Cửa sổ chương trình khi kích hoạt
Theo quy hoạch phát triển ngành than năm 2015 sản lượng khai thác than đạt 55÷58 triệu tấn, đến năm 2020 sản lượng đạt 66÷70 triệu tấn. Với điều kiện khai thác ngày càng xuống sâu thì hệ số bóc tách đất đá ngày càng lớn. Để đạt được mục tiêu tăng sản lượng và giảm thiểu sức lao động, cần thiết phải tiến hành cơ gới hóa trong khai thác.
Hiện nay, ở các mỏ khai thác lộ thiên nước ta như: Hà Tu, Cao Sơn, Cọc Sáu, Đèo Nai v.v… sử dụng tương đối nhiều các loại máy xúc ЭKT. Một số phụ tùng chính của máy xúc ЭKT như cụm tay gầu có kết cấu khá phức tạp, khối lượng lớn, việc chế tạo và sửa chữa phục hồi còn gặp nhiều khó khăn, vẫn phải nhập khẩu để phục vụ việc sửa chữa, phục hồi.
Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu do Cơ quan chủ trì Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - Vinacomin phối hợp với Chủ Nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Tuấn Cường cùng thực hiện. Sau khi tìm hiểu và khảo sát điều kiện làm việc của cụm tay gầu của máy xúc ЭKT-5A, tìm hiểu thực trạng sử dụng máy xúc điện ЭKT trong các mỏ lộ thiên và tham khảo ý kiến chuyên gia, dựa theo đề cương nghiên cứu đã lập, nhóm đề tài đã thực hiện được các phần việc sau đây:
- Tìm hiểu và khảo sát tình hình thực tế sử dụng máy xúc ЭKT-5A trong các mỏ lộ thiên thuộc TKV.
- Nghiên cứu lý thuyết, xác định các thông số hình & cơ học của cụm tay gầu và của lớp cắt đất đá.
- Xây dựng mô hình và tính toán thiết kế cụm tay gầu của máy xúc ЭKT-5A.
- Xây dụng phần mềm tính toán thiết kế cụm tay gầu của máy xúc ЭKT-5A.
- Lập bộ bản vẽ thiết kế theo mẫu cụm tay gầu của máy xúc ЭKT-5A.
- Đưa ra được quy trình công nghệ chế tạo chi tiết chính của cụm tay gầu.
*Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 134100/2017) tại Cục Thông tin KHCNQG.