I. Thông tin chung về nhiệm vụ:
1. Tên nhiệm vụ, mã số:
Cơ sở khoa học cho việc hoạch định chiến lược marketing du lịch liên kết 04 tỉnh Phú Yên – Bình Định – Đắk Lắk – Gia Lai
Mã số: 03/19- ĐTĐL. XH-XNT
2. Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS. TS. Đỗ Thị Kim Hảo
3. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Học viện Ngân hàng
4. Tổng kinh phí thực hiện: 3.100 triệu đồng.
Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH: 3.100 triệu đồng.
Kinh phí từ nguồn khác: 0 triệu đồng.
5. Thời gian thực hiện theo Hợp đồng:
Bắt đầu: 03/2019
Kết thúc: 03/2021
Thời gian thực hiện theo văn bản điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền (nếu có): 8/2021
6. Danh sách thành viên chính thực hiện nhiệm vụ nêu trên gồm:
Số
TT
|
Họ và tên
|
Chức danh khoa học, học vị
|
Cơ quan công tác
|
1
|
Đỗ Thị Kim Hảo
|
Phó giáo sư, Tiến sĩ
|
Học viện Ngân hàng
|
2
|
Nguyễn Hoài Nam
|
Tiến sĩ
|
Học viện Ngân hàng
|
3
|
Hà Văn Siêu
|
Tiến sĩ
|
Tổng cục du lịch
|
4
|
Phạm Trung Lương
|
Phó giáo sư, Tiến sĩ
|
Chuyên gia
|
5
|
Nguyễn Thị Nguyên Hồng
|
Phó giáo sư, Tiến sĩ
|
Đại học Thương mại
|
6
|
Phạm Trương Hoàng
|
Phó giáo sư, Tiến sĩ
|
Đại học Kinh tế quốc dân
|
7
|
Đinh Tiên Minh
|
Tiến sĩ
|
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
|
8
|
Phạm Thị Hoàng Anh
|
Phó giáo sư, Tiến sĩ
|
Học viện Ngân hàng
|
9
|
Nguyễn Vâm Hà
|
Tiến sĩ
|
Học viện Ngân hàng
|
10
|
Phạm Thu Thuỷ
|
Tiến sĩ
|
Học viện Ngân hàng
|
11
|
Nguyễn Văn Dũng
|
Kiến trúc sư
|
Sở Du lịch Bình Định
|
12
|
Nguyễn Đức Hoàng
|
Thạc sĩ
|
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Gia Lai
|
13
|
Nguyễn Công Đệ
|
Thạc sĩ
|
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định
|
14
|
Phạm Văn Bảy
|
Thạc sĩ
|
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Phú Yên
|
15
|
Chu Khánh Lân
|
Tiến sĩ
|
Học viện Ngân hàng
|
II. Nội dung đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ:
1. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ:
- Tổng luận lý thuyết, bao gồm khái niệm về du lịch liên kết, hình thức, điều kiện liên kết, và các nhân tố tác động tới việc lựa chọn đi du lịch liên kết;
- Tổng luận lý thuyết, bao gồm khái niệm, vai trò, quy trình, và nội dung của chiến lược marketing điểm đến du lịch liên kết;
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển marketing điểm đến du lịch liên kết; chọn lọc kinh nghiệm thành công và thất bại, từ đó rút ra bài học;
- Phân tích, đánh giá thực trạng du lịch tại 4 tỉnh Phú Yên - Bình Định - Đắk Lắk - Gia Lai bao gồm: thực trạng du lịch riêng tại từng tỉnh và phối hợp du lịch giữa 4 tỉnh;
- Phân tích, đánh giá thực trạng marketing du lịch tại 4 tỉnh Phú Yên - Bình Định - Đắk Lắk - Gia Lai;
- Phân tích các điều kiện triển khai điểm đến du lịch liên kết tại 4 tỉnh Phú Yên - Bình Định - Đắk Lắk - Gia Lai như điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, điều kiện xã hội...;
- Phân tích và lượng hóa nhu cầu du lịch liên kết của khách du lịch; mức độ hài lòng và trung thành của khách hàng thông qua khảo sát bằng bảng hỏi và mô hình kinh tế lượng;
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và thách thức trong phát triển điểm đến du lịch liên kết tại 4 tỉnh Phú Yên - Bình Định - Đắk Lắk - Gia Lai;
- Dự báo viễn cảnh du lịch liên kết tại 4 tỉnh Phú Yên - Bình Định - Đắk Lắk - Gia Lai đến năm 2025, tầm nhìn 2030;
- Đề xuất chiến lược marketing điểm đến du lịch liên kết tại 4 tỉnh bao gồm: nội dung và cách thức triển khai;
-Đề xuất các giải pháp, kiến nghị hỗ trợ triển khai chiến lược marketing điểm đến du lịch liên kết tại 4 tỉnh Phú Yên - Bình Định - Đắk Lắk - Gia Lai.
2. Về hiệu quả của nhiệm vụ:
2.1. Hiệu quả kinh tế
Khi các giải pháp kiến nghị của nhiệm vụ được đưa vào áp dụng trong thực tiễn có thể giúp cho 04 tỉnh Phú Yên – Bình Định – Đắk Lắk – Gia Lai phát triển kinh tế nói chung và kinh tế du lịch. Từ đó, tăng thu nhập cho các hộ, các doanh nghiệp dịch vụ du lịch ở 04 tỉnh Phú Yên – Bình Định – Đắk Lắk – Gia Lai lên cao hơn trong tương lai.
2.2. Hiệu quả xã hội
* Về mặt lý luận:
- Đối với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Sở Du lịch tại 4 tỉnh: Nhiệm vụ đề xuất cơ sở khoa học về quy trình xây dựng và nội dung chiến lược marketing điểm đến du lịch liên kết, đóng góp vào kế hoạch kết nối và phát triển du lịch giữa vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nói riêng và chương trình phát triển du lịch toàn quốc nói chung. Khung lý thuyết này không chỉ được áp dụng nhằm hoạch định chiến lược marketing du lịch liên kết 4 tỉnh Phú Yên, Đắc Lắc, Gia Lai, Bình Định mà còn có giá trị nền tảng khoa học cho việc đánh giá, phát triển tiềm năng và xây dựng chiến lược marketing điểm đến du lịch liên kết tại các vùng miền khác tại Việt Nam và giữa các điểm đến Việt Nam với các nước láng giềng, từ đó, khai thác tối đa tiềm năng du lịch tại các vùng miền, đóng góp vào sự phát triển kinh tế tại mỗi vùng miền và trên cả nước
- Đối với giảng viên và người học: Nhiệm vụ là nguồn tài liệu chuyên khảo hữu ích và giá trị đối với sinh viên, giảng viên ngành học quản trị kinh doanh nói chung và quản trị kinh doanh du lịch nói riêng. Đồng thời nhiệm vụ cũng cung cấp những cơ sở kiến thức quan trọng cho những người đang công tác thực tiễn trong ngành du lịch. Thông qua các nghiên cứu về tình huống, kinh nghiệm thực tiễn của các nước, xây dựng và kiểm định các mô hình trong du lịch liên kết bằng phỏng vấn nhóm và khảo sát, nhiệm vụ bổ sung, hoàn thiện và làm mới những lý thuyết về phương pháp nghiên cứu trong ngành du lịch và marketing du lịch liên kết.
* Về mặt thực tiễn:
- Đối với Bộ văn hóa thể thao và du lịch, đặc biệt là Tổng cục du lịch: Nhiệm vụ đóng góp về mặt chiến lược có những giải pháp chính sách marketing phù hợp hỗ trợ phát triển du lịch liên kết tại 4 tỉnh Phú Yên-Đắc Lắc-Gia Lai-Bình Định nói riêng và các vùng miền của Việt Nam nói chung
- Đối với Sở Du lịch tại 4 tỉnh, nhiệm vụ này đã cung cấp:
+ Phân tích và đánh giá kinh nghiệm phát triển du lịch liên kết tại các vùng miền, quốc gia trên thế giới và bài học rút ra cho 4 tỉnh
+ Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và hoạt động Marketing điểm đến tại 4 tỉnh
+ Báo cáo đánh giá điều kiện và nhu cầu du lịch liên kết
+ Dự báo viễn cảnh thị trường du lịch, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0; từ đó đề xuất mục tiêu Marketing điểm đến du lịch liên kết cho 4 tỉnh tầm nhìn đến năm 2030
+ Đề xuất thị trường du khách mục tiêu và đặc điểm của thị trường mục tiêu mà chiến lược Marketing điểm đến du lịch liên kết 4 tỉnh nên hướng tới
+ Đề xuất chiến lược định vị cho điểm đến du lịch liên kết tại 4 tỉnh
+ Hoạch định chiến lược Marketing điểm đến du lịch liên kết cho 4 tỉnh bao gồm: Chiến lược sản phẩm cốt lõi, chiến lược xúc tiến du lịch và các chiến lược khác.
+ Chương trình triển khai cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu Marketing điểm đến du lịch liên kết, từ đó nâng cao hiệu quả khai thác du lịch, đồng thời góp phần phát triển kinh tế tại các địa phương
+ Đề xuất lộ trình và cách thức đánh giá hiệu quả và điều chỉnh chiến lược Marketing điểm đến du lịch liên kết tại 4 tỉnh
- Đối với Hiệp Hội du lịch: Đề xuất về chiến lược Marketing điểm đến du lịch liên kết tại 4 tỉnh có đề cập đến những nhiệm vụ mà Hiệp hội du lịch có thể phối hợp với doanh nghiệp và Sở du lịch thực hiện, đặc biệt là trong công tác quảng bá điểm đến du lịch liên kết trong và ngoài nước.
- Đối với giảng viên và người học: Nhiệm vụ là cơ sở để phát hành sách không chỉ có nội dung về lý thuyết mà còn cung cấp tình huống thực tiễn. Đây là nguồn dữ liệu học tập mang tính thực tiễn cao cho cả giảng viên và người học
- Đối với du khách: những đánh giá của du khách về trải nghiệm du lịch tại 4 tỉnh và nhu cầu thăm quan nhiều điểm đến được liên kết trong lộ trình tour được ghi nhận thông qua phỏng vấn nhóm và khảo sát, từ đó những thông tin này được truyền tải đến các cấp quản lý nhà nước và các doanh nghiệp để xây dựng, sửa đổi, nâng cấp cơ sở hạ tầng, chương trình tour, chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch, các thông tin quảng cáo… nhằm nâng cao lợi ích và giá trị du lịch cho chính các du khách.
- Củng cố và nâng cao năng lực nghiên cứu về marketing cho đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên tại Học viện Ngân hàng và các bên tham gia phối hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Hỗ trợ những nghiên cứu sinh thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu về phát triển du lịch.