Toàn cảnh Hội nghị Sơ kết hai năm triển khai Chương trình phát triển công nghệ vi mạch TP Hồ Chí Minh
Tham gia chương trình Sơ kết có ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ KH&CN; ông Hoàng Văn Phong, Phái viên Tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực KH&CN; ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cùng đại diện Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC), các đơn vị có liên quan…
Theo báo cáo tham luận của PGS.TS Lê Hoài Quốc, Trưởng ban quản lý Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh, sau hai năm triển khai, chương trình đã thu hút một số nhà đầu tư trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn có vốn FDI đầu tư vào khu công nghệ Cao TP.HCM như tập đoàn điện tử SamSung với tổng vốn 1,4 tỷ USD. Bên cạnh đó, chương trình cũng thu hút một số doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực vi mạch, bán dẫn cả FDI và trong nước khác như Mỹ, Hàn Quốc, Singapore…
Hoạt động R&D và ươm tạo doanh nghiệp cũng có những kết quả khả quan. Cụ thể đã công bố chip Cảm biến áp suất năm 2014. Đề tài được hội đồng đánh giá tốt và nghiệm thu trong chương trình nghiên cứu vi mạch TP.HCM năm 2014 và đang xúc tiến thương mại hóa. Chương trình cũng phối hợp với ICDREC và doanh nghiệp ứng dụng chip cảm biến áp suất trong thiết bị máy đo huyết áp, thiết bị đo cột nước, đồng hồ nước năm 2015; Đang hợp tác với Viện Fraunhofer (Đức), ICDREC –VNUHCM thực hiện đề tài về cảm biến sinh học (QCM – dạng sản phẩm MEMS) trong chương trình nghị định thư…
Chương trình vi mạch TP Hồ Chí Minh đã có những kết quả nghiên cứu đi vào cuộc sốngKiến nghị tại Hội nghị, các đại biểu cho rằng, trong tương lai gần, TP.HCM cần thiết phải hình thành một tổ chức có chức năng và phương tiện nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm để kết nối thành một chuỗi hoạt động liên tục đi từ nghiên cứu thiết kế và các hoạt động có tính hàn lâm khác đến các hoạt động sản xuất thử nghiệm để ứng dụng các sản phẩm vi mạch và bán dẫn - làm nơi hội tụ các nhà khoa học trong lĩnh vực này để thúc đẩy phát triển nhanh các nghiên cứu và ứng dụng không chỉ trong lĩnh vực vi mạch và bán dẫn mà còn có tác động dẫn hướng và kích hoạt cho các hoạt động KH&CN trong các lĩnh vực khác có liên quan như công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, tự động hóa… Tại Hội nghị sơ kết, các đại biểu cũng kiến nghị cần thành lập Viện Nghiên cứu và phát triển vi mạch - bán dẫn TP.HCM.
Mục
tiêu chương trình Vi mạch TP.HCM giai đoạn 2013- 2020
• Năm
2020, ngành vi mạch đạt 100-150 triệu USD (có giá trị gia tăng cao)
• Góp
phần tích cực cho việc đổi mới công nghệ quốc phòng và gia tăng tính bảo mật
trong an ninh quốc phòng (Chương trình phát triển công nghệ quốc phòng, Chương
trình vật tư thay thế, … của Bộ Quốc phòng)
• Đến
năm 2020 sẽ kêu gọi ít nhất 5 tập đoàn đa quốc gia về lĩnh vực công nghiệp điện
tử đầu tư tại Việt Nam. Đến năm 2020 dự kiến đào tạo 2000 người hoạt động
trong lĩnh vực vi mạch điện tử bao gồm: kỹ sư, kỹ thuật viên,...
• Dự
kiến đến năm 2020 dự kiến ươm tạo được trên 30 doanh nghiệp KH&CN hoạt động
trong lĩnh vực điện tử vi mạch.
|