Thông tin về kết quả thực hiện đề tài KH&CN cấp quốc gia, mã số ĐTĐL-G03/2014

Thứ năm, 01/06/2017 14:54 GMT+7

1. Thông tin chung về Đề tài:

1.1. Tên đề tài: Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để bảo quản di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang, mã số ĐTĐL-G03/2014

1.2. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chung:  

       Xây dựng mô hình bảo quản di sản Mộc bản kết hợp giữa phương pháp bảo quản truyền thống và ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại để giữ gìn lâu dài di sản quý giá tại chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà.

Mục tiêu cụ thể:

          - Đánh giá được hiện trạng về vật liệu và chất lượng bảo quản của Mộc bản;

          - Đề xuất được giải pháp bảo quản di sản Mộc bản theo phương pháp truyền thống và ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại;

- Đề xuất được vị trí xây dựng, quy mô, mô hình kiến trúc, phương án thiết kế nhà lưu giữ mộc bản có hình thức truyền thống, tương ứng với giá trị chung, nổi trội của kiến trúc mỗi chùa (Vĩnh Nghiêm và Bổ Đà); đảm bảo được yêu cầu bảo quản, bảo vệ di sản Mộc bản, đồng thời phục vụ nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu khách tham quan du lịch, trải nghiệm.

1.3. Kinh phí thực hiện: 2.600 triệu đồng;

         1.4. Thời gian thực hiện: từ tháng 12/2014 đến hết tháng 4/2017;

         1.5. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc;

1.6. Tổ chức chủ trì đề tài: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

1.7. Các thành viên chính tham gia thực hiện đề tài:
 

Số TT

Họ và tên

Cơ quan công tác

1

PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc

Viện Khoa học lâm nghiệp VN

2

ThS. Phạm T.Thanh Miền

Viện nghiên cứu Công nghiệp Rừng

3

PGS. TS. Hàn Tất Ngạn

CTCP Tu bổ di tích và kiến trúc cảnh quan

4

TS. Đỗ Văn Bản

Viện nghiên cứu Công nghiệp Rừng

5

TS. Bùi Văn Ái

Trung tâm KHLN Đông Bắc Bộ

6

TS. Nguyễn Tử Kim

Viện nghiên cứu Công nghiệp Rừng

7

ThS. Hoàng Trung Hiếu

Viện nghiên cứu Công nghiệp Rừng

8

TS. Nguyễn Văn Đức

Viện nghiên cứu Công nghiệp Rừng

9

TS. Bùi Thị Thủy

Viện nghiên cứu Công nghiệp Rừng

10

ThS. Nguyễn Thị Hằng

Viện nghiên cứu Công nghiệp Rừng

 

2. Báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện Đề tài của Chủ nhiệm và Tổ chức chủ trì đề tài:

2.1. Sản phẩm đã hoàn thành đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng của Hợp đồng nghiên cứu khoa học đã ký kết, gồm:

- Báo cáo về chất lượng, hiện trạng bảo quản di sản Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà; Kinh nghiệm bảo quản mộc bản theo phương pháp truyền thống;

- Báo cáo về các thông số cơ bản của chất liệu gỗ làm Mộc bản;

- Báo cáo về mô hình bảo quản kết hợp giữa phương pháp bảo quản truyền thống và hiện đại phù hợp áp dụng đối với Mộc bản;

- Báo cáo đề xuất các giải pháp xây dựng kho bảo quản tại chỗ ở chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà;

- Báo cáo tổng kết đề tài;

- Bản dự thảo Sách chuyên khảo “Kỹ thuật bảo quản phòng chống sinh vật hại cho Mộc bản tại chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà”;

- Bài báo khoa học;

- 02 khóa đào tạo, tập huấn kỹ thuật bảo quản tại chùa Vĩnh Nghiêm và Bổ Đà.

2.2. Sản phẩm khoa học dự kiến chuyển giao và đã được ứng dụng:

+ Sản phẩm khoa học dự kiến chuyển giao:
 

Số TT

Tên sản phẩm

Thời gian dự kiến ứng dụng

Cơ quan dự kiến ứng dụng

Ghi chú

 

1

Mô hình bảo quản kết hợp giữa phương pháp bảo quản truyền thống và hiện đại phù hợp áp dụng đối với mộc bản

 

2018

Chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà

 

 

2

Giải pháp xây dựng kho bảo quản tại chỗ ở chùa Bổ Đà

2018

Chùa Bổ Đà

 

 

Danh mục sản phẩm khoa học đã được ứng dụng:
 

Số TT

Tên sản phẩm

Thời gian ứng dụng

Tên cơ quan ứng dụng

Ghi chú

1

Kỹ thuật bảo quản, lưu giữ mộc bản

2017

Chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà

Tập huấn,  kỹ thuật


2.3. Về những đóng góp mới về khoa học của đề tài:

Mộc bản của chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà là di sản văn hóa quý giá. Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ kết hợp với kỹ thuật truyền thống để bảo quản mộc bản tại hai chùa đã được thực hiện trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của công tác bảo tồn di sản. Qua quá trình nghiên cứu, những đóng góp mới của đề tài đạt được như sau:

 - Đã bước đầu đánh giá được chất lượng hiện tại của hai kho mộc bản thể hiện qua các thông số ngoại quan về mức độ khuyết tật trên mộc bản: tỷ lệ mộc bản bị cong chiếm tới 97%;  bị nứt là 80,1%; mất chữ, mất nét là 49,2%; bị nấm mốc là 93,7% và bị mối mọt là 4%.

- Đã xác định được thành phần loài nấm gây hại trên mộc bản. Tại chùa Vĩnh Nghiêm xác định được 17 loài nấm và 24 loài nấm tại chùa Bổ Đà. Phổ biến nhất là các loài nấm mốc Aspergillus versicolor, Aspergillus flavipes, Paracremonium contagium, Leptosphaeria maculans, Cladosporium tenuissimum, Penicillium sp., Aspergillus sp. … .   

- Đã xác định chính xác gỗ dùng để chế tác mộc bản tại chùa Vĩnh nghiêm và Bổ Đà đều là gỗ Thị Diospyros decandra Lour. thuộc chi thực vật Thị (Diospyros), họ thực vật Thị (Ebenaceae). Gỗ Thị có khối lượng riêng cao, thớ gỗ mịn, các tính chất vật lý và cơ học ở mức trung bình đến cao phù hợp để sử dụng làm mộc bản và đồ gỗ mỹ nghệ. Gỗ Thị có hệ số co rút thể tích trung bình, điểm bão hòa thớ gỗ thấp, tỷ lệ  giãn nở và co rút gỗ theo chiều tiếp tuyến so với chiều xuyên tâm cao nên gỗ dễ bị nứt trong quá trình gia công và sử dụng. Gỗ có độ bền tự nhiên trung bình và ở mức tiệm cận gần với ngưỡng có độ bền tốt với nấm mục, côn trùng, song có độ bền tự nhiên kém với nấm mốc.

- Đã nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo quản kết hợp truyền thống với hiện đại để giữ gìn phát huy giá trị mộc bản. Thông số môi trường trong kho lưu giữ mộc bản phù hợp được xác định: Nhiệt độ: 20 – 25oC; Ẩm độ tương đối: 60- 70%; Độ chiếu sáng không vượt quá 50 lux; hạn chế tối đa sự bức xạ tia cực tím; không khí sạch được lưu thông. Giải pháp  quản lý tổng hợp sinh vật hại mộc bản IPM cùng với các giải pháp về lưu giữ, sử dụng, an ninh, phòng chống cháy kết hợp với giải pháp về kiến trúc nhà kho lưu giữ mộc bản để tạo được môi trường phù hợp, an toàn vừa hạn chế sự phát triển của sinh vật hại đồng thời kiểm soát chủ động các yếu tố sinh vật và phi sinh vật gây hại tới mộc bản. 

- Đã đề xuất được vị trí xây dựng nhà kho lưu giữ mộc bản phù hợp quy hoạch chung của mỗi chùa. Mô hình kiến trúc nhà kho bảo quản mộc bản chùa Bổ Đà có phương án thiết kế hình chữ hình chữ “NHỊ”. Tòa tiền là không gian trưng bày và trải nghiệm, tòa hậu là nhà kho bảo quản mộc bản. Kế thừa kiến trúc và vật liệu truyền thống, tòa hậu có kiến trúc 2 tầng mái, hành lang xung quanh, nền nhà bằng đất sét trộn đất mối xông, vôi, gạch vỡ nhỏ, tường, dưới xây gạch dày, trên tường đất nện để tạo môi trường lưu giữ mộc bản ổn định, phù hợp.

2.4. Về hiệu quả của đề tài:

-  Hiệu quả kinh tế: Đề tài là một trong 3 đề tài nhánh thuộc Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang”. Kết quả nghiên cứu của đề tài cùng với các kết quả nghiên cứu chung của Đề án sẽ góp phần bảo vệ lâu dài chất lượng hiện tại của mộc bản, phát huy giá trị văn hóa của mộc bản đồng thời góp phần thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, du lịch tham quan, trải nghiệm, gián tiếp thúc đẩy các hoạt động dịch vụ, sản xuất tại địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân.

- Hiệu quả xã hội: Tác động đến xã hội (đóng góp cho việc xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật hoặc có tác động làm chuyển biến nhận thức của xã hội) và tác động đối với ngành, lĩnh vực khoa học (đóng góp mới, mở ra hướng nghiên cứu mới thông qua các công trình công bố ở trong và ngoài nước).

Đề tài được thực hiện sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở khoa học của các kỹ thuật bảo quản gỗ truyền thống nói chung và bảo quản Mộc bản nói riêng đã được áp dụng trên thế giới và Việt Nam. Đề tài sẽ vận dụng được các thành tựu khoa học hiện đại, kết hợp với kỹ thuật bảo quản truyền thống để đề xuất giải pháp tổng hợp, phù hợp để áp dụng tại chỗ bảo quản bộ Mộc bản quý giá của chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần gìn giữ được chất lượng Mộc bản và phát huy được giá trị Mộc bản thông qua mô hình bảo quản kết hợp với trưng bày tại chỗ phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch, trải nghiệm.

  2.5. Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Về tiến độ thực hiện: Hoàn thành đúng hạn;

- Về kết quả thực hiện đề tài: Xếp loại xuất sắc.

    3. Bộ Khoa học và Công nghệ dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu: thời gian một (01) buổi, trong tuần cuối tháng 6 năm 2017, địa điểm tại Bộ Khoa học và công nghệ, 113 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy Hà Nội.

  

Nguồn: Vụ Khoa học Xã hội và Tự nhiên

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img