Đến nay, đề tài đã được một số kết quả về nhân giống và xây dựng mô hình trồng và sơ chế dược liệu Cam thảo đất và Cam thảo dây. Cụ thể: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành nhân giống Cây Cam thảo đất bằng hạt trong vườn ươm với diện tích 300 m2 với số lượng cây là 46.800 cây giống và nhân giống cây Cam thảo dây bằng hom từ vườn ươm 200m2 với số lượng cây đạt 11000 cây;
Đã tiến hành trồng và chăm sóc dược liệu cây Cam thảo đất và Cam thảo dây theo hướng GACP-WHO với quy mô 0,5 ha mỗi loại tại thôn Đá Hàn, xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình;
Đã hoàn thiện được các quy trình sơ chế dược liệu cây Cam thảo đất và Cam thảo dây.
Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục chăm sóc và theo dõi các mô hình trồng để đánh giá hiệu quả kinh tế, tổ chức hội thảo để tuyên truyền, hướng dẫn các kĩ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc dược liệu của 2 loại cây Cam thảo này theo hướng GACP-WHO cho các hộ dân và kĩ thuật viên trong huyện Gia Viễn để có thể ứng dụng và nhân rộng mô hình trên toàn huyện cũng như trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Tháng 07 năm 2021, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình đã tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài và thăm các mô hình trồng, chăm sóc cây giống Cam thảo đất và Cam thảo dây.
Một số hình ảnh đoàn kiểm tra tại mô hình nhân giống dược liệu Cam thảo đất và Cam thảo dây trong vườn ươm giống và thực địa:
Mô hình vườn nhân giống cam thảo dây, cam thảo đất
Đoàn kiểm tra của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình
Mô hình trồng dược liệu cam thảo dây
Mô hình trồng dược liệu cam thảo đất