Thứ ba, 10/12/2019 17:11 GMT+7

Thông báo nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia “Hoàn thiện công nghệ và thiết bị cơ giới hóa đồng bộ sản xuất mía tại các vùng chuyên canh”, Mã số: DAĐL.CN-11/15

I. Thông tin chung về nhiệm vụ:

1. Tên nhiệm vụ, mã số:

 Hoàn thiện công nghệ và thiết bị cơ giới hóa đồng bộ sản xuất mía tại các vùng chuyên canh. Mã số:  DAĐL.CN-11/15.

Thuộc: Dự án SXTN độc lập cấp quốc gia

2. Mục tiêu nhiệm vụ:

Mục tiêu chung

Xây dựng được mô hình CGH đồng bộ các khâu trong sản xuất mía nhằm giải quyết tính thời vụ khẩn trương, giải phóng sức lao động nặng nhọc, nâng cao thu nhập cho người sản xuất mía nguyên liệu, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Mục tiêu cụ thể

- Hoàn thiện được quy trình cơ giới hóa đồng bộ cho các khâu từ làm đất, trồng, chăm sóc, đến thu hoạch;

- Hoàn thiện thiết kế chế tạo một số máy, thiết bị và đưa vào ứng dụng trong hệ thống cơ giới hóa đồng bộ tại vùng chuyên canh mía;

- Xây dựng được mô hình ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ sản xuất mía quy mô 50 ha đảm bảo tăng được hiệu quả kinh tế cho người trồng mía: Tiết kiệm được 20 – 30% công lao động; Giảm 10 – 15% chi phí sản xuất; Giảm 10-15% tổn thất trong khâu thu hoạch so với sản xuất đại trà.

3. Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Đức Thật.

4. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch.

5. Tổng kinh phí thực hiện:                              10.441triệu đồng.

Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH:     4.830 triệu đồng.

Kinh phí từ nguồn khác:                              5.611 triệu đồng.

6. Thời gian thực hiện theo Hợp đồng: từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 11 năm 2018.

    Thời gian thực hiện theo văn bản điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền: gia hạn 12 tháng (từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 11 năm 2019).

II. Dự kiến tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ:

Thời gian: tháng 12/2019

Địa điểm: Hà Nội

III. Nội dung tự đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ:

1. Về sản phẩm khoa học:

1.1. Các sản phẩm được hoàn thành đầy đủ theo đăng ký hợp đồng.

1.2. Danh mục sản phẩm khoa học đã được ứng dụng, chuyển giao:

Số TT

Tên sản phẩm

Thời gian ứng dụng

Tên cơ quan ứng dụng

Ghi chú

I

Qui trình công nghệ

     

1

Qui trình cơ giới hóa làm đất trồng mía

Năm 2017

- Công ty TNHH nhà nước một thành viên nông nghiệp Tô Hiệu.

 

2

Qui trình cơ giới hóa khâu trồng mía

Năm 2017

- Công ty TNHH nhà nước một thành viên nông nghiệp Tô Hiệu.

- Đội sản xuất Sông Lô tại Mai Sơn, Sơn La

 

3

Qui trình cơ giới hóa khâu chăm sóc mía.

Năm 2017, 2018

- Công ty TNHH nhà nước một thành viên nông nghiệp Tô Hiệu.

- Đội sản xuất Sông Lô tại Mai Sơn, Sơn La

 

4

Qui trình cơ giới hóa khâu phun thuốc bảo vệ thực vật cho mía.

Năm 2017, 2018

- Công ty TNHH nhà nước một thành viên nông nghiệp Tô Hiệu.

- Đội sản xuất Sông Lô tại Mai Sơn, Sơn La

 

5

Qui trình thu hoạch mía bằng liên hợp máy thu hoạch mía nguyên cây.

Năm 2019

- Công ty TNHH nhà nước một thành viên nông nghiệp Tô Hiệu.

- Đội sản xuất Sông Lô tại Mai Sơn, Sơn La

 

6

Qui trình bốc xếp mía bằng máy

Năm 2019

- Công ty TNHH nhà nước một thành viên nông nghiệp Tô Hiệu.

- Đội sản xuất Sông Lô tại Mai Sơn, Sơn La

 

II

Hệ thống máy, thiết bị

     

1

Máy trồng mía hàng kép

Năm 2017

- Công ty TNHH nhà nước một thành viên nông nghiệp Tô Hiệu.

- Đội sản xuất Sông Lô tại Mai Sơn, Sơn La

 

2

Liên hợp máy thu hoạch mía nguyên cây

Năm 2019

- Công ty TNHH nhà nước một thành viên nông nghiệp Tô Hiệu.

- Đội sản xuất Sông Lô tại Mai Sơn, Sơn La

 

3

Máy bốc xếp mía

Năm 2019

- Công ty TNHH nhà nước một thành viên nông nghiệp Tô Hiệu.

- Đội sản xuất Sông Lô tại Mai Sơn, Sơn La

 

III

Sản phẩm tạo ra trong quá trình thực hiện dự án SXTN

     

1

Mía nguyên liệu thu hoạch tại vụ thứ nhất

Năm 2018

- Công ty TNHH nhà nước một thành viên nông nghiệp Tô Hiệu.

- Đội sản xuất Sông Lô tại Mai Sơn, Sơn La

3.765 tấn

2

Mía nguyên liệu thu hoạch tại vụ thứ hai

Năm 2019

- Công ty TNHH nhà nước một thành viên nông nghiệp Tô Hiệu.

- Đội sản xuất Sông Lô tại Mai Sơn, Sơn La

4.016 tấn

2. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ:

1) Dự án đã hoàn thiện được quy trình cơ giới hóa đồng bộ các khâu trong sản xuất mía tại các vùng chuyên canh. Chất lượng các khâu canh tác khi áp dụng qui trình đảm bảo các yêu cầu nông học của qui trình canh tác mía hàng kép, qui mô tập trung.

2) Đã tiến hành phân tích, lựa chọn các máy móc, thiết bị phục vụ cơ giới hóa khâu làm đất, khâu chăm sóc, phun thuốc BVTV cho mía. Hệ thống máy móc thiết bị được lựa chọn đồng bộ về năng suất, cỡ công suất và phù hợp với qui trình canh tác mía hàng kép qui mô tập trung.

3) Đã hoàn thiện thiết kế, chế tạo, chạy thử nghiệm và đưa vào ứng dụng trong mô hình các máy chính.

4) Đã xây dựng được mô hình ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ các khâu canh tác mía, hiệu quả của mô hình đạt được:

- Qui mô của mô hình: 50,2ha, mức độ cơ giới hóa các khâu đạt: đạt 100% đối với khâu làm đất, trồng mía, chăm sóc mía, phun thuốc BVTV; đạt 65% với khâu thu hoạch; đạt 71,5% với khâu bốc xếp.

- Cơ giới hóa đồng bộ các khâu góp phần giảm 16,8% tổng chi phí sản xuất cho mỗi ha mía trồng mới.

- Ứng dụng liên hợp máy thu hoạch mía giúp giảm 14,29% tổn thất trong khâu thu hoạch so với sản xuất đại trà.

5) Đã biên soạn tài liệu, đào tạo tập huấn nâng cao kỹ năng vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các máy, thiết bị CGH đồng bộ các khâu trong sản xuất mía.

3. Về hiệu quả của nhiệm vụ:

3.1. Hiệu quả kinh tế

+ Với khâu trồng mía việc ứng dụng máy trồng mía hàng kép giúp giảm trên 50% chi phí, mỗi ha đồng thời giảm 20% lượng mía giống dùng cho mỗi ha.

+ Với khâu chăm sóc mía, việc ứng dụng cơ giới hóa giúp tiết kiệm 26,4% chi phí so với việc chăm sóc bằng lao động thủ công kết hợp với sức kéo gia súc. Đồng thời giảm trên 60% chi phí về lao động thủ công, đặc biệt việc bón phân bằng máy giúp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón do không bị rửa trôi khi mưa và bốc hơi khi nắng vì phân được vùi lấp sau khi bón trong khi đó phương pháp thủ công là vãi nổi trên bề mặt.

+ Với khâu thu hoạch mía, việc ứng dụng cơ giới hóa khâu thu hoạch sẽ giúp giảm trên 50% chi phí cho khâu thu hoạch.

+ Với khâu bốc xếp mía việc Sử dụng máy thu gom bốc xếp mía BXM-350A kết hợp với lao động thủ công, hoặc kết hợp với máy thu hoạch mía nguyên cây theo phương pháp thu gom bốc xếp mía hai giai đoạn có hiệu quả cao, giảm được 42% chi phí so với thu gom bốc xếp mía hoàn toàn bằng thủ công.

3.2. Hiệu quả xã hội

- Việc ứng dụng cơ giới hóa các khâu canh tác mía giúp giảm chi phí về lao động thủ công trong tất cả các khâu sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất mía từ đó giúp nâng cao đời sống, ổn định xã hội ở các vùng sản xuất mía nguyên liệu qui mô tập trung.

- Kết quả thực hiện dự án góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do loại bỏ được việc đốt lá mía vào mỗi vụ thu hoạch; Canh tác bền vững bảo vệ đất làm giảm sự tác động đến tài nguyên đất nông nghiệp.

- Việc ứng dụng CGH đồng bộ các khâu canh tác mía góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn tại các vùng trồng mía.


 

Nguồn: Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật

Lượt xem: 2051

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)