Thứ tư, 25/07/2018 15:24 GMT+7

Thông báo Cuộc gọi chung giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc về đề xuất các Dự án hợp tác nghiên cứu ứng dụng và phát triển thử nghiệm chung

Đây là cuộc gọi chung lần thứ 3 giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc về đề xuất các Dự án hợp tác nghiên cứu ứng dụng và phát triển thử nghiệm chung (sau đây gọi tắt là Dự án) giữa Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (SATI), Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Cục Công nghệ Cộng hòa Séc (TA CR). Các Dự án tập trung vào việc phát triển các ứng dụng và sản phẩm sáng tạo. Các tổ chức/doanh nghiệp tham gia Dự án được kỳ vọng sẽ đưa ra được các giải pháp phù hợp cho việc phát triển thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ dựa trên công nghệ hoặc các phương pháp có tiềm năng lớn về thị trường.

1. Thông tin chung

Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (SATI), cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Cục Công nghệ Cộng hòa Czech (TA CR) đã ký kết thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, với mong muốn hỗ trợ và thúc đẩy các Dự án hợp tác nghiên cứu ứng dụng và phát triển thử nghiệm chung giữa các tổ chức/doanh nghiệp Việt Nam và Cộng hòa Séc.

Đây là cuộc gọi lần thứ 3 về đề xuất các Dự án hợp tác nghiên cứu ứng dụng và phát triển thử nghiệm chung giữa SATI và TA CR được công bố trong bối cảnh kế thừa các kết quả hợp tác của Cuộc gọi lần thứ 1 và thứ 2 trong khuôn khổ chương trình DELTA của Cộng hòa Séc. Trong khuôn khổ hợp tác, hai bên đã thiết lập các cơ chế tài trợ, qua đó các tổ chức/doanh nghiệp có thể tìm kiếm nguồn tài trợ cho các Dự án hợp tác nghiên cứu ứng dụng và phát triển thử nghiệm chung giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc và các hoạt động khác thông qua Chương trình DELTA của Cộng hòa Séc và Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia của Việt Nam nhằm tạo ra một kết quả nghiên cứu mới hoặc mở rộng phạm vi nghiên cứu và quan hệ đối tác dựa trên công nghệ và kinh doanh giữa hai nước.

2. Phạm vi và cấu trúc

Các Dự án hợp tác nghiên cứu ứng dụng và phát triển thử nghiệm chung tập trung vào việc phát triển các ứng dụng và sản phẩm sáng tạo. Các tổ chức/doanh nghiệp tham gia dự án được kỳ vọng sẽ đưa ra được các giải pháp phù hợp cho việc phát triển thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ dựa trên công nghệ hoặc các phương pháp có tiềm năng lớn về thị trường.

Trong một Dự án hợp tác nghiên cứu ứng dụng và phát triển thử nghiệm chung, mỗi tổ chức/doanh nghiệp tham gia xác định nhà tài trợ ưu tiên của mình. Các nhà tài trợ sẽ đưa ra các quyết định tài chính độc lập. Tất cả các kế hoạch chung của dự án sau khi được phê duyệt và nhận được quyết định tài trợ, sẽ được nhận tài trợ.

Các kết quả của Dự án hợp tác nghiên cứu ứng dụng và phát triển thử nghiệm chung sẽ góp phần vào việc phát triển các sản phẩm thương mại, quy trình và/ hoặc các dịch vụ kỹ thuật. Dự án cần phải mang lại được những lợi ích và giá trị gia tăng nhất định từ sự hợp tác giữa các đơn vị tham gia của hai bên (ví dụ như: gia tăng các cơ sở tri thức, nhu cầu thương mại, tiếp cận cơ sở hạ tầng nghiên cứu và phát triển, các lĩnh lực ứng dụng mới, v.v...)

Bất kỳ tổ chức/doanh nghiệp nào mà Dự án hợp tác nghiên cứu ứng dụng và phát triển chung phù hợp với những tiêu chí đã đề cập trên đây có thể đăng ký nộp đề xuất dự án, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, các quy tắc, quy định và thủ tục của quốc gia đang có hiệu lực.

Cuộc gọi lần thứ 3 về đề xuất các Dự án hợp tác nghiên cứu ứng dụng và phát triển thử nghiệm chung dành cho các tổ chức/ doanh nghiệp liên quan về công nghệ của cả hai nước tham gia vào Dự án hợp tác nghiên cứu ứng dụng và phát triển thử nghiệm chung. Tham khảo Mục 2.3 Điều kiện của người nộp đơn để biết thêm thông tin. Các Đề xuất đối với Dự án hợp tác nghiên cứu ứng dụng và phát triển thử nghiệm chung sẽ được xét duyệt theo quy trình dưới đây.

2.1. Các lĩnh vực ưu tiên

 Công nghệ nano và các vật liệu tiên tiến;

 Công nghệ sinh học và y dược;

 Công nghệ trong nông nghiệp và thủy sản;

 Công nghệ thông tin và truyền thông;

 Các lĩnh vực khác theo nhu cầu chung của cả hai bên;

2.2 Trình tự và thủ tục

 Khởi động cuộc gọi chung (Thông báo công khai trên các website và kênh thông tin của phía TA CR và SATI): 6/6/2018

 Phía TA CR và SATI tiến hành tiếp nhận các đề xuất dự án: 7/6 - 7/8/2018

 Đánh giá độc lập của phía TA CR và SATI về các đề xuất dự án: 8/8 - 22/11/2018

 Thông báo kết quả cuộc gọi chung: 30/11/2018

 Phía TA CR ký kết các hợp đồng tài trợ: 12/2018 - 01/2019

 Phía TA CR bắt đầu tài trợ và bắt đầu triển khai các dự án được duyệt: 01/2019

2.3. Điều kiện đăng ký

Các tổ chức/doanh nghiệp đăng ký tham gia đề xuất Dự án phải hình thành được nhóm liên kết giữa các đơn vị nghiên cứu và phát triển (R&D) đang hoạt động tại Việt Nam và các đơn vị nghiên cứu và phát triển (R&D) đang hoạt động tại Cộng hòa Séc.

Phía Việt Nam

Một doanh nghiệp, bất kể ở quy mô nào, phải là một tổ chức dẫn đầu có khả năng huy động các nguồn lực để thực hiện dự án nghiên cứu và phát triển (R&D) quốc tế tại Việt Nam. Các trường đại học hoặc các tổ chức nghiên cứu có thể nộp đơn xin tài trợ từ Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia với điều kiện là phải hình thành được nhóm liên kết bao gồm ít nhất 1 doanh nghiệp của Việt Nam.

Phía Cộng hòa Séc

Một doanh nghiệp, bất kể ở quy mô nào, phải là một tổ chức hàng đầu bên phía Séc. Các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu có thể xin tài trợ từ chương trình DELTA với điều kiện là phải hình thành được nhóm liên kết bao gồm ít nhất 1 doanh nghiệp của Cộng hòa Séc.

2.4. Thời gian thực hiện và kinh phí tài trợ

  • Hỗ trợ từ Chính phủ có thời hạn tối đa là 3 năm.

  • SATI và TACR sẽ cấp kinh phí tài trợ cho các tổ chức/doanh nghiệp tương ứng trong nhóm nhóm liên kết được chọn phù hợp theo quy tắc cấp vốn tài trợ của quốc gia mình. Nguồn kinh phí tài trợ bổ sung có thể đến từ nguồn lực của các tổ chức/doanh nghiệp tham gia nếu tổng chi phí của dự án vượt quá ngân sách tài trợ của Chính phủ.

  • Vốn đối ứng của các tổ chức/doanh nghiệp tham gia là cơ sở của chương trình tài trợ, tuy nhiên tỉ lệ vốn đối ứng có thể cho phép được linh hoạt tùy thuộc vào vai trò mà mỗi tổ chức/doanh nghiệp tham gia cam kết.

Về phía Việt Nam

SATI sẽ hỗ trợ các tổ chức/doanh nghiệp tham gia bên phía Việt Nam tiếp cận với Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia và thu hút các tổ chức tài trợ khác, nếu cần thiết, để hỗ trợ tài chính cho các dự án hợp tác nghiên cứu và phát triển chung trong khuôn khổ hợp tác giữa hai bên.

Phía Việt Nam (SATI) sẽ cấp khoản kinh phí tài trợ năm đầu tiên bắt đầu từ tháng 1 năm 2019 sau khi các thỏa thuận tài trợ của Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia và các tổ chức tài trợ khác với các tổ chức/doanh nghiệp chủ trì dự án được ký kết.

Phía Việt Nam (SATI) sẽ tài trợ tối đa khoảng 11 tỉ đồng/ dự án, trong vòng tối đa là 3 năm (tương đương tối đa khoảng 500,000 USD/ dự án)*.

* Thời hạn thực hiện và mức kinh phí tài trợ có thể thay đổi tùy thuộc vào các điều khoản và điều kiện của Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia và tổ chức tài trợ khác liên quan.

Về phía Séc

TACR sẽ cấp kinh phí tài trợ vào tháng 1 năm 2019 theo kết luận thỏa thuận trong điều khoản cấp vốn cho các cá nhân/tổ chức được lựa chọn.

 TACR sẽ tài trợ tối đa 25 triệu Koruna Séc/ dự án, trọn gói một lần (tương đương 1 158,625 USD) *

* Có thể thay đổi tùy thuộc vào tỉ giá hối đoái theo thực tế tại thời điểm tài trợ

2.5 Nộp đề xuất

Thời hạn cuối cùng nhận đề xuất dự án vào ngày 07 tháng 8 năm 2018, các tổ chức/doanh nghiệp từ cả hai nước sẽ nộp cho cơ quan chủ quản tương ứng các tài liệu như sau:

  • Một bản Đề xuất chung, viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt (Vui lòng điền thông tin theo mẫu gửi kèm theo thông báo này). Đề xuất chung này phải có chữ ký của tất cả các tổ chức/doanh nghiệp tham gia.

  • Các hồ sơ đề xuất dự án tài trợ theo yêu cầu của tổ chức tài trợ tương ứng theo quy định.

Đối với phía Việt Nam

  • Các tổ chức/doanh nghiệp Việt Nam phải nộp đề xuất dự án bằng tiếng Việt theo các quy định, điều khoản và điều kiện của Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia vào thời điểm nộp đề xuất thông qua SATI.

  • SATI sẽ hỗ trợ các tổ chức/doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm và kết nối với các đối tác tiềm năng của Cộng hòa Séc khi cuộc gọi cho các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D) chung được mở vào ngày 07 tháng 6 năm 2018.

  • Các tổ chức/doanh nghiệp tham gia bên phía Việt Nam phải nộp đề xuất dự án của mình chậm nhất vào ngày 07/8/2018, nếu không các đề xuất dự án sẽ không được chấp nhận.

Đối với phía CH Séc

  • Các tổ chức/doanh nghiệp tham gia bên phía Cộng hòa Séc sẽ phải nộp đơn xin tài trợ hoàn chỉnh tại thời điểm nộp đề xuất Dự án.

  • Thông tin chi tiết tại đường link:

https://tacr.cz/index.php/cz/programy/program-delta.html

  • Mọi yêu cầu tư vấn được khuyến khích trong trong giai đoạn đầu (trước khi thông báo cuộc gọi chung vào ngày 07/6/2018). Sau ngày 07/6/2018, TA CR chỉ nhận tư vấn thông qua mạng hỗ trợ trực tuyến chính thức (http://tacr.cz/hesk/) để đảm bảo tính thống nhất về thông tin cho tất cả các tổ chức/doanh nghiệp tham gia.

2.6. Đánh giá đề xuất

Tất cả các tổ chức/doanh nghiệp tham gia đề xuất dự án của Cộng hòa Séc và Việt Nam đều phải vượt qua cuộc kiểm tra ban đầu về khả năng thực hiện dự án. Tiêu chí kiểm tra bao gồm, nhưng không giới hạn, đối với lịch sử phá sản, xử lý nợ xấu, lịch sử của người đứng đầu tổ chức/doanh nghiệp, tỷ suất nợ, xem xét các báo cáo tài chính gần đây về vấn đề thâm hụt vốn, v.v... Tổ chức/doanh nghiệp sẽ không đủ điều kiện tham gia dự án nếu thiếu bất kỳ một tiêu chí nào, và đề xuất dự án tương ứng sẽ không được tiến hành bước tiếp theo của việc đánh giá đề xuất.

Tiêu chí đánh giá

1. Đề xuất dự án phải là một dự án nghiên cứu ứng dụng và phát triển thử nghiệm.

2. Chủ đề của đề xuất dự án hoặc các cấu phần của dự án chưa từng được đề cập trong bất kỳ một dự án, dự án tài trợ, dự án nghiên cứu nào khác.

3. Đề xuất dự án phải phù hợp với mục tiêu của chương trình tài trợ tương ứng.

4. Đề xuất dự án phải xác định rõ các mục tiêu của các lĩnh vực ưu tiên, các khu vực và tiểu khu vực trong các ưu tiên quốc gia về nghiên cứu, phát triển thử nghiệm và đổi mới, xác định bởi các nhà cung cấp trong tài liệu đấu thầu cho đấu thầu công khai liên quan.

5. Các đề xuất dự án phải thuộc một trong các lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và phát triển thử nghiệm chung được TA CR và cơ quan đối tác xác định là phù hợp để hợp tác.

6. Các giả định nhằm chứng minh được dự án đó có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra.

7. Loại kết quả dự án và khả năng ứng dụng của nó trong thực tế.

8. Các lợi ích của dự án.

9. Đóng góp về nội dung hoạt động giữa các đối tác tham gia - Cân bằng nội dung hoạt động của các bên tham gia dự án.

10. Sự phù hợp của dự án hợp tác quốc tế.

SATI và TA CR sẽ đánh giá độc lập các đề xuất dự án đã nộp phù hợp với các quy tắc và quy định của quốc gia tương ứng. Kết quả đánh giá cho các đề xuất dự án sẽ được chia sẻ và thảo luận giữa hai bên. Cuối cùng, SATI và TA CR sẽ cùng lựa chọn các đề xuất dự án được tài trợ trong vòng khoảng 4 tháng sau thời hạn kết thúc cuộc gọi.

2.7. Đánh giá thường niên/ Kiểm tra tiến độ

Phía Việt Nam

SATI thực hiện kiểm tra thường xuyên các dự án được hỗ trợ, ít nhất 1 lần trong quá trình thực hiện dự án. Ngoài ra, SATI cũng có thể yêu cầu nộp các báo cáo tình hình kết quả thực hiện dự án để xem xét và tiến hành kiểm tra đột xuất nếu có vấn đề phát sinh. Trong trường hợp dự án không thực hiện nghĩa vụ của mình, SATI sẽ thu hồi khoản ngân sách mà Chính phủ Việt Nam đã tài trợ cho dự án, trong đó số tiền thu hồi sẽ được tính toán theo các quy tắc và quy định của Chính phủ Việt Nam có hiệu lực tại thời điểm thu hồi. Trong trường hợp chỉ có bên Séc hủy bỏ dự án thì khi đó SATI sẽ đánh giá thêm để đưa ra quyết định có thu hồi khoản tài trợ từ Chính phủ còn lại hay không.

Phía Séc

TACR thực hiện kiểm tra thường xuyên các dự án được hỗ trợ, ít nhất 1 lần trong quá trình thực hiện dự án. Ngoài ra, TA CR cũng có thể yêu cầu nộp các báo cáo tình hình kết quả thực hiện dự án để xem xét và tiến hành kiểm tra đột xuất nếu có vấn đề phát sinh. Trong trường hợp dự án không thực hiện nghĩa vụ của mình, Ban lãnh đạo của TA CR sẽ thu hồi khoản ngân sách mà TA CR đã tài trợ cho dự án, trong đó số tiền thu hồi sẽ được tính toán theo các quy tắc và quy định của Chính phủ Séc có hiệu lực tại thời điểm thu hồi. Trong trường hợp chỉ có bên Việt Nam hủy bỏ dự án thì khi đó Ban lãnh đạo của TA CR sẽ đánh giá thêm để đưa ra quyết định có thu hồi khoản tài trợ từ Chính phủ còn lại hay không.  

1.Thông tin liên hệ

SATI

www.sati.gov.vn

 

TACR

www.tacr.cz

 

 

 

Ông Nguyễn Văn Chức

 

Ms. Eva Bendlová

E-mail: chuckhcnbg@gmail.com
Tel.: +84 24 22423400

Mobile: + 84912099587
Fax: +84 24 39368932

 

E-mail: eva.bendlova@tacr.cz
Tel.: +420 234 611 636

 

Địa chỉ:

113 Trần Duy Hưng,

Trung Hòa, Cầu Giấy,

Hà Nội, Việt Nam.
 

 

Địa chỉ:             

Evropská 1692/37

160 00 Prague 6

Cộng hòa Séc.

 

Tệp đính kèm:

 

 

Nguồn: Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ

Lượt xem: 4388

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)