DANH MỤC
TRANG CHỦ
ỨNG DỤNG CNTT
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
IT TODAY
Thứ tư, 20/11/2024
VBĐH
|
Thư điện tử
|
Khảo sát
|
RSS
|
Sơ đồ
|
Tiếng Anh
Trang chủ
Trang tiếng Việt
Hợp tác quốc tế
Các kết quả hoạt động về an ninh hạt nhân của Việt Nam từ sau Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân 2014
Thứ hai, 04/04/2016 14:22 GMT+7
Từ viết tắt
Xem với cỡ chữ
Đọc bài viết
Ngày 01/4/2016, Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ 4 khai mạc tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ. Việt Nam đã tham gia tất cả các Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân kể từ Hội nghị lần thứ nhất năm 2010. Với trách nhiệm là Cơ quan pháp...
1. Tăng cường an ninh vật liệu hạt nhân và nguồn phóng xạ
Việt Nam đã thiết lập cơ sở dữ liệu quốc gia đối với các nguồn phóng xạ và các thông tin chi tiết về hành chính của tất cả các cơ sở có nguồn phóng xạ. Việt Nam ủng hộ và thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử về An toàn và an ninh nguồn phóng xạ và Hướng dẫn bổ sung về xuất khẩu và nhập khẩu nguồn phóng xạ của IAEA. Trong khuôn khổ của Sáng kiến giảm thiểu nguy cơ toàn cầu, với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, Việt Nam đã nâng cấp hệ thống bảo vệ thực thể cho cơ sở hạt nhân duy nhất của Việt Nam và 24 cơ sở có nguồn phóng xạ loại 1 (các nguồn phóng xạ có hoạt độ lớn hơn 1000 Ci).
Nhằm kiểm soát nguồn phóng xạ sử dụng di động, Việt Nam đã thiết lập hệ thống định vị nguồn phóng xạ; đồng thời thực hiện Dự án thử nghiệm Hệ thống theo dõi vị trí nguồn phóng xạ (RADLOT) giữa Việt Nam, Hàn Quốc và IAEA, tạo cơ sở hạ tầng để kiểm soát chặt chẽ hơn các loại nguồn phóng xạ này, với yêu cầu tất cả các cơ sở có nguồn phóng xạ sử dụng di động phải lắp đặt thiết bị định vị nguồn phóng xạ.
Nhằm tiếp tục tăng cường an ninh hạt nhân, tháng 11/2015, Việt Nam đã mời IAEA vào để giới thiệu về Dịch vụ Tư vấn quốc tế về bảo vệ thực thể (IPPAS) với dự kiến sẽ sử dụng Dịch vụ này để đánh giá toàn diện cơ sở hạ tầng về bảo vệ thực thể của Việt Nam.
Việt Nam rất coi trọng việc tăng cường văn hóa an ninh hạt nhân. Trong năm 2015 và đầu năm 2016, 03 Hội thảo về văn hóa an ninh hạt nhân đã được tổ chức cho các cơ quan quản lý địa phương, các cơ sở bức xạ và các cơ sở nghiên cứu, triển khai trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.
2. Đóng góp vào việc giảm thiểu sử dụng HEU
Trong khuôn khổ Chương trình giảm thiểu nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân, Việt Nam đã tham gia chương trình chuyển đổi nhiên liệu hạt nhân của lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân Đà lạt từ sử dụng nhiên liệu độ giàu cao (HEU) xuống nhiên liệu độ giàu thấp (LEU). Việt Nam đã thực hiện thành công việc chuyển đổi nhiên liệu từ HEU sang LEU cho Lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân duy nhất của Việt Nam. Toàn bộ nhiên liệu urani có độ giàu cao đã qua sử dụng đã được chuyển lại Nga. Đến nay, Việt Nam hoàn hoàn không có nhiên liệu HEU nữa.
3. Đấu tranh chống buôn bán trái phép vật liệu hạt nhân và vật liệu phóng xạ khác
Việt Nam chia sẻ thông tin về việc thất lạc nguồn phóng xạ thông qua việc tham gia vào cơ sở dữ liệu ITDB của IAEA. Từ năm 2014, 08 cổng phát hiện phóng xạ đã được đưa vào vận hành tại một sân bay quốc tế và 12 cổng được đưa vào vận hành tại một cảng biển lớn. Mạng an ninh hạt nhân tích hợp giữa cơ quan hải quan và cơ quan pháp quy hạt nhân đã được thiết lập, tạo thành mạng lưới ứng phó cảnh báo quốc gia. Đồng thời, thông qua hợp tác với IAEA, Việt Nam đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cho các cán bộ tuyến đầu và Đội chuyên gia hỗ trợ cơ động (MEST), bảo đảm tính bền vững của hệ thống phát hiện phóng xạ và ứng phó hiệu quả đối với các cảnh báo phóng xạ. Dự kiến trong những năm tới, sẽ lắp đặt thêm cổng phát hiện phóng xạ cho một sân bay quốc tế và một cảng biển nữa.
4. Ủng hộ các văn kiện quốc tế đa phương
Việt Nam cam kết thực hiện Nghị quyết 1540 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm báo cáo của mình. Tiếp theo việc phê chuẩn Nghị định thư bổ sung của Hiệp định Thanh sát tháng 9/2012, gia nhập Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân và phê chuẩn Phần sửa đổi của Công ước tháng 10/2012, Việt Nam đã tham gia Công ước quốc tế về việc khủng bố bằng bom năm 2014. Hiện tại, Việt Nam đang tích cực nghiên cứu và chuẩn bị để tham gia Công ước quốc tế về Ngăn chặn hành động khủng bố hạt nhân.
Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm của mình tại Hội thảo khu vực và Hội nghị của các đầu mối trong khuôn khổ Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân để thúc đẩy phê chuẩn Phần sửa đổi của Công ước này.
5. Hợp tác với các tổ chức quốc tế
Việt Nam tích cực hợp tác với IAEA trong khuôn khổ Kế hoạch hỗ trợ an ninh hạt nhân tích hợp, trong đó có phương pháp luận về đánh giá các nguy cơ làm cơ sở thiết kế (DBT); tham gia Mạng quốc tế các Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật về an ninh hạt nhân, đang chuẩn bị kế hoạch xây dựng Trung tâm tiên tiến về An ninh và thanh sát hạt nhân của Việt Nam. Việt Nam đã tích cực đóng góp vào việc xây dựng các Tài liệu Hướng dẫn về an ninh hạt nhân của IAEA tại các cuộc họp tư vấn của IAEA; tham gia vào Ủy ban Hướng dẫn An ninh hạt nhân; cử chuyên gia tư vấn tham gia các đoàn đánh giá của IAEA.
Là thành viên của INTERPOL, Việt Nam đã tích cực tham gia các Hội thảo và Bài tập về ứng phó và quản lý hiện trường tội phạm liên quan đến hạt nhân do INTERPOL tổ chức. Tháng 01/2015, Việt Nam đã chủ trì tổ chức Hội thảo quốc tế về phòng chống buôn bán trái phép hạt nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Hợp tác với các đối tác quốc tế
Tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ ba, Việt Nam đã ủng hộ 08 sáng kiến đa phương tự nguyện (Gift Basket) và sẽ tiếp tục ủng hộ các sáng kiến khác tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ tư.
Việt Nam là thành viên của Sáng kiến Toàn cầu chống khủng bố hạt nhân và đã tham gia nhiều hoạt động trong khuôn khổ Sáng kiến này, như: tham gia các Phiên họp Toàn thể tổ chức năm 2011, năm 2013 và năm 2015, và các hội thảo về giám định hạt nhân, chống khủng bố hạt nhân. Về xây dựng tài liệu Phát triển Cấu trúc phát hiện hạt nhân, Việt Nam đã đóng góp kinh nghiệm về “Vai trò nhận thức của dân chúng trong việc cung cấp thông tin cảnh báo”./.
Về đầu trang
In Ấn
Các tin khác
Hội thảo “Các bài học kinh nghiệm thu được sau sự cố Fukushima”
(01/04/2016)
Trí thức Việt kiều: Chúng tôi quan tâm đến V-KIST
(24/03/2016)
Hội nghị thế giới lần thứ 4 về Khu dự trữ sinh quyển
(23/03/2016)
Hội nghị cấp cao về xây dựng và phát triển năng lực an ninh hạt nhân
(22/03/2016)
Hội thảo chuyên đề về hóa học nước cho nhà máy điện hạt nhân
(20/03/2016)
Đánh giá
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
Đóng
Chấm điểm
Thông báo
Xem thêm
Thông tin về nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: "Giao thông tương lai: Mô hình và giải pháp cho phát triển đô thị hiện đại", mã số NĐT/DE/21/30
(19/11/2024)
Thông tin về nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: Nghiên cứu phát triển chế phẩm hỗ trợ điều trị bệnh viêm, loét dạ dày từ một số cây thuốc thuộc chi Murdannia sp ở Việt Nam, mã số: ĐTĐL.CN-27/21
(14/11/2024)
Thông tin về nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: Ứng dụng công nghệ viễn thám và trí tuệ nhân tạo nghiên cứu, giám sát chất lượng nước hồ nội địa, thí điểm trên địa bàn Hà Nội; Mã số: NĐT/TW/21/16
(14/11/2024)
Thông tin về nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: Nghiên cứu thiết kế và chế tạo tổ hợp thiết bị thu gom, tiền xử lý và trục vớt lục bình trên kênh, rạch tại Long An và các tỉnh lân cận, Mã số: ĐTĐL.CN-26/21
(13/11/2024)
Thông tin về nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: Xây dựng cơ cở dữ liệu đất đai phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, Mã số: ĐTĐL.CN-40/21
(13/11/2024)
Thông tin về nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ gen biến thể ty thể và nhiễm sắc thể Y của một số dân tộc người Việt Nam, mã số: ĐTĐLCN.60/19
(13/11/2024)
Thông tin kết quả thực hiện nhiệm vụ: Nghiên cứu đề xuất hoàn thiện các mô hình tổ chức quản lý, cơ chế chính sách nhằm vận hành bền vững các hệ thống khai thác nước phục vụ cấp nước sinh hoạt cho vùng núi cao, vùng khan hiếm nước; Mã số:...
(11/11/2024)
Thông tin kết quả thực hiện nhiệm vụ: Khai thác phát triển nguồn gen vi khuẩn có khả năng cố định nitơ và sinh tổng hợp indole-3-acetic acid (IAA) ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, mã số NVQG-2021/ĐT.04
(11/11/2024)
Thông tin kết quả thực hiện nhiệm vụ: “Nghiên cứu đổi mới nội dung phương thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh niên Việt nam trong tình hình mới", mã số ĐTĐL.XH-05/22
(11/11/2024)
Thông tin về nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: Nghiên cứu tuyển chọn các chủng Streptomyces bản địa dùng cho sản xuất chế phẩm probiotic phòng trừ bệnh vi khuẩn ở tôm sú và cá tra; Mã số: ĐTĐL.CN-31/21
(08/11/2024)
Thông tin về nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: "Giao thông tương lai: Mô hình và giải pháp cho phát triển đô thị hiện đại", mã số NĐT/DE/21/30
(19/11/2024)
Thông tin về nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: Nghiên cứu phát triển chế phẩm hỗ trợ điều trị bệnh viêm, loét dạ dày từ một số cây thuốc thuộc chi Murdannia sp ở Việt Nam, mã số: ĐTĐL.CN-27/21
(14/11/2024)
Thông tin về nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: Ứng dụng công nghệ viễn thám và trí tuệ nhân tạo nghiên cứu, giám sát chất lượng nước hồ nội địa, thí điểm trên địa bàn Hà Nội; Mã số: NĐT/TW/21/16
(14/11/2024)
Thông tin về nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: Nghiên cứu thiết kế và chế tạo tổ hợp thiết bị thu gom, tiền xử lý và trục vớt lục bình trên kênh, rạch tại Long An và các tỉnh lân cận, Mã số: ĐTĐL.CN-26/21
(13/11/2024)
Thông tin về nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: Xây dựng cơ cở dữ liệu đất đai phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, Mã số: ĐTĐL.CN-40/21
(13/11/2024)
Thông tin về nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ gen biến thể ty thể và nhiễm sắc thể Y của một số dân tộc người Việt Nam, mã số: ĐTĐLCN.60/19
(13/11/2024)
Thông tin kết quả thực hiện nhiệm vụ: Nghiên cứu đề xuất hoàn thiện các mô hình tổ chức quản lý, cơ chế chính sách nhằm vận hành bền vững các hệ thống khai thác nước phục vụ cấp nước sinh hoạt cho vùng núi cao, vùng khan hiếm nước; Mã số:...
(11/11/2024)
Thông tin kết quả thực hiện nhiệm vụ: Khai thác phát triển nguồn gen vi khuẩn có khả năng cố định nitơ và sinh tổng hợp indole-3-acetic acid (IAA) ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, mã số NVQG-2021/ĐT.04
(11/11/2024)
Thông tin kết quả thực hiện nhiệm vụ: “Nghiên cứu đổi mới nội dung phương thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh niên Việt nam trong tình hình mới", mã số ĐTĐL.XH-05/22
(11/11/2024)
Thông tin về nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: Nghiên cứu tuyển chọn các chủng Streptomyces bản địa dùng cho sản xuất chế phẩm probiotic phòng trừ bệnh vi khuẩn ở tôm sú và cá tra; Mã số: ĐTĐL.CN-31/21
(08/11/2024)
CHUYÊN ĐỀ
Chương trình 592
Thi đua khen thưởng
Ứng dụng CNTT, CCHC và Chuyển đổi số
An toàn thông tin
Liên kết trang
Bộ, Ngành, Địa phương
Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ
Quốc hội Việt Nam
Bộ Quốc phòng
Bộ Công An
Bộ Nội vụ
Văn phòng Chính phủ
Bộ Giao thông vận tải
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Thông tin và Truyền thông
Bộ Công Thương
Bộ Ngoại giao
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Bộ Tài chính
Bộ Xây dựng
Bộ Y tế
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
Bộ Tư pháp
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Ủy ban Dân tộc
Thanh tra Chính phủ
Đài Truyền hình Việt Nam
Đài Tiếng nói Việt Nam
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thông tấn xã Việt Nam
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Sở KH&CN An Giang
Sở KH&CN Bà Rịa- Vũng Tàu
Sở KH&CN Bắc Giang
Sở KH&CN Bắc Kạn
Sở KH&CN Bạc Liêu
Sở KH&CN Bắc Ninh
Sở KH&CN Bến Tre
Sở KH&CN Bình Định
Sở KH&CN Bình Dương
Sở KH&CN Bình Phước
Sở KH&CN Bình Thuận
Sở KH&CN Cà Mau
Sở KH&CN Cao Bằng
Sở KH&CN Đắk Lắk
Sở KH&CN Đồng Nai
Sở KH&CN Đồng Tháp
Sở KH&CN Gia Lai
Sở KH&CN Hà Nam
Sở KH&CN Hà Tĩnh
Sở KH&CN Hải Dương
Sở KH&CN Hậu Giang
Sở KH&CN Hòa Bình
Sở KH&CN Hưng Yên
Sở KH&CN Khánh Hòa
Sở KH&CN Kiên Giang
Sở KH&CN Kon Tum
Sở KH&CN Lai Châu
Sở KH&CN Lâm Đồng
Sở KH&CN Lạng Sơn
Sở KH&CN Lào Cai
Sở KH&CN Nam Định
Sở KH&CN Nghệ An
Sở KH&CN Ninh Bình
Sở KH&CN Ninh Thuận
Sở KH&CN Phú Thọ
Sở KH&CN Phú Yên
Sở KH&CN Quảng Bình
Sở KH&CN Quảng Nam
Sở KH&CN Quảng Ngãi
Sở KH&CN Quảng Ninh
Sở KH&CN Quảng Trị
Sở KH&CN Sóc Trăng
Sở KH&CN Sơn La
Sở KH&CN Thái Bình
Sở KH&CN Thái Nguyên
Sở KH&CN Thanh Hóa
Sở KH&CN Thừa Thiên Huế
Sở KH&CN Tiền Giang
Sở KH&CN TP. Cần Thơ
Sở KH&CN TP. Đà Nẵng
Sở KH&CN TP. Hà Nội
Sở KH&CN TP. Hải Phòng
Sở KH&CN TP. Hồ Chí Minh
Sở KH&CN Trà Vinh
Sở KH&CN Tuyên Quang
Sở KH&CN Vĩnh Long
Sở KH&CN Vĩnh Phúc
Sở KH&CN Yên Bái
Bộ Khoa học và Công nghệ
Các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
Báo điện tử tin nhanh Việt Nam
Báo Khoa học và Phát triển
Công đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ
Cục An toàn bức xạ hạt nhân
Cục Công tác phía Nam
Cục Năng lượng nguyên tử
Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN
Cục Sở hữu trí tuệ
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ
Đảng ủy Bộ Khoa học và Công nghệ
Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia
Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Thanh tra Bộ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ
Văn phòng các Chương trình KH&CN quốc gia
Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước
Văn phòng Chương trình Nông thôn miền núi
Văn phòng Công nhận Chất lượng
Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ
Viện Khoa học sở hữu trí tuệ
Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam
Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ
Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng
TAGS
Đổi mới sáng tạo
Sở hữu trí tuệ
Khởi nghiệp
CMCN 4.0
Techfest
Thủ tướng Chính phủ
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt
Trí tuệ nhân tạo
Khách online:
38982
Lượt truy cập:
115829372