Trong
khuôn khổ Quỹ Newton Việt Nam năm thứ 3, Cục Phát triển thị trường và doanh
nghiệp khoa học và công nghệ (NATEC), Bộ Khoa học và công nghệ phối hợp với Viện
Hàn lâm kỹ thuật hoàng gia Anh (Royal Academy of Engineering) mời các nhà khoa
học, các nhà sáng chế Việt Nam có sản phẩm sáng tạo có tiềm năng thương mại hóa
nộp hồ sơ tham gia chương trình “Hỗ trợ
thương mại hoá kết quả nghiên cứu của nhà khoa học” (Chương trình LIF). Đơn
vị thực hiện: Trung tâm Đào tạo và hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ (TSC)
- Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Mục
tiêu của chương trình là đào tạo nâng cao năng lực và tăng cường hợp tác quốc tế
cho các nhà khoa học Việt Nam trong việc thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu.
I. Nội dung chương trình
Chương
trình LIF Việt Nam năm 2016-2017 được thiết kế gồm các giai đoạn sau:
-
Giai đoạn 1: Đào tạo cơ bản
về thương mại hóa kết quả nghiên cứu trước chuyến tập huấn tại Vương quốc Anh,
do Trung tâm Đào tạo và hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ thực hiện.
-
Giai đoạn 2: Tập huấn trong
2 tuần tại Vương quốc Anh cho 14 nhà sáng chế Việt Nam và 1 đại diện của Cục
Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, dưới sự hướng dẫn
và bảo trợ của Viện Hàn lâm kỹ thuật hoàng gia Anh. Khóa học sẽ cung cấp các kiến
thức và kỹ năng về mô hình kinh doanh khoa học công nghệ, phát triển và thuyết
phục khách hàng, dựa trên kinh nghiệm thành công của các doanh nghiệp Vương quốc
Anh. Các học viên cũng sẽ có cơ hội tham vấn, thực hành và kết nối với các
chuyên gia và mạng lưới doanh nghiệp khoa học công nghệ của Viện Hàn lâm.
-
Giai đoạn 3: Các hoạt động
chia sẻ kinh nghiệm và kết nối tại Việt Nam cho các nhà sáng chế Việt Nam, dưới
sự hướng dẫn của Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ
và sự cộng tác của các Viện Nghiên cứu/Trường Đại học có ứng viên tham gia.
II. Tiêu chuẩn dự tuyển
Các
nhà nghiên cứu muốn nộp hồ sơ tham dự chương trình cần đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau:
-
Có quốc tịch Việt Nam, hiện
đang cư trú và làm việc tại Việt Nam;
-
Là nhà nghiên cứu làm việc
toàn thời gian hoặc bán thời gian tại các viện nghiên cứu, trường Đại học; hoặc
là nhà nghiên cứu độc lập;
-
Có sản phẩm, công nghệ hoặc
dịch vụ sáng tạo, dựa trên nền tảng nghiên cứu kỹ thuật, có tiềm năng
thương mại hoá và đang trong giai đoạn xây dựng kế hoạch kinh doanh;
-
Lĩnh vực nghiên cứu: không
giới hạn. Tuy nhiên, ưu tiên dành cho các nghiên cứu kỹ thuật trong những lĩnh
vực sau: i) Y tế và khoa học sự sống; ii)
Nông nghiệp; iii) Môi trường và năng lượng; iv) Đô thị hoá; v) Kỹ thuật số và
các giải pháp sáng tạo nói chung;
-
Có khả năng giao tiếp tốt bằng
tiếng Anh.
III. Tiêu chí đánh giá
-
Chất lượng, tính mới và hiệu
quả của giải pháp sáng tạo;
-
Tính khả thi, kích thước thị
trường mục tiêu và khả năng lợi nhuận tiềm năng của mô hình kinh doanh;
-
Những đóng góp tiềm năng và
thực tế cho sự phát triển kinh tế và xã hội cấp địa phương/ vùng/ quốc gia;
-
Khả năng giao tiếp bằng tiếng
Anh của ứng viên;
-
Chứng chỉ, kinh nghiệm về hoạt
động nghiên cứu chuyên nghiệp và tinh thần kinh doanh của ứng viên;
-
Khả năng và sự sẵn sàng chia
sẻ kiến thức và kinh nghiệm với các nhà nghiên cứu khác về thương mại hoá công
nghệ và xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại Việt Nam của ứng viên.
IV. Thời gian dự kiến
- Từ
13/09/2016: Thông báo chiêu sinh và nhận hồ sơ;
- Từ
24/10/2016: Đánh giá tính hợp lệ và sàng lọc hồ sơ;
- Từ
10/11/2016: Thành lập hội đồng phỏng vấn hồ sơ tại Việt Nam;
- Từ
21/11/2016: Gửi kết quả cho Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia Anh để các chuyên
gia của Viện Hàn lâm đánh giá;
- Từ
15/12/2016: Thông báo danh sách cuối cùng các nhà nghiên cứu được lựa chọn;
- Từ
09/01/2017: Tập huấn các kiến thức cơ bản về thương mại hóa tại Việt Nam;
- Từ
13 đến 24/02/2017: Thực hiện chương trình đào tạo tại Vương quốc Anh;
- Từ
tháng 03 đến tháng 12/2017: Thực hiện các hoạt động tiếp theo tại Việt Nam.
V. Các khoản tài trợ
1. Từ
Viện Hàn lâm kỹ thuật hoàng gia Anh
- Vé
máy bay hai chiều Việt Nam – Vương quốc Anh;
- Chi
phí đi lại và ăn ở tại Vương quốc Anh;
- Chi
phí cho khóa học tại Vương quốc Anh.
2. Từ
Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ
- 50%
học phí khoá đào tạo được tổ chức tại Việt Nam cho các đối tượng thuộc doanh
nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ (Căn cứ theo Thông tư liên tịch
59/2015/BTC-BKHCN)
- Hỗ
trợ tham gia các diễn đàn và sự kiện kết nối về đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
VII. Các khoản chi phí tự túc
- Phí
visa và bảo hiểm du lịch cá nhân cho khóa học tại UK.
- 50%
học phí khoá đào tạo được tổ chức tại Việt Nam: tương ứng với 1.500.000 VNĐ
VIII. Phương thức dự tuyển
1. Hồ sơ nộp cho Cục Phát triển
thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ và Đại sứ quán Anh.
-
Hồ sơ gồm:
- Đơn
dự tuyển chương trình bằng cả 2 ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt (theo mẫu
đính kèm tại trang web www.most.gov.vn),
dưới định dạng file PDF và dung lượng dưới 1MB cho mỗi đơn.
- Chứng
chỉ tiếng Anh (nếu có)
-
Hình thức nộp hồ sơ: gửi bằng
bản mềm tới địa chỉ email: tsc.lif@gmail.com và phan.huong@fco.gov.uk
2. Hồ sơ nộp trực
tuyến cho Viện Hàn lâm kỹ thuật hoàng gia.
Các ứng viên cần điền đơn dự tuyển trực tuyến trên website của Viện Hàn lâm kỹ thuật hoàng
gia: https://grants.raeng.org.uk/
-
Hạn cuối nộp hồ sơ: 17h00 ngày 24/10/2016 (giờ Việt Nam).
-
Lưu ý: chỉ những
hồ sơ đạt yêu cầu sẽ được liên lạc.
IX. Liên hệ:
Để
biết thêm thông tin về chương trình, xin liên hệ:
Chị Đỗ
Hải Minh Ngọc, Chuyên viên Trung tâm Đào tạo và hỗ trợ phát triển thị trường
công nghệ, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Điện
thoại: 01696 464 366, email: msngoc.tsc@gmail.com
Chị
Phan Liên Hương, Quản lý Chương trình Nghiên cứu, Đại sứ quán Anh.
Điện
thoại: 04 3936 0597; email: phan.huong@fco.gov.uk
Tệp đính kèm:
- congvanso429.pdf
- congvanso429.doc
- hosodutuyen.doc
- Application form.doc