1. Thông tin chung về đề tài:
Tên đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá giá trị di sản địa chất và các di sản khác làm cơ sở khoa học hướng tới thành lập Công viên địa chất toàn cầu UNESCO ở tỉnh Phú Yên”
Mã số: ĐTĐL.CN-05/21
Kinh phí: 4.300 triệu đồng
Thời gian thực hiện: từ tháng 3/2021 đến hết tháng 8/2023
Tổ chức chủ trì: Viện Viện Nghiên cứu Quy hoạch Nông nghiệp, Nông thôn – Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Chủ nhiệm: TS Nguyễn Văn Toàn
Các thành viên tham gia thực hiện chính:
- TS. Nguyễn Văn Toàn
- ThS. Vương Đình Cảnh
- PGS.TS. Nguyễn Đình Long
- TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân
- TS. Nguyễn Võ Linh
- ThS. Trần Thanh Lâm
- TS. Vũ Quang Lân
- NCS. Trương Quang Quý
- ThS. Ngô Thị Ngọc Tú
- PGS.TS. Hà Đình Thành
- TS. Nguyễn Lan Anh
- TS. Nguyễn Ngọc Tuấn
2. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu
Thời gian: Tháng 10/2023
Địa điểm: Bộ Khoa học và Công nghệ
3. Nội dung báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
3.1. Về sản phẩm khoa học:
Đề tài đã hoàn thành các sản phẩm khoa học như trong thuyết minh đã được phê duyệt. Các sản phẩm đều được đánh giá là “Đạt”. Các sản phẩm gồm:
Dạng II:
- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đánh giá giá trị DSĐC và các di sản khác ở tỉnh Phú Yên
- Báo cáo luận cứ khoa học về triển vọng thành lập Công viên địa chất toàn cầu UNESCO ở tỉnh Phú Yên
- Báo cáo tổng hợp định hướng, đề xuất giải pháp bảo tồn, quản lý, khai thác và phát triển bền vững DSĐC và các di sản khác
- Bộ Cơ sở dữ liệu kèm theo Báo cáo kết quả nghiên cứu xác định cấu trúc, nội dung thông tin, biên tập và xây dựng cơ sở dữ liệu
- Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt đề tài
Dạng III:
- 2 Bài báo Quốc tế:
+ Truong Quang Quy, Nguyen Van Toan, Nguyen Vo Linh, Vu Quang Lan (2022) “Characteristics of Geological Heritages in Phu Yen Potential Geopark, Vietnam”. Modern Environmental Science and Engineering (ISSN 2333-2581), May 2022, Volume 8, No. 5, pp. 278-286, Doi: 10.15341/mese(2333-2581)/05.08.2022/004, Academic Star Publishing Company, 2022. www.academicstar.us.
+ Nguyen Van Toan, Nguyen Vo Linh, Truong Quang Quy, Vu Quang Lan, Ngo Thi Be & Nguen Vo Kien (2023), “Geomorphological features of the area to be established as a UNESCO global geopark in Phu Yen”. Vol. 6, No. 1,2023. ISN 2591-779X, E-ISSN 2630-4821. http://jess.julypress.com.
- Bài tạp chí:
+ Nguyễn Văn Toàn, Hà Đình Thành, Nguyễn Ngọc Tú, Hà Diệu Thu (2023), “Đặc điểm văn hóa khu vực dự kiến xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Unesco tỉnh Phú Yên”. Tạp chí nghiên cứu Địa lý nhân văn (ISSN 2354-0648), Số 1(40), Tháng 3/2023.
+ Nguyễn Văn Toàn, Hà Đình Thành, Hà Thu Thủy (2022), “Di tích lịch sử - văn hóa tại khu vực dự kiến thành lập Công viên địa chất toàn cầu UNESCO ở tỉnh Phú Yên”. Tạp chí thông tin Khoa học xã hội 9/2022 (ISSN 1866-8647).
+ Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Hữu Đạt, Nguyễn Võ Linh, Nguyễn Trọng Xuân, Vương Đình Cảnh (2023), “Định hướng quy hoạch phát triển du lịch bền vững công viên địa chất Phú Yên, tỉnh Phú Yên”. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 6(541), Tháng 6/2023, (ISSN 0866-7489).
- 2 Báo cáo Hội nghị Quốc tế:
+ Trương Quang Quý, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Võ Linh (2022), “Đặc điểm các di sản địa chất tại Công viên địa chất tiềm năng Phú Yên”. Kỷ yếu Hội nghị hợp tác quốc tế Phát huy giá trị di sản Công viên địa chất và du lịch bền vững tỉnh Phú Yên, ngày 23/7/2022
+ Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Võ Linh, Vương Đình Cảnh, Trương Quang Quý, Ngô Thị Bé (2022), “Giải pháp phát triển bền vững trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản địa chất, bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực dự kiến thành lập Công viên địa chất UNESCO ở Phú Yên”. Kỷ yếu Hội nghị hợp tác quốc tế Phát huy giá trị di sản Công viên địa chất và du lịch bền vững tỉnh Phú Yên, ngày 23/7/2022.
Đề tài cũng đã tham gia đào tạo 02 thạc sĩ, trong đó có 02 thạc sĩ đã bảo vệ thành công luận án.
Đề tài dự kiến chuyển giao Báo cáo tổng hợp, Báo cáo tóm tắt cho Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh Phú Yên gồm:
3.2. Về những đóng góp mới của đề tài:
- Thống kê, phân loại và đánh giá được giá trị của 105 di sản địa chất (DSĐC) thuộc 9 kiểu DSĐC ở khu vực dự kiến thành lập Công viên địa chất toàn cầu UNESCO ở tỉnh Phú Yên; phân cấp giá trị của ác DSĐC này thành 06 DS cấp quốc tế, 29 DS cấp quốc gia và 70 DS cấp địa phương và đánh giá được các giá trị nổi bật về khoa học, giáo dục; thẩm mỹ và kinh tế của các DSĐC theo 6 cụm di sản của khu vực.
- Xây dựng được Bộ cơ sở dữ liệu và ứng dụng phần mềm khai thác CSDL. CSDL về di sản địa chất và các di sản khác khu vực dự kiến thành lập CVĐC toàn cầu UNESCO ở tỉnh Phú Yên bao gồm cả dữ liệu không gian (các bản đồ) và phi không gian. Ứng dụng phần mềm có các giao diện thân thiện để: tạo lập CSDL, cập nhật và khai thác dữ liệu, kiểm soát, điều khiển việc truy cập vào dữ liệu.
3.3. Về hiệu quả của đề tài:
- Hiệu quả kinh tế:
+ Đánh giá được các giá trị của di sản địa chất và các di sản khác trên địa bàn để phát huy các giá trị đó trong phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch.
+ Tạo thuận lợi cho khách du lịch sử dụng thông tin được cụ thể trong quá trình tham quan.
+ Làm cơ sở khoa học có hiệu quả khi xây dựng hồ sơ thành lập Công viên địa chất Phú Yên thành Công viên địa chất toàn cầu UNESCO
- Hiệu quả xã hội:
+ Tạo công ăn, việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn trong quá trình triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia Nông thôn mới và phát triển du lịch trên địa bàn công viên địa chất Phú Yên
- Đối với việc nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân thông qua tham gia thực hiện đề tài, đào tạo trên đại học: Nâng cao năng lực nghiên cứu của các cán bộ trong Viện và cán bộ phối hợp. Đào tạo 2 thạc sĩ.
3.4. Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện đề tài
Đề tài được Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Cơ sở Họp ngày 9 tháng 8 năm 2023 đánh giá là đạt và đề nghị hoàn thiện báo cáo trình Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức nghiệm thu chính thức.
Tệp đính kèm:
- Báo cáo kết quả tự đánh giá nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia