Triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, ngày 23/3/2012, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt Danh mục các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ để tuyển chọn cho thực hiện trong 2 năm 2013-2014.
Danh mục gồm 79 dự án, trong đó có 22 dự án thuộc loại Trung ương quản lý và 57 dự án thuộc loại Trung ương ủy quyền cho địa phương quản lý, cụ thể như sau:
1. Loại dự án Trung ương quản lý
(i) 03 dự án áp dụng sáng chế/giải pháp hữu ích
- Áp dụng giải pháp hữu ích “Phương pháp chiết lá và cây dâu tằm bằng etanol” theo Văn bằng bảo hộ số 887, cấp ngày 06/4/2011;
- Áp dụng giải pháp hữu ích để sản xuất thức ăn sinh học phục vụ việc chăn nuôi lợn theo Văn bằng bảo hộ số 919, cấp ngày 07/10/2011;
- Áp dụng giải pháp hữu ích về hố ga nhựa chống triều cường xâm nhập ngược qua đường nước thải và thu hồi chất thải từ nguồn theo Văn bằng bảo hộ số 662, cấp ngày 06/3/2007.
(ii) 04 dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học để quản lý và nâng cao giá trị sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ
- Vải thiều mang chỉ dẫn địa lý “Lục Ngạn” của tỉnh Bắc Giang;
- Gạo tám xoan mang chỉ dẫn địa lý “Hải Hậu” của tỉnh Nam Định;
- Chè mang chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” của tỉnh Thái Nguyên;
- Chè shan tuyết mang chỉ dẫn địa lý “Mộc Châu” của tỉnh Sơn La.
(iii) 03 dự án xây dựng chỉ dẫn địa lý
- “Đồng Giao” dùng cho sản phẩm dứa của nông trường Đồng Giao, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình;
- “Cà Mau” dùng cho sản phẩm tôm sú của tỉnh Cà Mau;
- “Thái Bình” dùng cho sản phẩm ngao của tỉnh Thái Bình.
(iv) 03 dự án quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý
- “Ninh Thuận” dùng cho sản phẩm nho của tỉnh Ninh Thuận;
- “Quảng Trị” dùng cho sản phẩm tiêu của tỉnh Quảng Trị;
- “Huế” dùng cho sản phẩm nón lá của tỉnh Thừa Thiên - Huế.
(v) 06 dự án xây dựng và vận hành tổ chức hoạt động sở hữu trí tuệ trong trường đại học, cao đẳng kỹ thuật, bao gồm: Đại học Cần Thơ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh, Đại học Huế và Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật tỉnh Nam Định.
(vi) 03 dự án khác
- Tăng cường năng lực khai thác thông tin sở hữu trí tuệ phục vụ công tác nghiên cứu, triển khai của các trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Tăng cường năng lực hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Đánh giá thực trạng, xây dựng và triển khai quy chế quản lý sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2. Loại dự án Trung ương ủy quyền cho địa phương quản lý
(i) 11 dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm, dịch vụ đặc thù của các địa phương
- “Gạo tài nguyên sữa Vĩnh Lợi” dùng cho sản phẩm gạo tài nguyên sữa của huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu;
- “Xoài cát chu Cao Lãnh” dùng cho sản phẩm xoài cát chu của huyện Cao lãnh, tỉnh Đồng Tháp;
- “Mận Bắc Hà” dùng cho sản phẩm mận của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai;
- “Đồ gỗ La Xuyên” dùng cho các sản phẩm từ gỗ của xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định;
- “Rượu Kim Sơn” dùng cho sản phẩm rượu của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình;
- “Đào phai Tam Điệp” dùng cho sản phẩm hoa đào phai của thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình;
- “Mật ong Minh Hóa” dùng cho sản phẩm mật ong của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình;
- “Nước khoáng Quang Hanh” của thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh;
- “Miến Việt Cường” dùng cho sản phẩm miến của xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên;
- “Rượu thóc Lâm Bình” dùng cho sản phẩm rượu của tỉnh Tuyên Quang;
- “Văn hóa kinh doanh và logo” dùng cho dịch vụ chứng nhận hoạt động kinh doanh tại các siêu thị, chợ và trung tâm thương mại của tỉnh Trà Vinh.
(ii) 22 dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm đặc thù của các địa phương.
- “Cá khô lốc Chợ Mới” dùng cho sản phẩm cá khô của huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang;
- “Gạo thơm Yên Dũng” dùng cho sản phẩm gạo thơm của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang;
- “Miến dong Nguyên Bình” dùng cho sản phẩm miến dong của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng;
- “Bánh khô mè Cẩm Lệ” dùng cho sản phẩm bánh khô mè của quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng;
- “Cà phê Mường Ẳng” dùng cho sản phẩm cà phê của huyện Mường Ẳng, tỉnh Điên Biên;
- “Trống Đọi Tam” dùng cho sản phẩm trống của làng trống Đọi Tam, xã Đội Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam;
- “Mật ong Vũ Quang” dùng cho sản phẩm mật ong của huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh;
- “Rượu cần Hoà Bình” dùng cho sản phẩm rượu cần của tỉnh Hòa Bình;
- “Quất cảnh Văn Giang” dùng cho sản phẩm quất cảnh của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên,
- “Rượu Mẫu Sơn” dùng cho sản phẩm rượu của tỉnh Lạng Sơn;
- “Chè Nghệ An” dùng cho sản phẩm chè của tỉnh Nghệ An;
- “Cói Mỹ nghệ Kim Sơn” dùng cho sản phẩm mỹ nghề từ cói của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình;
- “Tương Đục Mỹ - Cao Xá” dùng cho sản phẩm tương của huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ;
- “Rượu Quán Đế” dùng cho sản phẩm rượu của thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên;
- “Mật ong Sơn La” dùng cho sản phẩm mật ong của tỉnh Sơn La;
- “Quế Trà Bồng” dùng cho sản phẩm quế của huyện Trà Bồng và huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi;
- “Nước mắm Ba Làng-Hải Thanh” dùng cho sản phẩm nước mắm của xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá;
- “Gạo thơm Thái Bình” dùng cho sản phẩm gạo thơm của tỉnh Thái Bình;
- “Bánh tráng Trảng Bàng” dùng cho sản phẩm bánh tráng của huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh;
- “Cá duội Cô Tô” dùng cho sản phẩm cá duội của huyện Cô Tô, “Cua biển Quảng Yên” dùng cho sản phẩm cua biển của huyện Quảng Yên và “thanh long Ba Chẽ” dùng cho sản phẩm thanh long của huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
(iii) 24 dự án tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên Đài Truyền hình các tỉnh: An Giang, Bình Định, Cà Mau, Cao Bằng, Điện Biên, Hoà Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Lào Cai, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Tây Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Tuyên Quang và Trà Vinh.