CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC NGHIÊN CỨU CHUNG
GIỮA VIỆT NAM VÀ CHLB ĐỨC
TẬP TRUNG VÀO LĨNH VỰC KINH TẾ SINH HỌC
Thông báo tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ
theo Nghị định thư hợp tác với CHLB Đức
Thời gian đăng thông báo: 26/9/2024 - 25/11/2024
Thời gian đóng thông báo: 17h00 ngày 25/11/2024
I. MỤC TIÊU
Kinh tế sinh học được định nghĩa là một nền kinh tế sử dụng các nguồn tài nguyên sinh học bền vững để sản xuất các sản phẩm mới và cung cấp dịch vụ bằng cách áp dụng kiến thức và quy trình sinh học đổi mới. Nó cung cấp các loại lối sống hiện tại của chúng ta khi sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo và thân thiện với môi trường.
Với cách tiếp cận chung, Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Đức (BMBF) và Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (KH&CN) phấn đấu nâng cao khả năng cạnh tranh của Kinh tế sinh học ở cả hai quốc gia trong khi đảm nhận trách nhiệm lớn hơn đối với các thách thức toàn cầu về cung cấp lương thực, giảm thiểu biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
Bộ KH&CN và Bộ BMBF đã thống nhất triển khai đợt kêu gọi đầu tiên đối với Chương trình hợp tác nghiên cứu chung về “Kinh tế sinh học” từ năm 2016. Từ 2016 đến nay, Chương trình Kinh tế sinh học đã có 03 lần kêu gọi chung với 10 nhiệm vụ được tài trợ , cụ thể: lần 1 (2016-2019): 05 nhiệm vụ; lần 2 (2019-2021): 03 nhiệm vụ và lần 3 (2021-2025): 02 nhiệm vụ.
Xem xét những thành tựu thành công của các cuộc kêu gọi trước đây về các dự án nghiên cứu chung trong khuôn khổ Chương trình "Kinh tế sinh học toàn cầu", Bộ KH&CN và Bộ BMBF quyết định tiếp tục tài trợ cho các dự án nghiên cứu chung trong lĩnh vực Kinh tế sinh học giai đoạn 2024-2029.
II. LĨNH VỰC HỢP TÁC
Mục tiêu của chương trình này là tài trợ cho các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D) chất lượng cao với sự hợp tác giữa Việt Nam/Đức, đóng góp quan trọng vào một trong các lĩnh vực hoạt động sau:
1. Phát triển/tối ưu hóa các quy trình sản xuất hoặc các chủng và enzyme mới/tối ưu hóa để sử dụng công nghiệp các nguồn tài nguyên tái tạo;
2. Sử dụng theo tầng các chất thải/sản phẩm phụ của nông nghiệp để sản xuất nông nghiệp bền vững/hướng tới nền kinh tế tuần hoàn;
3. Ứng dụng Công nghệ mới trong chọn tạo cây trồng;
4. Ứng dụng Công nghệ Nano trong nông nghiệp;
5. Ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông - ICT (Information Communication Technology), ví dụ lưu trữ (Dữ liệu lớn), nén, phân tích và khai thác cũng như các phương pháp tích hợp kiến thức - KI (Knowledge Intergration) tạo nguồn dữ liệu hữu dụng phục vụ canh tác chính xác, thâm canh thông minh trong nông nghiệp và công nghiệp sinh học.
III. YÊU CẦU CHUNG
Các ứng viên được yêu cầu làm quen với các quy định trước khi nộp hồ sơ cho Kêu gọi này; việc nộp hồ sơ được hiểu là ứng viên đã thực hiện việc tìm hiểu và bị ràng buộc bởi các điều khoản đó.
Thông báo này mở cho các tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ và tổ chức, cá nhân khác có liên quan được quy định bởi pháp luật Việt Nam.
Lĩnh vực nghiên cứu: các nhiệm vụ tham gia tuyển chọn phải thuộc một trong các lĩnh vực nghiên cứu nêu trên.
Về phía Việt Nam, đối tượng tham gia tuyển chọn bao gồm các tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ và tổ chức, các nhân khác có liên quan được quy định bởi pháp luật Việt Nam.
IV. YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐỀ TÀI
1. Phía Việt Nam
* Yêu cầu cụ thể đối với nhiệm vụ Nghị định thư
- Bảo đảm có sự đóng góp nguồn lực của đối tác nước ngoài để hợp tác thực hiện nhiệm vụ Nghị định thư;
- Góp phần thúc đẩy hợp tác khoa học và công nghệ với đối tác nước ngoài và đáp ứng một trong những yêu cầu quy định tại Điều 4, Thông tư số 10/2019/TTBKHCN ngày 29/10/2019.
- Ưu tiên những đề xuất có tính đột phá, những công nghệ tiên tiến, những nhiệm vụ mà hai đối tác đã có quan hệ hợp tác chặt chẽ, hiệu quả.
- Thời gian thực hiện: Nhiệm vụ Nghị định thư có thời gian thực hiện 3 năm với đánh giá hàng năm để quyết định việc thực hiện ở năm tiếp theo.
* Yêu cầu về sản phẩm của nhiệm vụ Nghị định thư
Các sản phẩm của nhiệm vụ Nghị định thư cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia theo các quy định hiện hành của Bộ Khoa học và Công nghệ, cũng như đáp ứng các điều kiện theo thông tư số 10/2019/TT-BKHCN ngày 29/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư như sau:
- Sản phẩm dạng I phải là những sản phẩm tiên tiến, có chỉ tiêu kỹ thuật rõ ràng.
- Sản phẩm dạng II ưu tiên những quy trình công nghệ tiên tiến.
- Sản phẩm dạng III gồm ít nhất 01 bài báo đăng trên các tạp chí WoS (Web of Science) 02 bài báo hoặc bài trình bày tại hội nghị quốc gia hoặc quốc tế. Đào tạo được ít nhất 01 thạc sỹ và hỗ trợ đào tạo 01 tiến sỹ.
- Các dự án phải có mức độ liên quan thực tế cao và dự kiến sẽ tạo ra những phát hiện cũng như kết quả nghiên cứu có thể sử dụng để tạo ra các công nghệ, sản phẩm, quy trình và/hoặc dịch vụ mới. Đây có thể là đổi mới cả về quy trình và sản phẩm. Để có thể đạt được những đổi mới này trong thời gian dự án, các đề xuất dự án được yêu cầu phải đạt đến mức độ hoàn thiện về công nghệ tương ứng.
- Có tính phù hợp thực tiễn cao và có sự tham gia tích cực của các ngành khoa học khác nhau cũng như đối tác kinh tế - xã hội vào quá trình hợp tác liên ngành. Có tính đến việc chuyển giao và phổ biến hiệu quả các kết quả cũng như khuyến nghị từ các phương pháp và công nghệ đã phát triển tới các bên liên quan.
- Những phát hiện mới từ nghiên cứu cần được chuyển thành các dự án thử nghiệm sẵn sàng chuyển giao ứng dụng.
- Các sản phẩm đạt được phải có khả năng ứng dụng vào thực tế.
2. Phía Đức
Trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu Cuộc kêu gọi vào ngày 26 tháng 8 năm 2024 đến hạn chót cuộc kêu gọi vào ngày 25 tháng 11 năm 2024, tất cả những người tham gia nộp hồ sơ đề xuất chung bằng tiếng Anh. Đề xuất có thể được khởi tạo thông qua hệ thống nộp hồ sơ của Đức tại www.bioeconomy-international.de/BI2025.
V. HỒ SƠ TUYỂN CHỌN
1. THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ: Từ 26/9/2024 đến trước 17:00 ngày 25/11/2024
2. Hồ sơ tham gia tuyển chọn phải được nộp theo quy định chung của Chương trình và theo hướng dẫn của cơ quan tham gia đồng tài trợ của mỗi bên, trong đó:
- Về phía Việt Nam:
+ Yêu cầu về nộp hồ thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 và Điều 12 Thông tư số 10/2019/TT-BKHCN ngày 29/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư.
+ Hồ sơ điện tử nộp trực tuyến theo địa chỉ: https://stm.most.gov.vn và bản gốc nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện về Bộ Khoa học và Công nghệ, 113 Trần Duy Hưng, Hà Nội.
- Về phía Đức: Đối với việc nộp đề xuất tại Đức, hệ thống Nộp trực tuyến (www.bioeconomy-international.de/BI2025) phải được sử dụng. Không được phép nộp qua email! Tại Đức, không cần phải nộp bản sao đã ký hoặc bản thảo Thỏa thuận hợp tác. Các đối tác Đức phải đợi cho đến khi quyết định tài trợ được đưa ra. Chỉ trong trường hợp này, mới phải điền đơn xin cấp quốc gia.
VI. SỐ LƯỢNG VÀ KINH PHÍ CHO CÁC ĐỀ TÀI ĐƯỢC LỰA CHỌN
Dự kiến 02 - 04 đề tài sẽ được lựa chọn để cấp kinh phí. Sau khi nhận được thông báo, chủ nhiệm đề tài được lựa chọn trong Chương trình hợp tác hoàn thiện hồ sơ và gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ để thẩm định kinh phí theo quy định tại Điều 16, Thông tư 10/2019/TT-BKHCN ngày 29/10/2019 quy định quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư.
VII. ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
1. Yêu cầu chung của Đức và Việt Nam:
Đánh giá các đề xuất dự án đã nhận sẽ được thực hiện song song tại Việt Nam và Đức và có thể có sự tham gia của các chuyên gia bên ngoài. Đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:
- Tính phù hợp với các mục tiêu chính sách tài trợ quốc gia.
- Giá trị gia tăng của hợp tác quốc tế (tăng cường cơ sở kiến thức, đào tạo các nhà khoa học trẻ, tiếp cận cơ sở hạ tầng nghiên cứu và phát triển - R&D,…).
- Tính phù hợp của phương pháp tiếp cận nghiên cứu, chất lượng và tính độc đáo của chiến lược giải pháp.
- Cơ hội thành công và khai thác thương mại các kết quả nghiên cứu.
- Sự xuất sắc và tính chuyên môn của người nộp đơn và các đối tác liên quan (Đức và Việt Nam); công việc trước đây có liên quan của tất cả các đối tác.
- Tính phù hợp của quy mô và cấu trúc của dự án, chất lượng và tính nghiêm ngặt của lịch trình thời gian, kế hoạch công việc và ngân sách và phân bổ công việc giữa các đối tác.
2. Yêu cầu phía Việt Nam:
Tại thời điểm đóng Thông báo này, tất cả các đề xuất đề tài nhận được sẽ được kiểm tra về tính hợp lệ. Chỉ các đề xuất được cho là hợp lệ mới được tiếp tục đưa ra xem xét đánh giá.
Quy trình đánh giá được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2019/TT-BKHCN ngày 29/10/2019 quy định quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư.
VIII. THÔNG TIN LIÊN HỆ CỦA VIỆT NAM VÀ ĐỨC
1. Phía Việt Nam:
Ông Đinh Viết Dũng
Chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ
113 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tel: +84 - 39435376;
Mobile: 0913-266-851;
E-mail: dungdv@most.gov.vn; dvdung.most@gmail.com.
2. Phía Đức:
Dr. Veronika Jablonowski (Ms)
Project Management Jülich
Forschungszentrum Jülich GmbH
Biological Innovation & Economy- EU and International Affairs (PtJ-BIO7)
Tel.: +49 2461-61-5083
Fax: +49 2461-61-1790
E-Mail: v.jablonowski@ptj.de
Nguồn: Vụ Hợp tác quốc tế
|