Thứ sáu, 25/12/2020 22:37 GMT+7

Tiến tới mô hình đại học số với tinh thần Make in Việt Nam

Với 14 nghìn sinh viên đang theo học tại các hệ đào tạo, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đang nắm vận hội lớn để tiến hành chuyển đổi số, tiến tới mô hình đại học số, trở thành một quốc gia số thu nhỏ. Đại học số là một khái niệm mới, mô hình mới của thời đại số, chưa có tiền lệ, chưa có hình mẫu. Học viện hãy đi tiên phong trở thành đại học số trên tinh thần Make in Việt Nam. Đó là nhận định của Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng tại buổi làm việc với Lãnh đạo Học viện về chuyển đổi số ngày 25/12/2020 tại Hà Nội.

Cần làm rõ nội hàm “Đại học số”

Thứ trưởng cho rằng, Lãnh đạo Học viện Công nghệ BCVT cần xác định rõ sự khác biệt giữa Đại học số và Đại học ứng dụng CNTT. Đại học số không chỉ là đơn thuần ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học, đưa các bài giảng lên trực tuyến. Quan trọng hơn, Đại học số phải có khả năng cá thể hóa việc học tập, sinh viên để lại các dấu chân điện tử trên các nền tảng học tập, học liệu số, từ đó nhà trường và giáo viên tìm ra cách thức truyền đạt kiến thức, kỹ năng phù hợp nhất cho sinh viên ấy. 
 
20201225-pg1-TT3.jpg
 
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng: "Học viện hãy đi tiên phong trở thành đại học số trên tinh thần Make in Việt Nam"

Thứ trưởng cũng lưu ý, mô hình Đại học số trên thế giới hiện nay vẫn còn là khái niệm mới mẻ, đang trong quá trình tìm kiếm, thử nghiệm. Do đó, Học viện hãy mạnh dạn là trường đi tiên phong, nếu cần có thể học hỏi kinh nghiệm từ một số nước châu Á như Hàn Quốc, Singapore.

Tiến tới Đại học số với tinh thần Make in Việt Nam

Chỉ có thể triển khai chuyển đổi số, tiến tới Đại học số nếu Học viện đưa toàn bộ hoặc phần lớn nội dung giảng dạy lên các nền tảng số. Hiện nay, các doanh nghiệp công nghệ số Việt đang thiết kế, triển khai nhiều nền tảng số Make in Việt Nam trên rất nhiều lĩnh vực. Vấn đề đặt ra cho Học viện là lựa chọn nền tảng và doanh nghiệp nào cùng đồng hành với mình trong chuyến đi tới “Đại học số” trong đó tập trung vào công nghệ mở, chuẩn mở, dữ liệu mở, văn hóa mở.
 

Toàn cảnh buổi làm việc.
 

Tuy nhiên, Thứ trưởng cho biết thêm, trong trường hợp không nền tảng số nào của Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật cao của Học viện đặt ra thì hãy xem xét đến khả năng lựa chọn những nền tảng, công nghệ tốt nhất, mới nhất của nước ngoài đang sử dụng. Có như vậy, ta mới tiến cùng thế giới.

Chuyển đổi số phải mang lại những kết quả “đột phá”

Chuyển đổi số nghĩa là thay đổi mô hình, phương thức vận hành trong đó thay đổi tư duy, cách làm và sử dụng mạnh mẽ công nghệ số đóng vai trò quan trọng. Các mục tiêu trong Kế hoạch chuyển đổi số của Học viện thay vì phải đạt được trong năm 2025 sẽ phải trở thành hiện thực trong năm 2021, Thứ trưởng chỉ đạo.

Liên kết nguồn tin: https://mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/145960/Tien-toi-mo-hinh-dai-hoc-so-voi-tinh-than-Make-in-Viet-Nam.html
 

Nguồn: http://mic.gov.vn

Lượt xem: 1271

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)