Thứ hai, 25/10/2021 16:44 GMT+7

Thông tin kết quả nhiệm vụ: “Vai trò của người cao tuổi trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoa trong thời kỳ hội nhập”, mã số: ĐTĐL:XH-10/18

I. Thông tin chung về Đề tài:

1. Tên nhiệm vụ, mã số: “Vai trò của người cao tuổi trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoa trong thời kỳ hội nhập”, Mã số: ĐTĐL:XH-10/18

2. Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và khung lý thuyết nghiên cứu về vai trò của người cao tuổi (NCT) trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa từ đổi mới đến nay; đánh giá thực trạng vai trò của NCT trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; đề xuất giải pháp phát huy vai trò của NCT trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thời kỳ hội nhập.

3. Kinh phí thực hiện: 3.260 triệu đồng;

4. Thời gian thực hiện: 30 tháng, từ tháng 11/2018 đến tháng 4/2021;

5. Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thế Huệ

6. Tổ chức chủ trì đề tài: Viện Nghiên cứu Người Cao tuổi Việt Nam

7. Các thành viên chính tham gia thực hiện đề tài:

TS. Nguyễn Thế Huệ, chủ nhiệm đề tài

TS. Hoàng Hữu Bình, Thư ký khoa học

TS. Nguyễn Sỹ Toản, thành viên

PGS,TS. Nguyễn Thị Kim Hoa, thành viên

TS. Võ Thị Mai Phương, thành viên

PGS,TS. Đặng Thị Hoa, thành viên

PGS,TS. Nguyễn Đức Nhuệ, thành viên

TS. Nguyễn Quốc Anh, thành viên

CN. Đặng Tài Tính, thành viên

ThS. Phạm Định Phong, thành viên

II. Báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện Đề tài của Chủ nhiệm và Tổ chức chủ trì đề tài:

1. Sản phẩm đã hoàn thành đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng của Hợp đồng nghiên cứu khoa học đã ký kết, gồm:

- 01 báo cáo tổng hợp

 -01 báo cáo tóm tắt;

- 01 báo cáo kiến nghị;

- 01 bản thảo của sách chuyên khảo;

- Các bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu Hội thảo khoa học;

2. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ:

2.1. Đóng góp về mặt lý luận

- Xác định được hệ thống khái niệm phù hợp về vai trò của người cao tuổi trong bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa

- Những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động phát huy vai trò của người cao tuổi.

- Góp phần kiểm chứng vai trò của một số lý thuyết và cách tiếp cận cơ bản nghiên cứu về phát huy vai trò của người cao tuổi trong bảo tồn giá trị của di sản văn hóa. Các lý thuyết được làm rõ trong nghiên cứu này là lý thuyết bảo tồn văn hóa đương đại; lý thuyết vai trò, lý thuyết tương tác xã hội, v.v.

2.2. Đóng góp về mặt thực tiễn

- Nhận diện được những vấn đề cơ bản về phát huy vai trò của người cao tuổi trong bảo tồn di  sản văn hóa, trong đó, làm rõ được những hoạt động cụ thể, quan trọng để phát huy vai trò của người cao tuổi, xác định được những đóng góp của người cao tuổi trong bảo tồn và phát huy giá trị của một số di sản: ngôn ngữ, chữ viết, tập quán xã hội và tín ngưỡng, lễ hội, nghề thủ công, di tích. Đồng thời chỉ ra vai trò quan trọng trong việc xác định các quan điểm chỉ đạo, hoạt động triển khai thực hiện phát huy vai trò của người cao tuổi trong bảo tồn giá trị của di sản văn hóa.

- Đề xuất được một số kiến nghị cụ thể để phát huy vai trò của người cao tuổi trong bảo tồn di sản văn hóa.

3. Về hiệu quả của nhiệm vụ:

3.1. Hiệu quả kinh tế

- Báo cáo đã phân tích một cách cụ thể vai trò của người cao tuổi trong bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản văn hóa. Nêu lên những hoạt động, đóng góp cụ thể của người cao tuổi trong từng lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa. Trên cơ sở đó, đề xuất những chính sách phát huy vai trò của người cao tuổi đối với phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Đề tài góp phần vào quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế -xã hội có lồng ghép phát huy vai trò của người cao tuổi trong lĩnh vực bảo tồn giá trị của di sản văn hóa, đưa di sản văn hóa trở thành một phần trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

3.2. Hiệu quả xã hội

a) Tác động đến xã hội:

Kết quả nghiên cứu đề tài:

- Góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách về phát huy vai trò của người cao tuổi trong các hoạt động kinh tế - xã hội ở địa phương, đặc biệt là hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.

- Làm rõ và xác định các hoạt động chủ yếu, quan trọng của người cao tuổi trong các chương trình phát triển, bảo tồn giá trị di sản văn hóa.

- Đề tài cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, xây dựng chương trình hành động của Hội Người cao tuổi các cấp. Gắn các hoạt động của Hội người cao tuổi với các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các địa phương, đặc biệt là bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa.

- Kết quả nghiên cứu và sản phẩm của đề tài là tài liệu phục vụ nghiên cứu, tham khảo, giảng dạy ở các Viện nghiên cứu, trường đại học.

b) Góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân thông qua tham gia thực hiện đề tài, đào tạo trên đại học

Quá trình nghiên cứu đề tài còn là cơ hội để nâng cao kiến thức và năng lực nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trẻ và nâng cao chất lượng nghiên cứu và đào tạo. Thông qua các hoạt động của đề tài, cán bộ tham gia nghiên cứu được tăng cường năng lực trong thiết kế nghiên cứu, xây dựng công cụ, điền dã, xử lý số liệu và viết báo cáo. Đề tài có đóng góp trong việc đào tạo thạc sỹ.

Nguồn: Vụ Khoa học xã hội, nhân văn và tự nhiên

Lượt xem: 981

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)