Thứ tư, 03/04/2019 14:11 GMT+7

Thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia thuộc Chương trình Phát triển thị trường KH&CN đến năm 2020 (tên nhiệm vụ: Hỗ trợ thương mại hóa hệ thống giám sát, cảnh báo tự động một số chỉ tiêu môi trường nước phục vụ nuôi tôm thâm canh nước mặn, lợ trong ao đất tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long; Mã số: TTKHCN.DA.12.2016)

I.  Thông tin chung về nhiệm vụ:
1.    Tên nhiệm vụ: “Hỗ trợ thương mại hóa hệ thống giám sát, cảnh báo tự động một số chỉ tiêu môi trường nước phục vụ nuôi tôm thâm canh nước mặn, lợ trong ao đất tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long”
a.    Mã số: TTKHCN.DA.12.2016
b.    Thuộc: Chương trình: “Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020” bắt đầu thực hiện từ 12/2016
2.    Mục tiêu nhiệm vụ: Hỗ trợ thương mại hóa và ứng dụng hiệu quả hệ thống giám sát, cảnh báo tự động một số chỉ tiêu môi trường nước phục vụ nuôi thâm canh tôm nước mặn, lợ trong ao đất tại khu vực ĐBSCL. Cụ thể:
a.    Xây dựng phương án thương mại hóa hệ thống giám sát, cảnh báo tự động chất lượng nước phục vụ nuôi thâm canh tôm nước mặn, lợ trong ao đất với các chỉ tiêu: DO, nhiệt độ, pH, độ mặn và có cổng tích hợp thêm các đầu dò đo các chỉ tiêu NH3, NO2, H2S.
b.    Hoàn thiện và chuẩn hóa hệ thống giám sát, cảnh báo tự động chất lượng nước phục vụ nuôi thâm canh tôm nước mặn, lợ trong ao đất với các chỉ tiêu: DO, nhiệt độ, pH, độ mặn và có cổng tích hợp thêm các đầu dò đo các chỉ tiêu NH3, NO2, H2S.
c.    Đào tạo, bồi dưỡng và chuyển giao hệ thống giám sát cho các doanh nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất nuôi trồng thủy, hải sản.
d.    Tổ chức truyền thông theo chuyên đề về hệ thống giám sát, cảnh báo tự động một số chỉ tiêu môi trường nước phục vụ nuôi thâm canh tôm nước mặn, lợ trong ao đất tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
3.    Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Phan Thanh Lâm
4.    Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học và Công nghệ (STAS)
5.    Tổng kinh phí thực hiện: 4.700 triệu đồng.
a.    Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH:2.300 triệu đồng.
b.    Kinh phí từ nguồn khác: 2.400 triệu đồng.
6.    Thời gian thực hiện theo Hợp đồng:
a.    Bắt đầu: Tháng 12 năm 2016
b.    Kết thúc: Tháng 11 năm 2018
c.    Thời gian thực hiện theo văn bản điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền (nếu có): Không
7.    Danh sách thành viên chính thực hiện nhiệm vụ nêu trên gồm:

STT

Họ và tên

Chức danh khoa học, học vị

Cơ quan công tác

1

Phan Thanh Lâm

Tiến sỹ

Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2 (RIA2)

2

Nguyễn Thị Quỳnh Ngọc

Thạc sỹ

Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học và Công nghệ (STAS)

3

Đoàn Văn Bảy

Thạc sỹ

Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2 (RIA2)

4

Nguyễn Minh Hà

Tiến sỹ

Trung tâm Phát triển công nghệ và thiết bị công nghiệp sài gòn (CENINTEC)

5

Phan Phương Trình

Kỹ Sư

Trung tâm Phát triển công nghệ và thiết bị công nghiệp sài gòn (CENINTEC)

6

Lê Đình Cẩn

Kỹ Sư

Trung tâm Phát triển công nghệ và thiết bị công nghiệp sài gòn (CENINTEC)

7

Nguyễn Trung Kiên

Kỹ Sư

Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học và Công nghệ (STAS)

8

Đỗ Huỳnh Hải Yến

Kỹ Sư

Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học và Công nghệ (STAS)

9

Cao Thành Trung

Thạc sỹ

Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2 (RIA2)

10

Nguyễn Phan Thảo

Cử nhân

Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học và Công nghệ (STAS)

11

Vũ Hiếu Hùng

Kỹ Sư

Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học và Công nghệ (STAS)


II. Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu:

       Tháng 5/2019 tại Bộ KH& CN số 39 Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.

III. Nội dung tự đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ:

1. Danh mục sản phẩm đã hoàn thành:

TT

Tên sản phẩm

Tự đánh giá

Ghi chú

1

Báo cáo điều tra, khảo sát về tình hình ứng dụng vận hành, hiệu quả kinh tế và tính khả thi của việc ứng dụng hệ thống giám sát, cảnh báo tự động chất lượng nước phục vụ nuôi thâm canh tôm nước mặn, lợ trong ao đất giám sát các chỉ tiêu: Nồng độ oxy hòa tan,  nhiệt độ, độ mặn, pH và các cổng tích hợp thêm các đầu dò NH3, NO2, H2S

+01 báo cáo

+240 phiếu điều tra

Đạt

 

2

Hệ thống giám sát, cảnh báo tự động hoàn thiện đã tích hợp phần cứng điều khiển và phần mềm được chuẩn hóa một số chỉ tiêu môi trường nước phục vụ nuôi tôm thâm canh nước mặn, lợ được (để ứng dụng tại các mô hình và thương mại hóa)

+02 hệ thống hoàn thiện đã tích hợp phần cứng điều khiển và phần mềm (đã ứng dụng tại 03 mô hình và triển khai nội dung thương mại hóa)

Đạt

 

3

+03 mô hình áp dụng hệ thống được chuẩn hóa giám sát, cảnh báo tự động một số chỉ tiêu môi trường nước cho nuôi thâm canh tôm nước mặn, lợ tại khu vực ĐBSCL

+03 Báo cáo mô hình

Đạt

 

4

Phương án thương mại hóa hệ thống giám sát, cảnh báo tự động một số chỉ tiêu môi trường nước

+01Báo cáo phương án khả thi

Đạt

 

5

Đăng ký SHTT được chấp nhận và báo cáo đánh giá khả năng bảo hộ đơn của đơn vị chuyên ngành

+01 báo cáođánh giá khả năng bảo hộ đơn

+01 Bằng SHTT (GPHI)

Đạt

 

6

Tổ chức 04 lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về ứng dụng hệ thống cho các doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất nuôi trồng thủy, hải sản để chuyển giao thương mại

+04 lớp tập huấn, đào tạo

+02 hợp đồng chuyển giao hệ thống sử dụng

Đạt

 

7

Tổ chức 03 hội thảo khoa học về hệ thống giám sát, cảnh báo tự động một số chỉ tiêu môi trường nước phục vụ nuôi thâm canh tôm nước mặn, lợ trong ao đất tại khu vực ĐBSCL - 03 hội thảo

Đạt

 

8

+02 chuyên đề truyền thông phục vụ thương mại hóa hệ thống giám sát, cảnh báo tự động một số chỉ tiêu môi trường nước phục vụ nuôi thâm canh tôm nước mặn, lợ trong ao đất: Tài liệu về các chuyên đề truyền thông cụ thể: 02 chuyên đề truyền thông - 2 video clips

Đạt

 

9

Bộ các tài liệu kỹ thuật thiết kế, lắp đặt, vận hành hệ thống

Bộ các tài liệu phục vụ chuyển giao hệ thống cho ao nuôi tôm

Bộ các tài liệu quảng bá truyền thông ứng dụng công nghệ

+ 03 bộ tài liệu

Đạt

 

10

Bài báo Việt Nam hoặc Quốc tế trong các tạp chí uy tín

+ 01 bài báo tạp chí trong nước

Đạt

 

11

Báo cáo tổng hợp nghiệm thu dự án

+ 01 báo cáo

Đạt

 


2. Về những đóng góp mới của nhiệm vụ: 

- Kết quả thành công của dự án đã đóng góp vào việc chuẩn hóa hệ thống giám sát, cảnh báo tự động chất lượng nước phục vụ nuôi thâm canh tôm nước mặn, lợ trong ao đất với các chỉ tiêu: DO, nhiệt độ, pH, độ mặn và có cổng tích hợp thêm các đầu dò đo các chỉ tiêu NH3, NO2, H2S. Việc ứng dụng hệ thống giám sát và cảnh báo tự động này đã giúp các doanh nghiệp và bà con nuôi trồng nâng cao nhận thức cần thiết trong việc quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản giảm thiểu rủi ro dịch bệnh và tác động môi trường đến hiệu quả kinh tế và đảm bảo môi trường bền vững.

- Dự án đã ứng dụng và triển khai công nghệ phần mềm và IoT tiềm năng định hướng xây dựng thương hiệu, liên kết và phát triển thị trường tại Việt Nam cho sản phẩm và từng bước đóng góp xây dựng thị trường công nghệ từ các kết quả nghiên cứu khoa học trong nước hướng đến xuất khẩu.

- Xây dựng mạng lưới liên kết chặt chẽ các đơn vị quản lý chuyên ngành trực tiếp tại địa phương các địa phương với các đơn vị nghiên cứu ứng dụng chuyển giao và các Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nuôi trồng thủy sản.

3. Về hiệu quả của nhiệm vụ:

3.1. Hiệu quả kinh tế:

           Những lợi ích của việc kết hợp áp dụng hệ thống giám sát chất lượng nước tự động vào mô hình nuôi tôm có một số lợi ích kinh tế sau:

           + Chi phí đầu tư cho hệ thống giám sát giảm khoảng 30% so với hệ thống của nước ngoài do giảm được các chi phí mà dự án kết hợp được các chuyên gia trong nước, ứng dụng được các phần mềm tích hợp dữ liệu, phần mềm cơ khí tự động hóa đã nghiên cứu của các chuyên gia trong nước. Các hệ thống khác phát triển trong nước hiện chưa thương mại hoặc còn đang ở giai đoạn nghiên cứu nên chưa cập nhật được giá thành để so sánh.

           + Hệ thống hoạt động với các hệ thống dẫn và bơm mẫu giúp người nuôi không phải đo trực tiếp thông số môi trường nước tại ao mà vẫn có số liệu đo chính xác về thời gian và thông số đo, điều này giúp giảm chi phí nhân công cho việc giám sát môi trường nước tại ao; ngoài ra số liệu giám sát qua hệ thống có thể truy cập qua các thiết bị thông minh có kết nối internet giúp người nuôi có thể điều khiển xử lý ao nuôi từ xa, giảm thiệt hại rủi ro do xử lý không kịp thời.

           + Hệ thống có thể đặt tại nhà hay trạm theo dõi chung của khu nuôi, khả năng theo dõi tối đa 06 ao, mỗi ao 2 điểm đo, như vậy nếu ứng dụng đồng bộ cho khu vực nuôi sẽ giảm chi phí đầu tư hệ thống theo số ao sử dụng giám sát qua hệ thống.

           + Hệ thống giám sát hoạt động có thể cài đặt chương trình đo các chỉ tiêu tự động, giúp giám sát môi trường chặt chẽ hơn; nhờ đó giảm rủi ro dịch bệnh cho tôm do kiểm soát được kịp thời các chỉ tiêu chất lượng nước tại môi trường ao nuôi, hạn chế thiệt hại kinh tế cho người nuôi. Môi trường nuôi tốt sẽ giúp tôm có sức đề kháng cao hơn.

           + Thông qua giám sát tự động các chỉ tiêu, hệ thống cũng giúp quan trắc song song và có giải pháp xử lý nước thải ao nuôi trước khi thải ra ngoài môi trường, giúp kiểm soát được chất lượng nước xả để tránh ảnh hưởng môi trường xung quanh khu vực nuôi.

           Về hiệu quả cho người nuôi tôm, khi ứng dụng hệ thống giúp giám sát các chỉ tiêu môi trường nước chặt chẽ hơn, từ đó có các can thiệp tác động điều chỉnh kịp thời tại ao nuôi nên chất lượng nước nuôi được kiểm soát tốt hơn, giảm thiểu thấp nhất các rủi ro từ các biến động môi trường trong ao nuôi. Qua việc kiểm soát tốt hơn chất lượng nước ao nuôi, hộ nuôi có thể tăng dự kiến >7% sản lượng tôm sống, với bài toán mà 01 hệ thống được ứng dụng theo đặt hàng cho 6 ao nuôi tôm 2,500-5000 m2, sản lượng tăng thêm có thể đạt 200-400 kg tôm, lợi nhuận tương ứng khoảng 16,0-32,0 triệu đồng. Như vậy, dự kiến hệ thống có thể được hoàn vốn trong khoảng từ 1,5-2 năm.

           Về hiệu quả cho các đơn vị triển khai thương mại hóa, nếu thay vì sản xuất nhỏ lẻ chi phí một sản phẩm hệ thống khoảng từ 300-410 triệu, các đơn vị tổ chức sản xuất hàng loạt (số lượng sản xuất từ 10-100 hệ thống/lô sản xuất) có thể thương mại hóa với chi phí khoảng 150-179 triệu, giảm khoảng 50% giá thành sản phẩm                                                                                                                                                       

3.2. Hiệu quả xã hội:

           Thực hiện dự án về áp dụng hệ thống giám sát chất lượng nước tự động vào mô hình nuôi tôm có một số lợi ích xã hội sau:

           + Triển khai những chính sách đã ban hành về hỗ trợ hoàn thiện kết quả nghiên cứu công nghệ; ứng dụng kết quả nghiên cứu công nghệ trong lĩnh vực tự động hóa vào các mô hình nông nghiệp nhằm đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả nuôi trồng thủy sản.

           + Hỗ trợ triển khai các chương trình KH&CN cấp Nhà nước về nghiên cứu phát triển công nghệ. Nâng cao năng lực phối hợp và dẫn dắt của các tổ chức trung gian (như STAS) nhằm tạo ra liên kết mạnh giữa khối nghiên cứu và doanh nghiệp để phát triển, ứng dụng công nghệ, tiếp nhận hiệu quả công nghệ từ viện nghiên cứu / trường đại học.

           + Hỗ trợ quá trình nghiên cứu công nghệ đến giai đoạn tiền thương mại hóa (tập trung vào giai đoạn hoàn thiện công nghệ để đáp ứng các điều kiện sản xuất hàng loạt, áp dụng được trong thực tiễn). Tạo điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn đầu tư cho giai đoạn này. Thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu công nghệ vào thực tiễn góp phần phát triển thị trường công nghệ.

           + Dự án có thể kết hợp một số tổ chức tại địa phương (trung tâm khuyến nông, khuyến ngư; trung tâm ứng dụng) tham gia vào mạng lưới chuyển giao công nghệ của dự án, góp phần hình thàng và phát triển mạng lưới tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ. Qua các hoạt động hội thảo, tập huấn và trình diễn mô hình, Dự án có thể cung cấp kiến thức và nâng cao năng lực hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các đơn vị trung gian mạng lưới địa phương.

           Tạo tiền đề thị trường hệ thống thiết bị tự động giám sát quan trắc lắp đặt trong nước cho ngành nuôi tôm, phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.

           Qui trình công nghệ nuôi được hoàn thiện góp phần thay đổi cách thức triển khai sản xuất ngành nuôi tôm ở ĐBSCL và cả nước, hạn chế được dịch bệnh, sản phẩm tôm sẽ đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường nội địa và xuất khẩu.

           Kết quả thực hiện qui trình tthành công là nguồn tư liệu khoa học có giá trị tham khảo rất lớn cho nhà nghiên cứu khoa học, cho các doanh nghiệp và kể cả cho người nuôi tôm. Đồng thời cũng có khả năng ứng dụng lớn trong việc phòng và trị bệnh tôm góp phần làm cho người nuôi thấy yên tâm hơn khi đầu tư cho nuôi tôm./.

Nguồn: Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN

Lượt xem: 5446

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)