Khóa huấn luyện vùng IAEA/RCA/RAS 1014-Malaysia 2016: Hỗ trợ công nghệ bức xạ cho việc phát triển vật liệu ghép tiên tiến vào ứng dụng công nghiệp và bảo vệ môi trường

Thứ năm, 18/08/2016 20:31 GMT+7
Nằm trong khuôn khổ dự án IAEA/RCA/RAS 1014, ngày 08/08/2016 Viện Năng lượng nguyên tử Malaysia đã đại diện IAEA đứng ra tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn với nội dung chuyên đề: “Phương pháp tiên tiến xác định tính chất đặc trưng của vật liệu...


Đoàn đại biểu tham gia khóa huấn luyện vùng tại Malaysia/2016

Lớp tập huấn dưới sự chủ trì của Dr. Zulkafli Ghazali (Malaysia) và 2 chuyên gia trực tiếp giảng dạy: Dr. Masao Tamada (Nhật Bản – IAEA) và Dr. Noriaki Seko (Nhật Bản).
Tham dự lớp tập huấn có 25 thành viên đến từ 12 quốc gia: Bangladesh (2), Trung Quốc (2), Indonesia (2), Malaysia (5), Myanmar (2), Pakistan (2), Philippines (2), Hàn Quốc (1), Sri Lanka (1), Thái Lan (2) và Việt Nam (ThS. Nguyễn Thành Được, Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ Bức xạ và Nguyễn Trọng Hoàng Phong, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam).


Đại diện của Việt Nam báo cáo tại hội thảo

Tại đây, các thành viên tham dự được cung cấp các kiến thức hữu ích từ các chuyên gia hàng đầu về những kỹ thuật phân tích tiên tiến trong nghiên cứu vật liệu polymer ghép bằng công nghệ bức xạ; tình hình nghiên cứu chung và định hướng nghiên cứu của các nước thành viên trong lĩnh vực này.

Vấn đề đặt ra
Công nghệ bức xạ nói chung và vật liệu ghép bức xạ đóng vai trò gì trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường? Vật liệu ghép biến tính có khả năng hấp thụ kim loại nặng và các hóa chất độc hại (nguồn gốc chính gây ô nhiễm môi trường) nhờ những nhóm chức hoạt hóa trên bề mặt vật liệu. Vật liệu ghép bức xạ không sử dụng hóa chất tạo gốc tự do và khả năng tái sử dụng nhiều lần là những tính chất đặc trưng nổi bật của vật liệu.
Đồng thời, nghiên cứu và ứng dụng vật liệu ghép bằng công nghệ bức xạ trong việc bảo vệ môi trường cũng là tiêu chí đặt ra của Dự án RAS 1014.

Tình hình nghiên cứu chung của các nước trong khu vực
Một vài nghiên cứu cơ bản tổng hợp được từ những báo cáo của các thành viên tham dự: PE tổng hợp dạng sợi, dạng màng biến tính ghép GMA được hoạt hóa bằng EDA ứng dụng hấp thụ kim loại nặng như Pd2+, Cr4+, Cr6+, As+5 (Malaysia, Myanmar, Nhật Bản, Pakistan, Philippines, Việt Nam); sợi tự nhiên từ các loại thực vật như Kenaf, Jute, Banana hay rơm rạ được biến tính ghép GMA, hoạt hóa bằng nhóm chức amin ứng dụng hấp thụ kim loại nặng và phẩm nhuộm trong nước thải công nghiệp (Indonesia, Malaysia, Nhật Bản, Việt Nam); sợi Teflon ghép acid acrylic dùng hấp thụ phẩm nhuộm trong nước thải nhuộm vải (Ấn Độ)…


Sợi Teflon ghép AAc (a) và sợi Jute ghép GMA (b) ứng dụng hấp thu phẩm nhuộm trong xử lý nước thải ngành công nghiệp dệt nhuộm

Tình hình nghiên cứu chung trong các nước thành viên chủ yếu là những nghiên cứu cơ bản về vật liệu ghép ứng dụng hấp thụ kim loại nặng và hóa chất độc hại trong xử lý nước thải công nghiệp. Hiện tại, phần lớn nghiên cứu này chỉ dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một vài nghiên cứu đã phát triển đến quy mô semi-pilot (chủ yếu ở Nhật Bản).


Quy mô semi-pilot chế tạo PE ghép bằng bức xạ gamma công suất 300 m2(35 kg)/mẻ

Khó khăn và hạn chế
Các thành viên tham dự đều đưa ra những khó khăn và hạn chế mà mình gặp phải khi triển khai tiếp những nghiên cứu cơ bản này từ quy mô phòng thí nghiệm lên quy mô sản xuất số lượng lớn. Đây là những vấn đề khó khăn chung của các nước trong khu vực đang gặp phải:
- Thiếu máy móc trang thiết bị phân tích phù hợp
- Thiếu kinh phí đầu tư
- Thiếu nguồn nhân lực có kinh nghiệm và chuyên môn
- Không được hỗ trợ đặc biệt từ Chính phủ
- Sự cạnh tranh về giá so với các sản phẩm khác trên thị trường.

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img