Thứ tư, 08/05/2019 11:04 GMT+7

Thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia “Chính sách quản lý di động xã hội đối với nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Mã số: KX01.01/16-20

I. Thông tin chung:

1.1. Tên đề tài: Chính sách quản lý di động xã hội đối với nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

1.2. Mã số: KX01.01/16-20

1.3. Kinh phí thực hiện: 3.500 triệu đồng

- Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH: 3.500 triệu đồng.

- Kinh phí từ nguồn khác: 0 triệu đồng.

1.4. Thời gian thực hiện: 27 tháng, từ tháng 11/2016 đến tháng 3/2019

1.5. Tổ chức chủ trì: Viện Chính sách và Quản lý (thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn).

1.6. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đào Thanh Trường.

1.7. Các thành viên chính tham gia thực hiện đề tài:

TT

Họ và tên

Chức danh khoa học, học vị

Cơ quan công tác

1

Đào Thanh Trường

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Viện Chính sách và Quản lý

2

Nguyễn Thị Kim Hoa

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

3

Phạm Tất Thắng

Tiến sĩ

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội

4

Trần Văn Hải

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

5

Đặng Nguyên Anh

Giáo sư, Tiến sĩ

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

6

Nguyễn Hiệu

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Đại học Quốc gia Hà Nội

7

Đặng Kim Khánh Ly

Tiến sĩ

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

8

Đỗ Thị Lâm Thanh

Thạc sĩ

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

9

Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Thạc sĩ

Viện Chính sách và Quản lý

10

Vũ Hải Trang

Thạc sĩ

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

II. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu:

2.1 Thời gian dự kiến: Tháng 05/2019.

2.2 Địa điểm: tại Bộ Khoa học và Công nghệ.

III. Nội dung báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

3.1. Sản phẩm đã hoàn thành đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng của Hợp đồng nghiên cứu khoa học đã ký kết, gồm:

  • 01 báo cáo tổng hợp;
  •  01 báo cáo tóm tắt của báo cáo tổng hợp;
  •  01 báo cáo kiến nghị;
  •  02 sách chuyên khảo;
  •  08 bài báo khoa học trong nước;
  •  01 bài báo quốc tế;
  •  Tham gia đào tạo 02 tiến sỹ và 09 thạc sỹ.
  •  Chương trình đào tạo hợp tác quốc tế với Tổ chức Quản lý Nghiên cứu (ARMS) của Úc.

3.2. Sản phẩm khoa học đã và sẽ chuyển giao cho:

- Danh mục sản phẩm khoa học dự kiến ứng dụng, chuyển giao:


TT

Tên sản phẩm

Thời gian dự kiến ứng dụng

Cơ quan dự kiến ứng dụng

Ghi chú

1

Báo cáo tổng hợp đề tài

2019

Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

 

2

Báo cáo kiến nghị đề tài

2019

Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

 

3

Bản thảo sách chuyên khảo “Di động xã hội của nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế: từ thực tiễn đến chính sách”

2019-2020

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Sau khi xuất bản

4

Bản thảo cuốn sách chuyên khảo “Perspectives on Vietnam’s science, technology and innovation policies”

(Xuất bản tại Nhà xuất bản Springer)

2019

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tổ chức Quản Lý Nghiên Cứu của Úc (Australasian Research Management Society - ARMS), Đại học Việt Nhật

Sau khi xuất bản

- Danh mục sản phẩm khoa học đã được ứng dụng:

TT

Tên sản phẩm

Thời gian ứng dụng

Tên cơ quan ứng dụng

Ghi chú

1

Phiếu điều tra thu thập thông tin

2017-2018

Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. HCM, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội

03 mẫu phiếu cho tổ chức và cá nhân trở thành bộ công cụ và được áp dụng cho Ban Tổ chức Cán bộ tại 04 đơn vị sử dụng phục vụ công tác thống kê, báo cáo về nguồn nhân lực KH&CN tại các đơn vị. Điển hình như Đại học Quốc gia Hà Nội đã tham khảo và sử dụng các tiêu chí trong bảng hỏi để thực hiện triển khai báo cáo thống kê về công tác tổ chức cán bộ theo các biểu mẫu dùng chung của ĐHQGHN được thực hiện vào quý II, năm 2018.

2

Bản thảo sách chuyên khảo “Di động xã hội của nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế: từ thực tiễn đến chính sách”

2018

Khoa Khoa học Quản lý (ĐH KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. HCM, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội

Sản phẩm này là tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập một số môn học của chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ, Chính sách công các cấp (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) của khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Cụ thể như: Quản lý KH&CN, Chính sách các nguồn lực KH&CN, Tổ chức KH&CN,…

Cuốn sách được sử dụng là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên quan tâm đến lĩnh vực quản lý nhân lực KH&CN.

3

Báo cáo tổng kết của đề tài

2018

Khoa Khoa học Quản lý, Trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Đại học Việt Nhật

Báo cáo tổng kết góp phần xây dựng nội dung môn học và chương trình đào tạo của Khoa Khoa học Quản lý, Trường ĐH KHXH&NV và Chương trình Chính sách công của Đại học Việt Nhật (chương trình được giảng dạy bằng Tiếng Anh). Một số môn học như Quản lý KH&CN, Chính sách các nguồn lực KH&CN, Tổ chức KH&CN, Chính sách STI (STI Policy).

4

Bài báo cáo tại hội thảo quốc tế

2016-2018

Diễn đàn Di động xã hội nhân lực tài năng tại ASEAN (The ASEAN Talent Mobility – ATM), Tổ chức Quản lý Nghiên cứu của Úc (Australasian Research Management Society - ARMS)

Báo cáo tại các hội thảo quốc tế có ý nghĩa lớn với đề tài trong việc xây dựng mạng lưới nghiên cứu, chủ trì nhóm nghiên cứu trong diễn đàn Di động xã hội nhân lực tài năng tại ASEAN (ASEAN Talent Mobility – ATM) và Tổ chức Quản lý Nghiên cứu của Úc (Australasian Research Management Society - ARMS).

3.3 Về những đóng góp mới của nhiệm vụ

Về thực tiễn

- 03 mẫu phiếu cho tổ chức và cá nhân trở thành bộ công cụ và được áp dụng cho Ban Tổ chức Cán bộ tại 04 đơn vị sử dụng phục vụ công tác thống kê, báo cáo về nguồn nhân lực KH&CN tại các đơn vị. Điển hình như Đại học Quốc gia Hà Nội đã tham khảo và sử dụng các tiêu chí trong bảng hỏi để thực hiện triển khai báo cáo thống kê về công tác tổ chức cán bộ theo các biểu mẫu dùng chung của ĐHQGHN được thực hiện vào quý II, năm 2018.

- Đề tài đã đóng góp cho việc hoàn thiện chính sách quản lý nhân lực KH&CN chất lượng cao tại các đơn vị mà đề tài tiến hành khảo sát là Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam,....

- Kết quả nghiên cứu của Đề tài góp phần giúp các cơ quan hoạch định chính sách phân tích được hiệu quả và những rào cản từ các chính sách đã công bố về quản lý nhân lực KH&CN nói riêng và quản lý nhân lực KH&CN chất lượng cao nói chung của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Đóng góp về mặt khoa học:

- Đề tài góp phần hình thành hệ thống lý thuyết khoa học về chính sách quản lý di động xã hội của nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

- Đề tài cũng góp phần làm rõ về mặt luận cứ khoa học về tính tất yếu của hiện tượng di động xã hội của nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao và vai trò của chính sách quản lý di động xã hội của nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Đào tạo cán bộ

- Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp các cán bộ tham gia nghiên cứu đề tài có cơ hội nâng cao trình độ trong nghiên cứu và phân tích chính sách quản lý nhân lực KH&CN, có kiến thức cập nhật và sâu hơn về vấn đề di động xã hội của nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao, đồng thời hỗ trợ cho công tác chuyên môn (nghiên cứu và giảng dạy) đang đảm nhiệm.

- Thông qua quá trình thực hiện, đề tài đã hỗ trợ đào tạo 02 nghiên cứu sinh, 09 thạc sĩ, 02 cử nhân thực hiện nội dung nghiên cứu liên quan đến đề tài do các thành viên tham gia chính đề tài là người hướng dẫn và các học viên sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài KX01.01/16-20 trong công trình nghiên cứu của mình.

- Ngoài ra, các báo cáo đề xuất, báo cáo tổng hợp, bản thảo sách chuyên khảo và các kỷ yếu hội thảo,… của đề tài là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy và học tập các môn học của chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ các cấp (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ), chuyên ngành Chính sách công của khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học và Nhân văn và Chương trình Chính sách công của Đại học Việt Nhật (chương trình được giảng dạy bằng Tiếng Anh). Một số môn học như Quản lý KH&CN, Chính sách các nguồn lực KH&CN, Tổ chức KH&CN, Chính sách STI (STI Policy).

Hợp tác quốc tế

- Ngoài ra, các nội dung nghiên cứu của đề tài phát triển thành hướng dự án nghiên cứu với Tổ chức Quản lý Nghiên cứu của Úc (Australasian Research Management Society - ARMS) tổ chức buổi tọa đàm trao đổi các kiến thức liên quan đến quản lý nhân lực KH&CN tại Việt Nam hiện nay.

- Đề tài cung cấp tài liệu quan trọng để trao đổi trong Diễn đàn Di động xã hội nhân lực tài năng tại ASEAN (The ASEAN Talent Mobility – ATM) thuộc Ủy ban Khoa học và Công nghệ ASEAN.

3.4. Về hiệu quả của nhiệm vụ:

3.4.1. Hiệu quả kinh tế

- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được sử dụng làm căn cứ cho các tổ chức KH&CN thay đổi chiến lược về quản lý nhân lực (phát hiện – tuyển chọn – đào tạo – bồi dưỡng –sử dụng – đãi ngộ) và các chính sách đầu tư (tài chính – nhiệm vụ KH&CN – môi trường). Từ đó, đảm bảo và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức KH&CN trong bối cảnh hội nhập quốc tế cũng như cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

3.4.2. Hiệu quả xã hội

-  Về chính sách: kết quả nghiên cứu của đề tài đã được Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam sử dụng làm luận cứ để rà soát thực trạng chất lượng nguồn nhân lực KH&CN tại đơn vị mình và chuẩn bị những chiến lược, chính sách quản lý di động xã hội nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao trong thời gian tới.

-  Về đào tạo: sản phẩm và khả năng ứng dụng của các sản phẩm của đề tài là rất lớn trong việc hỗ trợ đào tạo nhân lực và là tài liệu tham khảo thiết thực cho công tác giảng dạy và nghiên cứu của sinh viên, học viên, các nhà nghiên cứu có quan tâm đến vấn đề di động xã hội của nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao nói riêng và vấn đề quản lý nguồn nhân lực KH&CN nói chung tại Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới.

 

Nguồn: Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước

Lượt xem: 4005

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)