Trị liệu laser công suất thấp trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Thứ sáu, 30/07/2021 18:47 GMT+7

Moskvin và các cộng sự (S.V. Moskvin, A.V. Kochetkov, E.V. Askhadulin, B.G. Mitkovsky, Laser Therapy for COVID-19: Prevention, Treatment and Rehabilitation, Moscow 2021) đã nghiên cứu phương pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo kỹ thuật trị liệu laser riêng, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số nội dung liên quan có hiệu quả tốt trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Các kết quả nghiên cứu như sau:

1. Vị trí của các khu vực trên cơ thể người cho chiếu sáng sử dụng liệu pháp laser công suất thấp (LLLT) bên ngoài được trình bày trong Hình 1;

2. Việc chiếu nội mạch được thực hiện thông qua tĩnh mạch nền (Hình 2);

3. Tất cả những người tiếp xúc với người bệnh (nhân viên y tế, người thân, đồng nghiệp), cũng như những người đến từ các khu vực có tình hình dịch tễ học không thuận lợi, cần phải trải qua 3-5 liệu trình laser mỗi ngày;

4. Loại đầu phát, tiếp xúc và các thông số của kỹ thuật trị liệu laser được chỉ ra trong Bảng 1 và 2.



Hình 1: Khu vực chiếu laser cho bệnh nhân COVID-19 (chiếu sáng laser không xâm lấn)



Hình 2. Chiếu nội mạch bằng laser mầu đỏ, công suất trung bình 2,5mW, thời gian 45 – 60 phút ( Chiếu ánh sáng laser xâm lấn)

 

Loại đầu phát

Khu vực tác động

(hình 1)

Phơi sáng (phút)

ML–635-40

1 – vùng thượng đòn trái

2

ML– 904-80

2 – tuyến ức

1

ML– 904-80

3 – lá lách

1

ML–635-40

5 – đối xứng

0,5 mỗi vùng

Bảng 1. Các vùng, điểm tác động để ngăn ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2

 

Ghi chú

Giá trị

Tham số

Bước sóng laser, nm

635 (@:ML–635-40)

-

904 (@:ML– 904-80)

 

Chế độ vận hành laser

Xung

Đầu phát ma trận, diện tích bề mặt 10 cm2

Độ rộng xung ánh sáng, ns

100–150

-

Công suất bức xạ, W

35–40

@:ML–635-40

60–80

@:ML– 904-80

Mật độ công suất, W/cm2

4–5

@:ML–635-40

8-10

@:ML– 904-80

Tần số Hz

80

Vùng 1-5

80-1500

Vùng 6, 7, 8 (hình 1) – tần số có thể thay đổi tùy thuộc vào các triệu chứng và tình trạng của bệnh nhân

Phơi sáng cho 1 vùng, phút

Xem Bảng 1

-

Số vùng tác động

8

-

Phương pháp thực hiện

Tiếp xúc

Thông qua đầu phát ma trận

Bảng 2. Các thông số của kỹ thuật liệu pháp  laser chiếu ngoài (Chiếu ánh sáng laser không xâm lấn) để phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2
 

Trong nghiên cứu ban đầu về tác dụng của laser với điều trị Covid-19, các nhà khoa học Nga đã nhận định: Sự kết hợp của chiếu sáng nội mạch bằng laser ILBI (Intravenous Laser Blood Irradiation) và liệu pháp ánh sáng xuyên TLT (Transcranial Light Therapy) với các chất điều hòa miễn dịch được chứng minh là hiệu quả tốt nhất trong việc ngăn ngừa và điều trị Covid-19. Với kết quả nghiên cứu này đã mở ra nhiều nghiên cứu, ứng dụng sâu hơn bức xạ laser trong phòng, chống và điều trị Covid-19.

Tại Việt Nam, công tác nghiên cứu, chế tạo thiết bị laser y tế được bắt đầu năm 1984 với nhiều cơ sở nghiên cứu và phát triển vừa sản xuất thiết bị laser y tế vừa triển khai ứng dụng lâm sàng. Phương pháp trị liệu bằng laser nội mạch, laser chiếu ngoài, laser châm đã được Bộ Y tế công nhận và đưa vào danh mục điều trị bệnh. Nhiều thủ thuật cũng đã được bảo hiểm y tế chi trả như laser nội mạch, laser châm. Trị liệu bằng laser nội mạch, laser chiếu ngoài đã được triển khai hầu khắp các cơ sơ y tế trong cả nước, đặc biệt là các bệnh viện Y học cổ truyền, bệnh viện phục hồi chức năng. Cũng đã có nhiều công trình, nhiều luận án nghiên cứu về ứng dụng laser trong y học được thực hiện trong nước từ nghiên cứu ứng dụng tới nghiên cứu cơ bản.

Hiện nay, các thiết bị laser chiếu ngoài, laser nội mạch, laser châm cứu đã được nhiều cơ sở trong nước chế tạo và sản xuất. Trung tâm Công nghệ Laser (NACENLAS)- Viện Ứng dụng Công nghệ đã chế tạo sản xuất nhiều loại thiết bi laser công suất thấp, có giấy phép lưu hành trang thiết bị y tế, đã chuyển giao cho rất nhiều cơ sở y tế. Ngoài ra có một số thiết bị khác như Laser 2 bước sóng, Laser công suất thấp 1 đầu ra, Magic beam,… Trung tâm Công nghệ Laser cũng đã liên kết với Viện Trang thiết bị và công trình y tế - Bộ Y tế, các sở y tế, các đơn vị y tế để tổ chức các lớp tập huấn ứng dụng laser trong y học, đặc biệt là Dự án Laser y học, cùng với sự tham gia của khoa Laser y học - Viện 108, Viện Vật lý… nhằm phát triển chuyên ngành laser y học cả về chiều sâu và chiều rộng như ngày nay với rất nhiều chuyên ngành. Các thiết bị trình bày ở trên hiện đang được lưu hành, có thể dễ dàng triển khai sản xuất quy mô công nghiệp để phục vụ nhu cầu của đất nước để phòng chống, dịch.

Qua triệu chứng của bệnh Covid-19 và tác dụng của Laser công suất thấp có thể thấy khả năng sử dụng thiết bị laser, đặc biệt là laser nội mạch cho trị liệu có hiệu quả rất cao. Với phương pháp chiếu ngoài, chiếu trên tĩnh mạch hay chiếu toàn thân, phương pháp không tiếp xúc không chảy máu có thể hỗ trợ điều trị sớm cho bệnh nhân Covid-19 ngay từ sớm, ở tuyến y tế cơ sở hay thậm chí ở tại gia đình, đặc biệt là với bệnh nhân không triệu chứng hoặc bệnh nhân nhẹ giúp bệnh không chuyển lên mức độ nặng hơn trong tuần đầu tiên của bệnh.



Cán bộ Trung tâm Công nghệ Laser tham gia Hội thảo đội ngũ trí thức KH&CN với việc ngăn chặn và đầy lùi đại dịch COVID
- 19

Nguồn: Viện Ứng dụng công nghệ

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img