sĩ Di truyền - Chọn tạo giống

Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố

6

Nguyễn Văn Sơn

Thạc sĩ Di truyền - Chọn tạo giống

Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố

7

Trần Thị Hồng

Kỹ sư Khoa học cây

trồng

Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố

8

Nguyễn Văn Liêm

Tiến sĩ BVTV

Viện Bảo vệ thực vật

9

Nguyễn Thị Thanh Hiền

Tiến sĩ BVTV

Viện Bảo vệ thực vật

10

Vũ Thị Thùy Trang

Thạc sĩ BVTV

Viện Bảo vệ thực vật

II. Kết quả đạt được của đề tài

2.1. Kết quả đạt được của đề tài

2.1.1. Kết quả nghiên cứu thành phần, phổ ký chủ và quy luật phát sinh phát triển của sâu bệnh hại chính trên cây táo tại Ninh Thuận và một số tỉnh Nam Trung bộ

- Đã xác định được thành phần loài của ruồi đục quả (2 loài ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel và Bactrocera correcta Bezzi) và sâu bệnh hại chính (loài sâu đục quả Epicopistis pleurospila Turner và loài nấm gây bệnh phấn trắng Oidium heveae/Erysiphe quercicola) trên cây táo tại Ninh Thuận và một số tỉnh Nam Trung bộ.

- Đã xây dựng được bộ mẫu vật ruồi đục quả, vi sinh vật và côn trùng khác trên táo, gồm: 02 bộ mẫu vật ruồi đục quả loài Bactrocera dorsalis Hendel và loài Bactrocera correcta Bezzi, 1 bộ mẫu sâu đục quả loài Epicopistis pleurospila Turner, 1 bộ mẫu (lá và quả) nhiễm bệnh phấn trắng (Hevea brasiliensis) phục vụ người trồng táo và các nhà chuyên môn, kỹ thuật làm cơ sở trong điều tra phát hiện và đưa ra quyết định quả lý dịch hại táo.

- Đã xác định được thành phần ký chủ của ruồi đục quả hại táo gồm 25 loài cây ký chủ thuộc 13 họ khác nhau; thành phần ký chủ của sâu đục quả hại táo gồm 2 loài thuộc 2 họ khác nhau.

- Đã xác định được mức độ gây hại, quy luật phát sinh phát triển, phổ ký chủ của ruồi đục quả, sâu đục quả và bệnh phấn trắng gây hại trên cây táo tại Ninh Thuận và một số tỉnh Nam Trung bộ.

2.1.2. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh hại chính (sâu đục quả, bệnh phấn trắng) trên cây táo tại Ninh Thuận và các tỉnh Nam Trung bộ

- Đã xây dựng được Quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả trên cây táo tại Ninh Thuận và một số tỉnh Nam Trung bộ. Quy trình được Cục Bảo vệ thực vật công nhận là tiến bộ kỹ thuật tại Quyết định số 1793/QĐ-BVTV-KH ngày 13 tháng 7 năm 2023.

- Đã xây dựng được Quy trình quản lý tổng hợp một số sâu bệnh hại chính khác (sâu đục quả, bệnh phấn trắng) trên cây táo tại Ninh Thuận và một số tỉnh Nam Trung bộ (được công nhận và ban hành tại Quyết định số 46/QĐ-VNCB ngày 10 tháng 5 năm 2023 của Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố).

Quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh chính hại táo khác (sâu đục quả, bệnh phấn trắng) trên cây táo tại Ninh Thuận và một số tỉnh Nam Trung bộ gồm các thông số: Sử dụng lưới chắn côn trùng chuyên dụng kích thước lỗ lưới 16 mesh; Sử dụng bẫy bả: bẫy chuyên dụng có chứa hoạt chất Methyl Eugenol (Vizubon-D;…), bẫy dính màu vàng treo cách mặt dưới giàn táo khoảng 10 - 30 cm, bẫy protein thuỷ phân (Ento-pro 150SL;…); Bảo vệ và lợi dụng các loài thiên địch bằng cách trồng xen cây đậu đen với cây táo; tưới nước bằng cách phun mưa cục bộ kết hợp với tưới tràn sau các lần bón phân và xới xáo đất

2.1.3. Đánh giá hiệu quả phòng trừ, hiệu quả kinh tế của mô hình quản lý tổng hợp ruồi đục quả, sâu đục quả và bệnh phấn trắng trên cây táo tại Ninh Thuận và các tỉnh Nam Trung bộ

- Mô hình trình diễn quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh chính trên cây táo tại tỉnh Ninh Thuận:

+ Mô hình trình diễn quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả trên cây táo tại tỉnh Ninh Thuận (mô hình 0,5 ha; có tỷ lệ quả táo bị hại 2%, hiệu quả kinh tế tăng 33,3%);

+ Mô hình trình diễn quy trình quản lý tổng hợp một số sâu bệnh chính trên cây táo tại tỉnh Ninh Thuận (mô hình 0,5 ha; có tỷ lệ quả táo bị sâu đục quả gây hại 0,2% và tỷ lệ quả bị bệnh phấn trắng gây hại không quá 6,4%, hiệu quả kinh tế tăng 28,7%).

- Mô hình áp dụng quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh chính trên cây táo tại tỉnh Ninh Thuận:

+ Mô hình áp dụng quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh chính trên cây táo tại huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận (mô hình 10 ha; có tỷ quả táo bị ruồi đục quả gây hại dưới 3,9%, sâu đục quả gây hại dưới 1%, tỷ lệ quả bị bệnh phấn trắng dưới 13,9% và hiệu quả kinh tế tăng 56,1% so với sản xuất thông thường);

+ Mô hình áp dụng quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh chính trên cây táo tại huyện Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận (mô hình 10 ha; có tỷ quả táo bị ruồi đục quả gây hại dưới 3,6%, sâu đục quả gây hại dưới 1%, tỷ lệ quả bị bệnh phấn trắng dưới 13,3% và hiệu quả kinh tế tăng 34,4% so với sản xuất thông thường).

2.1.4. Bài báo khoa học và tài liệu

- Kết quả nhiệm vụ đã đăng 5 bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu của đề tài. Trong đó, 3 bài báo được đăng trên kỷ yếu Hội thảo quốc gia bệnh hại thực vật Việt Nam và 2 bài đăng trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

- Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật quản lý ruồi đục quả và một số sâu bệnh hại trên cây táo.

2.1.5. Đào tạo, tập huấn, hội thảo

- Đào tạo: Đã cung cấp một phần kết quả của đề tài để sử dụng cho đào tạo, phục vụ 1 luận án Tiến sỹ nông nghiệp, 1 luận văn Thạc sỹ nông nghiệp cùng nhiều khoá luận tốt nghiệp Đại học.

- Đã tổ chức 1 cuộc hội thảo với 50 người tham gia: Hoàn thiện Quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả trên cây táo tại Ninh Thuận và một số tỉnh Nam Trung bộ; Quy trình quản lý tổng hợp sâu đục quả, bệnh phấn trắng trên cây táo tại Ninh Thuận và một số tỉnh Nam Trung bộ

- Đã tổ chức 2 hội thảo Hội thảo giới thiệu, chuyển giao quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh chính khác trên cây táo cho người trồng táo và cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận với 140 người tham gia.

- Đã tổ chức được 1 lớp tập huấn chuyển giao mô hình áp dụng quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh chính khác (sâu đục quả, bệnh phấn trắng) trên cây táo cho nông dân Ninh Thuận với 70 người tham gia.

2. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ

- Lần đầu tiên xây dựng được quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả, sâu đục quả và bệnh phấn trắng áp dụng hài hòa các biện pháp kỹ thuật canh tác, vật lý cơ giới, sinh học đạt hiệu quả cao.

- Lần đầu tiên xác định được thành phần loài, mức độ gây hại, quy luật phát sinh phát triển, phố ký chủ của ruồi đục quả và sâu bệnh hại chính (sâu đục quả và bệnh phấn trắng) trên cây táo tại Ninh Thuận và một số tỉnh Nam Trung Bộ.

- Bổ sung dẫn liệu về đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của ruồi đục quả loài Bactrocera dorsalis Hendel và loài Bactrocera correcta Bezzi; sâu đục quả loài Epicopistis pleurospila Turner; bệnh phấn trắng (Hevea brasiliensis) gây hại trên cây táo tại Ninh Thuận và vùng Nam Trung bộ; phục vụ người trồng táo và các nhà chuyên môn, kỹ thuật làm cơ sở trong điều tra phát hiện và đưa ra quyết định quản lý dịch hại táo.

- Xây dựng được quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả trên cây táo tại Ninh Thuận và một số tỉnh Nam Trung bộ; Quy trình quản lý tổng hợp một số sâu bệnh hại chính khác (sâu đục quả, bệnh phấn trắng) trên cây táo tại Ninh Thuận và một số tỉnh Nam Trung bộ được ban hành và giới thiệu, áp dụng trong sản xuất táo, góp phần giảm thiệt hại do ruồi đục quả, sâu đục và bệnh phấn trắng gây ra. Đồng thời, giúp tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh của cây táo.

3. Về hiệu quả của nhiệm vụ

3.1. Hiệu quả kinh tế

- Trong quá trình thực hiện, đề tài đã xây dựng được 21 ha mô hình áp dụng quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh hại chính khác trên cây táo, trực tiếp tạo ra gần 1.000 tấn táo an toàn cung cấp cho thị trường. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài và áp dụng quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh hại chính khác (sâu đục quả, bệnh phấn trắng) trên cây táo đã được giới thiệu phổ biến cho sản xuất trong vùng. Riêng tại Ninh Thuận, đã có 797,6 ha/1.640 hộ, chiếm 79,4% tổng diện tích táo toàn tỉnh ứng dụng mô hình và áp dụng quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh hại chính khác (sâu đục quả, bệnh phấn trắng) trên cây táo.

- Quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh hại chính khác (sâu đục quả, bệnh phấn trắng) trên cây táo góp phần giảm số lần phun thuốc và giảm trên 60% chi phí thuốc bảo vệ thực vật, hiệu quả phòng trừ ruồi trung bình đạt 97,1% và hiệu quả kinh tế tăng trung bình 29,4% so với sản xuất táo thông thường.

3.2. Hiệu quả xã hội

- Đề tài đã xây dựng được mô hình áp dụng quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh hại chính khác (sâu đục quả, bệnh phấn trắng) trên cây táo. Kết quả của đề tài đã giải quyết được yêu cầu bức thiết của thực tiễn sản xuất, nâng cao chất lượng và tương hiệu táo của vùng. Đồng thời, kết quả của đề tài giúp cho diện tích táo ở Nam Trung bộ phát triển bền vững, góp phần tạo công ăn việc làm thường xuyên cho ít nhất 2.000 nông dân trồng táo và hàng chục công nhân trong các cơ sở chế biến và kinh doanh táo, tạo ra thu nhập ổn định cho nông dân và công nhân, góp phần ổn định cuộc sống, đảm bảo an ninh xã hội cho vùng. 

- Áp dụng quy trình vào sản xuất táo giúp tạo ra sản phẩm an toàn, góp phần đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng, tạo lòng tin vào sản phẩm táo.

- Đề tài đã tổ chức truyền thông, hội thảo, tập huấn cho 260 nông dân trồng táo và cán bộ ngành nông nghiệp của các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà; giới thiệu cho hàng trăm lượt người dân và cán bộ của các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng… đến tham quan học tập và áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất tại các địa phương.

3.3. Hiệu quả môi trường

- Quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh hại chính khác (sâu đục quả, bệnh phấn trắng) trên cây táo tạo ra sản phẩm quả táo an toàn có khả năng cạnh tranh với các trái cây khác, thúc đẩy phát triển nghề trồng táo và kinh tế xã hội.

- Áp dụng Quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục quả và một số sâu bệnh hại chính khác (sâu đục quả, bệnh phấn trắng) trên cây táo vào sản xuất đã giúp làm giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng so với sản xuất táo thông thường; không sử dụng thuốc trừ cỏ, giúp bảo vệ sức khỏe đất và nguồn nước góp phần giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người dân thâm canh và chăm sóc cây táo. Bên cạnh đó, việc áp dụng quy trình vào sản xuất táo làm tăng đa dạng sinh học trong ruộng táo, làm phong phú các loài thiên địch và vi sinh vật có ích (gồm 27 loài thuộc 10 bộ khác nhau) giúp cho cây táo sinh trưởng phát triển mạnh, tạo ra sản phẩm quả táo an toàn và chất lượng.

IV. Nội dung tự đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Chi tiết đăng tải tại tệp đính kèm.

Báo cáo tự đánh giá nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, ĐTĐL.CN-12/20.

Nguồn: Vụ Phát triển KH&CN địa phương

Lượt xem: 1082

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)