Hợp tác, đầu tư phát triển công nghệ phục vụ sản xuất theo chuỗi giá trị

Thứ ba, 14/07/2015 09:52 GMT+7
Thực hiện kế hoạch hợp tác phát triển công nghệ nâng cao giá trị cạnh tranh cho các sản phẩm của địa phương, ngày 10/7/2015, tại Hà Tĩnh, Sở KH&CN Hà Tĩnh phối hợp với Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN (Bộ KH&CN)...

Toàn cảnh hội thảo


Tham dự Hội thảo có các đại biểu đến từ các Sở, ban, ngành tỉnh Hà Tĩnh, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, cùng đại diện tổ chức KH&CN, các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước, Cố vấn Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam và một số Doanh nghiệp đến từ các tỉnh thành và vùng lân cận.

Báo cáo kết quả hoạt động KH&CN trong thời gian qua, ông Đỗ Khoa Văn- Giám đốc Sở KH&CN Hà Tĩnh cho biết, Hà Tĩnh xác định rõ các sản phẩm chủ yếu và tầm quan trọng của ứng dụng các tiến bộ KH&CN. Từ đó, Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp, đẩy mạnh hợp tác, thu hút các nhà đầu tư phát triển công nghệ phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm theo chuỗi giá trị.

Cùng với các chủ trương, đường lối trong việc hình thành chuỗi giá trị cho các sản phẩm, Hà Tĩnh cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ KH&CN vào chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị các sản phẩm chủ yếu của Tỉnh.

Theo đó, Tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ về KH&CN như: Hỗ trợ đổi mới, chuyển giao công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị mới, tiên tiến để bảo quản, chế biến các sản phẩm; hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế; hỗ trợ xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm…

Trong nông nghiệp, Hà Tĩnh đã du nhập các giống cây, con mới năng suất, chất lượng; chuyển giao các quy trình canh tác tiến tiến, hiện đại. Mitraco Hà Tĩnh với trách nhiệm doanh nghiệp đầu tàu đã chuyển giao làm chủ các công nghệ sản xuất, xây dựng cơ sở bảo quản, chế biến, phân phối ra thị trường… qua đó bước đầu hình thành cho người dân có được những kiến thức cơ bản về ứng dụng KH&CN vào sản xuất…

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra trong quá trình xác định các chuỗi giá trị và việc thu hút các nhà đầu tư về công nghệ đầu tư vào các khâu của chuỗi giá trị, đặc biệt là khâu bảo quản, chế biến sản phẩm… Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới, Hà Tĩnh sẽ tiếp tục xây dựng và ban hành thêm các cơ chế chính sách mới về KH&CN như: Hỗ trợ đổi mới, chuyển giao công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị mới, tiên tiến để bảo quản, chế biến các sản phẩm; hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế; hỗ trợ xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm…


Ông Đỗ Khoa Văn, Giám đốc Sở KH&CN Hà Tĩnh và ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN chủ trì hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ nhiều nội dung, kinh nghiệm trong hợp tác đầu tư phát triển công nghệ phục vụ sản xuất theo chuỗi giá trị. Trong đó vấn đề rất được quan tâm là các bài học kinh nghiệm về phát triển sản phẩm nông nghiệp thành hàng hóa theo chuỗi giá trị; kinh nghiệm quốc tế trong đầu tư phát triển và thương mại hóa công nghệ, tài sản trí tuệ, phát triển sản phẩm mới; chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và phát triển các liên kết trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống đến nuôi trồng và chế biến các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như: Tảo xoắn Sprirulina và Nattookinaza, Nano bạc, bò thịt chất lượng cao, nuôi lợn quy mô tập trung… qua đó giúp các doanh nghiệp tiếp cận, hiểu và ứng dụng hiệu quả các công nghệ mới, phù hợp vào hoạt động sản xuất nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm chủ lực của địa phương trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới.

Theo TS. Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, có nhiều cách định nghĩa về chuỗi giá trị, nhưng trong lĩnh vực nông nghiệp, từ khâu nguyên liệu đầu vào với chọn giống; canh tác với các quy trình công nghệ mới; đến đầu ra tiêu thụ sản phẩm với marketing xây dựng thương hiệu sản phẩm đều có mối liên hệ mật thiết, cộng sinh chặt chẽ khi được tác động bởi thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ. Như vậy, doanh nghiệp phải đóng vai trò là trung tâm của chuỗi giá trị, là nhân tố đảm bảo sự vận hành thành công của chuỗi giá trị với sự hỗ trợ của khu vực công, trong mối liên kết đầu tư đối tác công tư (PPP), hình thành các doanh nghiệp KH&CN.

Đặc biệt, để chắp cánh thương hiệu cần chọn ra những sáng chế điển hình phù hợp để giới thiệu cho các địa phương, cần tập trung xây dựng mô hình đầu tư công nghệ theo hình thức đối tác công tư (để tranh thủ các nguồn lực quốc tế và nguồn lực từ xã hội, góp phần thúc đẩy sản xuất theo chuỗi giá trị của đia phương, TS. Phạm Hồng Quất nhấn mạnh.

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img