Thông báo nộp đề xuất nhiệm vụ Hợp tác quốc tế về Khoa học và Công nghệ lần thứ nhất cho các dự án nghiên cứu chung R&D Việt Nam – CHLB Đức

Thứ tư, 20/02/2013 14:13 GMT+7

Thông tin chung

- Chính phủ CHLB Đức và Chính phủ Việt Nam đã thông báo kêu gọi nộp đề xuất cho các dự án nghiên cứu và triển khai chung, tập trung vào việc phát triển các sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực công nghệ ứng dụng.

- Các dự án đề xuất cần đưa ra các sản phẩm có khả năng thương mại hóa, các dịch vụ dựa trên công nghệ hoặc các phương pháp có tiềm năng thị trường lớn.

- Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (MOST) và Bộ Kinh tế Công nghệ Liên bang Đức (BMWi) sẽ cùng hỗ trợ kinh phí từ ngân sách trong khuôn khổ các chương trình quốc gia của Việt Nam và chương trình ZIM của BMWi (Chương trình Đổi mới trung tâm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ) đối với các dự án chung.

Đối tượng tham gia

§- Các đối tác gồm ít nhất 1 công ty thương mại Việt Nam và 1 công ty thương mại Đức và 1 viện nghiên cứu Việt Nam (sự tham gia của các viện nghiên cứu/ trường đại học và các công ty khác được khuyến khích với tư cách là các thành viên bổ sung hoặc nhà thầu phụ, dựa trên các quy định về tài trợ của mỗi quốc gia)

§- Các công ty và/ hoặc viện nghiên cứu từ các nước khác cũng có thể tham gia. Sự tham gia của các đối tác này không được tài trợ bởi Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc BMWi.

§- Dự án cần thể hiện những lợi ích rõ ràng và giá trị gia tăng nhờ sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, tổ chức từ 2 nước (VD: nền tảng tri thức, khả năng thương mại, cách tiếp cận cơ sở hạ tầng R&D, các lĩnh vực ứng dụng mới)

§- Bất kỳ đối tác nào có dự án hợp tác R&D phù hợp với những tiêu chí trên có thể nộp đề xuất theo thông báo này phù hợp với các Luật, Thông lệ, Quy định quốc gia có hiệu lực.

Lĩnh vực ưu tiên hợp tác

-Công nghệ sinh học.

-Kỹ thuật hóa học.

-Công nghệ thông tin.

-Năng lượng tái tạo.

Thời gian thực hiện

Bắt đầu từ 2014, kéo dài không quá 03 năm

Cơ quan tài trợ dự án

-Các đề xuất dự án đủ điều kiện của CHLB Đức và Chính phủ Việt Nam sẽ được tài trợ bởi các chương trình quỹ quốc gia và bổ sung thêm từ nguồn vốn của chính doanh nghiệp đó.

-Bộ Khoa học và Công nghệ MOST (đại diện là Vụ Hợp tác Quốc tế - DIC) và Bộ Kinh tế và Công nghệ BMWi (đại diện là AiF Projekt GmbH) sẽ cung cấp các hoạt động hỗ trợ cần thiết cho các đối tác dự án trong giai đoạn đề xuất dự án, giám sát và đánh giá.

Hạn nộp đề xuất

đến hết 26/4/2013

Qui định chung về việc nộp đề xuất

Từ khi thông báo đến khi kết thúc kêu gọi nộp đề xuất dự án, tất cả các dự án cần nộp một bản đề xuất chung, ngắn gọn bằng tiếng Việt, có chữ ký hợp pháp của tất cả các tổ chức tham gia vào dự án và một bản Dự thảo thỏa thuận hợp tác quy định các điều khoản hợp tác giữa tất cả các đối tác bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

Yêu cầu tối thiểu của một thỏa thuận

-- Mô tả mục đích của dự án và chỉ ra sự khác biệt của các tiểu dự án của các đối tác bao gồm kế hoạch triển khai chi tiết (các đề xuất dự án có thể được xác nhận là một phần của thỏa thuận)

-- Sắp xếp theo thứ tự đơn vị tham gia dự án và trong trường hợp có thông báo sẽ được gửi đến cho tất cả các đơn vị tham gia dự án.

-- Quy định quyền sở hữu trí tuệ (cũ hoặc mới)

-- Quy định cơ bản về thương mại hóa chung và chia sẻ lợi ích

-- Các kết quả nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu công nghệ của Đức phải gửi cho các đơn vị có liên quan để có được sự đồng thuận từ các đơn vị đó.

- Mẫu đề xuất dự án được đăng tải trên trang web: www.zim-bmwi.de (đối với Đức)

- Thời gian thực hiện dự án không quá 3 năm.

- Đề xuất chung và Dự thảo thỏa thuận với các công ty phải nộp theo đường thư điện tử đến địa chỉ

thivan@most.gov.vn

f.richer@aif-projekt-gmbh.de

Các đối tác dự án muốn đề xuất xin tài trợ trong chương trình này, cần nộp một đề xuất dự án nghiên cứu cấp nhà nước theo những quy định sau:

Đối với các đối tác Việt Nam:

- Một trường đại học/viện nghiên cứu là đối tác dự án chính muốn đề xuất xin tài trợ cần trình lên Bộ Khoa học và Công nghệ một đề xuất dự án nghiên cứu cấp nhà nước bao gồm những tài liệu sau:

-- Một đề xuất dự án bằng tiếng Việt theo mẫu trên trang web chính thức của MOST còn hiệu lực được quy định bởi văn bản pháp luật hiện hành. Đề xuất phải được nộp kèm với một công văn của cơ quan chủ quan.

-- Thỏa thuận Hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam, có chữ ký hợp pháp của các bên tham gia và cơ quan có thẩm quyền.

-- Thỏa thuận hợp tác với các đối tác của Đức theo qui định nêu trên.

Đối với các đối tác của Đức:

- Mỗi đối tác của Đức nộp một đề án ZIM theo mẫu “KF” bằng văn bản tới AiF Projekt GmbH.

- Tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức theo định nghĩa của EU và các công ty có tối đa 500 nhân viên (làm việc toàn thời gian) trong tổng số tất cả các chi nhánh và các công ty đối tác có triển khai hoạt động R&D để phát triển một sản phẩm, một quy trình hoặc một dịch vụ kỹ thuật mới - hợp tác với các viện nghiên cứu/ trường đại học – có quyền được nộp đề xuất.

- Chi tiết về tiêu chí có thể xem thêm tại trang web của ZIM (http://www.zim-bmwi.de/kooperationsprojekte - chỉ có tiếng Đức). Các đề xuất phải phù hợp với các quy định của ZIM, ví dụ: đề xuất phải được viết bằng tiếng Đức.

Thông tin khác, mẫu đăng ký và nơi tiếp nhận:

Việt Nam

CHLB Đức

Đại diện: Bà Nguyễn Thị Vân

Cơ quan: Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Địa chỉ: 113 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 04.39435376/ 0912218653

Fax: 04.39439987

Email: thivan@most.gov.vn

Ông Nguyễn Đức Hoàng

Cơ quan: Phòng Hợp tác Quốc tế, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ

Địa chỉ: 113 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0982086099

Đại diện: Ông Felix Richter

Cơ quan : AiF Projekt GmbH

Địa chỉ: Tschaikowskistraβe 49,13156 Berlin.

Điện thoại: +49-30-48163-493

Email: f.richter@aif-projekt-gmbh.de

http://www.zim-bmwi.de/kooperationsprojekte

Tệp đính kèm:

- Đề xuất nhiệm vụ hợp tác quốc tế về Khoa học và Công nghệ giữa Đức và Việt Nam

Nguồn: Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img