Thứ năm, 27/04/2023 09:25 GMT+7

Thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia: “Sản xuất thử nghiệm chế phẩm thảo dược có hoạt tính kháng khuẩn sử dụng trong thức ăn chăn nuôi”; Mã số: DAĐL.CN-04/19

1. Thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia:

- Tên nhiệm vụ: “Sản xuất thử nghiệm chế phẩm thảo dược có hoạt tính kháng khuẩn sử dụng trong thức ăn chăn nuôi”.

Mã số: DAĐL.CN-04/19

- Tổng kinh phí thực hiện:                                      11.350 triệu đồng

Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH:   4.850 triệu đồng

Kinh phí từ nguồn khác:                                     6.500 triệu đồng

- Thời gian thực hiện: 42 tháng (Từ tháng 09 năm 2019 đến tháng 02 năm 2023)

- Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trường Đại học Hùng Vương

- Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Tài Năng

- Các thành viên chính thực hiện đề tài:

Số

TT

Họ và tên

Chức danh khoa học, học vị

Cơ quan công tác

1.

Nguyễn Tài Năng

Tiến sĩ

Trường Đại học Hùng Vương.

2.

Đặng Hoàng Lâm

Tiến sĩ

Trường Đại học Hùng Vương

3.

Nguyễn Thị Quyên

Tiến sĩ

Trường Đại học Hùng Vương

4.

Nguyễn Ngọc Minh Tuấn

Tiến sĩ

Trường Đại học Hùng Vương

5.

Triệu Quý Hùng

Tiến sĩ

Trường Đại học Hùng Vương

6.

Bùi Thị Hoàng Yến

Thạc sĩ

Trường Đại học Hùng Vương

7.

Phan Hữu Thảo

Bác sĩ thú y

Công ty CP Megavet Việt Nam

8.

Bùi Anh Tuân

Bác sĩ thú y

Công ty CP Xuất nhập khẩu thuốc thú y Công nghệ xanh

9.

Hà Văn Hùng

Kỹ sư

Công ty CP đầu tư SVIETNAM

10.

Phạm Thanh Loan

Tiến sĩ

Trường Đại học Hùng Vương

 

- Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu:

Tháng 04/2023, tại Trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ, 113 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

2. Tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Chi tiết được đăng tải tại tệp đính kèm.

Báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia mã số: DAĐL.CN-04/19

2.1. Danh mục các sản phẩm đã hoàn thành

2.1.1. Sản phẩm dạng 1:

Số TT

Tên sản phẩm

Số lượng

Khối lượng

Chất lượng

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

1.

Cao chiết của 4 loại thảo dược (30kg/loại)

 

x

 

x

 

 

 

x

 

2.

02 Chế phẩm thảo dược cho lợn và gia cầm (300kg/chế phẩm)

 

x

 

x

 

 

 

x

 

3.

Thức ăn có bổ sung chế phẩm thảo dược cho lợn và gia cầm (300 tấn/loại)

 

x

 

 

x

 

 

x

 

 

2.1.2. Sản phẩm dạng 2:

Số TT

Tên sản phẩm

Số lượng

Khối lượng

Chất lượng

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

1.

01 Báo cáo về đặc tính sinh học của 9 loại thảo dược có hoạt tính kháng khuẩn phục vụ sản xuất chế phẩm

 

x

 

 

x

 

 

x

 

2.

01 Báo cáo khảo sát vùng trồng dược liệu phục vụ sản xuất các chế phẩm

 

x

 

 

x

 

 

x

 

3.

04 Quy trình chiết xuất thảo dược có hoạt tính kháng khuẩn

 

x

 

 

x

 

 

x

 

4.

01 Báo cáo tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu được lựa chọn để sản xuất chế phẩm

 

x

 

 

x

 

 

x

 

5.

02 Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm thảo dược

 

x

 

 

x

 

 

x

 

6.

02 Tiêu chuẩn cơ sở của chế phẩm thảo dược

 

x

 

 

x

 

 

x

 

7.

02 Mô hình chăn nuôi lợn, quy mô 1000 con/mô hình, sử dụng thức ăn bổ sung chế phẩm thảo dược, có hiệu quả phòng bệnh đường tiêu hoá và hô hấp đạt ≥ 75% so với kháng sinh

 

x

 

 

x

 

 

x

 

8.

02 Mô hình chăn nuôi gia cầm, quy mô 10.000 con/mô hình, sử dụng thức ăn bổ sung chế phẩm thảo dược, có hiệu quả phòng bệnh đường tiêu hoá và hô hấp đạt ≥ 75% so với kháng sinh

 

x

 

 

x

 

 

x

 

 

2.1.3. Sản phẩm dạng 3:

Số TT

Tên sản phẩm

Số lượng

Khối lượng

Chất lượng

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

Xuất sắc

Đạt

Không đạt

1.

16 cán bộ kỹ thuật và 30 công nhân được tập huấn về QT chế biến chế phẩm thảo dược và Lập khẩu phần ăn bổ sung chế phẩm thảo dược

 

x

 

 

x

 

 

x

 

2.

02 bài báo đăng Tchí chuyên ngành

 

x

 

 

x

 

 

x

 

3.

01 thạc sĩ ngành chăn nuôi

 

x

 

 

x

 

 

x

 

4.

01 kỹ sư C.nuôi

 

x

 

 

x

 

 

x

 

5.

01 bác sĩ Thú y

 

x

 

 

x

 

 

x

 

 

2.2. Danh mục sản phẩm khoa học dự kiến ứng dụng, chuyển giao:

Số TT

Tên sản phẩm

Thời gian dự kiến ứng dụng

Cơ quan dự kiến ứng dụng

1

Quy trình sản xuất chế phẩm thảo dược dùng bổ sung trong thức ăn chăn nuôi lợn và gia cầm

2023

Sau khi nghiệm thu kết quả DA

Công ty CP XNK thuốc thú y Công nghệ xanh, Công ty CP thú y Megavet Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc thú y khác quan tâm

2

Chế phẩm thảo dược dùng cho lợn và gia cầm

2023

Sau khi nghiệm thu kết quả DA

Công ty CP đầu tư SVIETNAM và các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi quan tâm

2.3. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ:

- Chế phẩm thảo dược HP02 và HS02 là chế phẩm thảo dược đầu tiên được nghiên cứu đầy đủ dữ liệu khoa học từ khâu sản xuất đến thực nghiệm chứng minh hiệu quả và tác dụng, đồng thời là sản phẩm thảo dược đầu tiên sản xuất từ các nguồn dược liệu thô trong nước, không nhập khẩu hoạt chất hoặc nguyên liệu từ nước ngoài.

- Nghiên cứu lựa chọn được 4 loại thảo dược sử dụng trong sản xuất chế phẩm có hiệu quả kháng khuẩn in vitroin vivo, phù hợp với lợn và gia cầm.

- Xây dựng và ban hành được 04 quy trình chiết cao, 02 quy trình sản xuất chế phẩm với các thông số cụ thể, nghiên cứu các điều kiện để tối ưu hóa chất lượng chế phẩm như: công thức sản xuất, tỷ lệ dung môi, tá dược, phương pháp sấy…

- Xây dựng và ban hành được hệ thống dữ liệu về 01 bộ tiêu chuẩn cơ sở của 04 loại dược liệu đầu vào sản xuất, 01 bộ tiêu chuẩn cơ sở của 04 loại cao chiết thảo dược và 02 tiêu chuẩn cơ sở của chế phẩm sử dụng cho lợn và gia cầm.

2.4. Về hiệu quả của nhiệm vụ

2.4.1. Hiệu quả kinh tế

- Kết quả thực hiện mô hình ứng dụng chăn nuôi gà thịt quy mô 10.000 con/mô hình cho thấy: Chi phí thức ăn/kg tăng trọng ở cả 2 mô hình đều cho thấy lô gà sử dụng thức ăn được bổ sung chế phẩm thảo dược thấp hơn so với sử dụng thức ăn đối chứng.

- Sử dụng thức ăn bổ sung chế phẩm thảo dược làm giảm hệ số FCR của gà thịt từ 0,15-0,31 kg thức ăn/kgTT; giảm tỷ lệ gà mắc các bệnh về tiêu hóa, hô hấp và tỷ lệ gà chết do các bệnh này từ 0,7-2,22%; giảm số ngày điều trị các bệnh về tiêu hóa hô hấp từ 0,5-1,5 ngày so với không sử dụng; giảm chi phí thuốc thú y, chi phí thức ăn/kg tăng trọng từ 313đ – 2,203đ/kgTT.

- Kết quả thực hiện mô hình ứng dụng chăn nuôi lợn thịt quy mô 1.000 con/mô hình cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh về tiêu hóa hô hấp ở lợn toàn đàn khi sử dụng chế phẩm thảo dược là 6,2% đến 10,6%; giảm chi phí thú y cho điều trị các bệnh về tiêu hóa hô hấp 17.314 đồng đến 21.119 đồng/con so với thức ăn thông thường.

- Sử dụng chế phẩm thảo dược không làm thay đổi năng suất thân thịt nhưng đã làm giảm tỉ lệ mất nước trong quá trình bảo quản và chế biến thịt từ 11,5-25%.

- Chi phí thức ăn khi sử dụng chế phẩm thảo dược cao hơn sử dụng thức ăn thông thường hiện nay khoảng 1000đ đến 3000đ/1 kg tăng khối lượng, chi phí thuốc thú y giảm được 600đ đến 1000đ/kg tăng trọng. Hiệu quả bình quân/ đầu lợn khi nuôi bằng thức ăn bổ sung chế phẩm thảo dược cao hơn thức ăn thông thường từ 205.000đ đến 619.000đ/1 đầu lợn nuôi.

2.4.2. Hiệu quả xã hội

- Dự án tạo ra sản phẩm thay thế kháng sinh trong chăn nuôi và nhân rộng các mô hình chăn nuôi không sử dụng kháng sinh là một trong những giải pháp quan trọng để giảm thiểu hiện tượng bài thải kháng sinh ra môi trường, giảm hiện tượng vi khuẩn kháng kháng sinh trong môi trường, trên vật nuôi và trên người, giảm tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi. Vì vậy, sử dụng thảo dược sẽ gián tiếp cải thiện môi trường chăn nuôi và góp phần nâng cao sức khoẻ người tiêu dùng.

- Dự án sản xuất thành công các chế phẩm thảo dược có tính kháng khuẩn trong nước đã bổ sung giải pháp kỹ thuật cần thiết để thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. Thành công của dự án là minh chứng quan trọng giúp cơ quan quản lý nhà nước xây dựng cơ sở khoa học của việc cấm hoàn toàn sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi ở Việt Nam. Kết quả của dự án giúp các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, các đơn vị chăn nuôi có thêm cơ sở khoa học và thực tiễn để dần chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh không có kháng sinh tổng hợp, dần hội nhập với xu thế chăn nuôi trên thế giới. Không sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi và không tồn dư kháng sinh trong sản phẩm vật nuôi là một bước loại bỏ rào cản kỹ thuật quan trọng để xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi vào các nước phát triển.

2.5. Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ

1) Về tiến độ thực hiện:

- Nộp hồ sơ đúng hạn

X

- Nộp chậm từ trên 30 ngày đến 06 tháng

 

- Nộp hồ sơ chậm trên 06 tháng

 

2) Về kết quả thực hiện nhiệm vụ:

            - Xuất sắc                      

            - Đạt                               X

            - Không đạt         

 

Tệp đính kèm:

Báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia mã số: DAĐL.CN-04/19      

Nguồn: Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật

Lượt xem: 1276

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)