Thời kỳ 1993 - 2002


Từ 12/10/1992 đổi tên thành Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Đất nước đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện từ sau Đại hội Đảng VI. Những năm đầu của thời kỳ đổi mới, chúng ta từng bước xây dựng cơ chế quản lý kinh tế cũng như cơ chế quản lý KHCN cho phù hợp với điều kiện mới của nền kinh tế thị trường. Chính sách mở cửa kinh tế với việc công bố Luật Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (1987) nhưng phải đến những năm cuối thập kỷ 80 đầu tư của nước ngoài mới bắt đầu tăng về số lượng, tiền vốn và nhịp độ. Nông nghiệp và nông thôn sau khoán 10 đã có những chuyển biến tích cực trong quản lý và sản xuất, nông dân đã thực sự làm chủ phần ruộng đất của mình, tự tìm tòi các kỹ thuật tiến bộ, các giống cây con mới để ứng dụng vào sản xuất, đẩy mạnh việc sản xuất nông sản hàng hoá.

Nền kinh tế phát triển, đầu tư nước ngoài tăng mạnh, đi theo đó là việc nhập công nghệ, ký kết và thực hiện các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Trong lúc mở cửa kinh tế, các doanh nghiệp trong nước phải chấp nhận cuộc cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khập khẩu, hàng nhập lậu. Do công nghệ lạc hậu kéo dài trong nhiều năm, khi phát triển nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn, lao đao có cơ sở phải chấp nhận đổ vỡ, phá sản, tình hình đó đã thôi thúc các doanh nghiệp phải nhanh chóng đổi mới công nghệ, đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm để giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh giành giật thị trường ngay trong nước và thị trường xuất khẩu.

Vấn đề bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề cấp thiết, có tính toàn cầu. Trong nhiều năm qua, chúng ta chưa thật sự quan tâm bảo vệ nên đã phải gánh chịu những hậu quả rất nghiêm trọng: rừng bị chặt phá, đất đai nông nghiệp bị ô nhiễm nặng vì dùng quá mức phân hoá học, thuốc trừ sâu, công nghệ lạc hậu gây ra tình trạng ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí kéo theo lũ lụt nghiêm trọng.

Nội dung quản lý hoạt động KHCN trong nền kinh tế thị trường có những thay đổi, đối tượng, phạm vi cũng như nội dung quản lý được mở rộng buộc phải nhanh chóng đổi mới chế độ quản lý, phương thức quản lý, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước một cách đồng bộ, toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới cơ chế quản lý KHCN trong nền kinh tế thị trường. Việc quản lý Nhà nước về công nghệ và môi trường đã trở nên bức bách, phải có cơ quan quản lý Nhà nước với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để đảm nhiệm lấy trọng trách này.

Việc thành lập Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường vào giai đoạn đất nước tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới và chuẩn bị bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc tăng cường lãnh đạo và chỉ đạo sự phát triển khoa học và công nghệ của đất nước, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về khoa học, công nghệ và môi trường. Điều đó một lần nữa xác định rõ tính chất, đối tượng, nội dung quản lý nhà nước của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong phạm vi cả nước, tạo nên những vị thế mới để Bộ mở rộng quan hệ quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế về mọi mặt trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường đối với các tổ chức quốc tế, các quốc gia và cộng đồng khoa học thế giới.

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường được thành lập theo Nghị quyết kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá 9 ngày 30-9-1992. Từ ngày 12-10-1992, cơ quan chính thức sử dụng con dấu mới là Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Ngày 22-5-1993 Chính phủ mới ban hành Nghị định số 22-CP về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

A.Về chức năng, nhiệm vụ

Chức năng: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, tiêu chuẩn hoá, sở hữu công nghiệp và bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước (Điều 1).

Nhiệm vụ và quyền hạn: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước đã ghi ở Chương II Nghị định 15-CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể dưới đây (Điều 2):

1. Về nghiên cứu khoa học:

a- Xây dựng trình Chính phủ các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học trọng điểm của Nhà nước, các kế hoạch năm năm và hàng năm về nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạchvà dự án sau khi được phê chuẩn;

b- Ban hành quy chế quản lý các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học;

c- Hướng dẫn, định hướng cho các ngành, các địa phương, các tổ chức khoa hõcây dựng các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học của ngành , địa phương và đơn vị;

d- Tổ chức nghiên cứu về công tác quản lý khoa học, công nghệ , môi trường và chiến lược phát triển khoa học và công nghệ;

2. Về phát triển công nghệ:

a- Xây dựng trình Chính phủ các dự án phát triển công nghểtọng điểm của Nhà nước, các kế hoạch năm năm và hàng năm về phát triển công nghệ;

b- Kiến nghị với Chính phủ danh mục các công nghệ ưu tiên phát triển nhập, hạn chế và đình chỉ nhập;

c-Xây dựng, trình Chính phủ quy chế hoạt động chuyển giao công nghệ , kiểm tra việc thực hiện quy chế đó trong phạm vi cả nước;

- Tổ chức giám định Nhà nước về công nghệ đối với các dự án đầu tư quan trọng theo quy định của Chính phủ. Hướng dẫn các ngành, địa phương trong công tác này.

- Hưỡng dẫn các ngành các địa phương đánh giá trình độ công nghệ;

d- Tham gia việc đánh giá , xét duyệt các quy hoạch phát triển các ngành, địa phương, luận chứng kinh tế - kỹ thuật của những công trình quan trọng;

đ- Xây dựng và ban hành quy chế về quản lý kỹ thuật trong các ngành, các địa phương, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó.

3. Về bảo vệ môi trường:

a- Xây dựng, trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền các chính sách, quy phạm , tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.

Tổ chức thực hiện kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển lâu bền đã được Chính phủ phê duyệt;

b-Tổ chức giám định về yêu cầu bảo vệ Môi trường của các dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trước khi trình Chính phủ quyết định;

c- Hướng dẫn các ngành, địa phương về nghiệp vụ quản lý bảo vệ môi trường. Phối hợp với các đoàn thể nhân dân tổ chức và hướng dẫn các hoạt động quàn chúng bảo vệ môi trường.

4. Về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng:

a-Chủ trì phối hợp các cơ quancó liên quan xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam, hướng dẫn các ngành, địa phương xây dựng tiêu chuẩn ngành, địa phương;

b- Xây dựng và phát triển hệ thống chuẩn đo lường của Việt Nam, quản lý các chuẩn đo lường quốc gia;

c- Hướng dẫn các ngành, địa phương về nghiệp vụ đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá cho các ngành, địa phương và cơ sở. Phối hợp các ngành liên quan tổ chức công tác đào tạo , bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng;

d- Tổ chức hệ thống kiểm định đo lường Nhà Nước. Thực hiện và hướng dẫn thực hiện việc kiểm định chuẩn đợn vị đo lường và phương tiện đo lường. Công nhận khả năng kiệm định về đo lường của các cơ quan đo lường các cấp, duyệt mẫu trước khi cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất nhập khẩu phương tiện đo lường;

đ- Tổ chức đăng ký và cấp giấy chúng nhận đăng ký chất lượng hàng hoá , phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam, công nhận phòng thử nghiệm chất lượng hàng hoá , tổ chức việc kiểm tra Nhà Nước đối với chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu theo quy định của Chinhs phủ.

5. Về sở hữu công nghiệp:

a- Thực hiện các biện pháp về quyền lợi của Nhà Nước trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

b- Tiếp nhận, xem xét đơn yêu cầu bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, cấp văn bằng bảo hộ, giấy phép hoạt động cho người đại diện sở hữu công nghiệp;

c- Xây dựng và tổ chức khai thác có hiệu quả trung tâm thông tin tư liệu về sở hữu công nghiệp. Chọn lọc các sáng kiến, giải pháp hữu ích,sáng chế để kiến nghị áp dụng;

d- Chỉ đạo nghiệp vụ về sở hữu công nghiệpcho các ngành, địa phương, cơ sở.

6. Về quản lý các nguồn lực khoa học, công nghệ:

a- Quản lý Nhà nước đối với các tổ chức khoa học - công nghệthuộc mọi thành phần kinh tế.

Chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ đối với các cơ quan quản lý khoa học , công nghệ và môi trường của các địa phương;

b- Kiến nghị với Chính phủ , chính sách, phương hướng đào tạo cán bộ khoa họccó trình độ trên đại học, phát triển đội ngũ cán bộ khoa học- công nghệ , sử dụng hoẹp lý đội ngũ cán bộ khoa học- công nghệ thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả tri thức Việt kiều.

Xây dựng cơ sở dữ liệu về cán bộ khoa học- công nghệ của cả nước. Định kỳ phân tích, đánh giá trình độ cán bộ khoa hỏctong cả nước và đề xuất các chính sách , giải pháp cần thiết.

Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ quản lý khoa học , công nghệ và môi trường;

c- Kiến nghị với Chính phủ các chính sách, biện pháp khuyến khích tài trợ của các thành phần kinh tế , các tổ chức xã hội và cá nhân cho khoa học , công nghệ và môi trường;

d- Xây dựng quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thông tin tư liệu khoa học , công nghệ và môi trường.

Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động hội nghị, hội thảo, trao đổi tư liệu thông tin khoa học , công nghệ và môi trường.

7. Thực hiện chức năng cơ quan thường trực của Hội đồng chính sách khoa học và công nghệ quốc gia, Hội đồng xét duyệt trữ lượng khoáng sản.

B- Về tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức theo Nghị định 22/CP ngày 22-5-1993 của Chính phủ và được bổ sung sửa đổi theo theo Quyết định số 248-TTg của TTCP ngày 23-4-1996, cụ thể như sau:

- Tổ chức lại Vụ Nghiên cứu - Triển khai, Vụ Phát triển công nghệ thành Vụ Quản lý Khoa học, Vụ Quản lý công nghệ, Văn phòng thẩm định về CN và MT các dự án đầu tư ;

- Đổi tên Vụ Kế hoạch - Tài chính thành Vụ Kế hoạch ;

- Thành lập Vụ Tài chính kế toán, Trường Bồi dưỡng Nghiệp vụ quản lý KHCN&MT ; Viện nghiên cứu Chiến lược và Chính sách KHCN trên cơ sở Viện nghiên cứu Dự báo và Chiến lược KHCN và Viện nghiên cứu Quản lý KHCN

Ngày 13-2-1998 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 35/1998/QĐ-TTg thành lập các vụ sau:

- Vụ Quản lý khoa học và công nghệ Công nghiệp

- Vụ Quản lý khoa học và công nghệ Nông nghiệp

- Vụ Quản lý khoa học Xã hội và Tự nhiên

Trên cơ sở hai Vụ: Quản lý Khoa học, Vụ Quản lý công nghệ.

Năm 1998 tổ chức bộ máy của Bộ có thêm Vụ Pháp chế, Ban Quản lý Dự án Khu công nghệ cao Hoà Lạc.

Tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tính đến 31/12/1998:

Khối quản lý Nhà nước gồm các đơn vị sau:

- Văn phòng Bộ.

- Vụ Tổ chức và Cán bộ khoa học.

- Thanh tra Bộ.

- Vụ Kế hoạch.

- Vụ Tài chính kế toán.

- Vụ Pháp chế.

- Vụ Quan hệ Quốc tế.

- Vụ Quản lý khoa học và công nghệ Công nghiệp.

- Vụ Quản lý khoa học và công nghệ Nông nghiệp.

- Vụ Quản lý khoa học Xã hội và Tự nhiên.

- Ban an toàn bức xạ hạt nhân.

- Văn phòng thẩm định về CN và MT các dự án đầu tư.

- Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản.

- Tổng cục TC- ĐL- CL.

- Cục Sở hữu công nghiệp.

- Cục Môi trường.

Khối sự nghiệp khoa học gồm các đơn vị sau:

- Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ.

- Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.

- Viện Nghiên cứu ứng dụng công nghệ.

- Trung tâm Thông tin- Tư liệu khoa học và công nghệ Quốc gia.

- Trường bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý khoa học.

- Báo Khoa học và Phát triển.

Khối Doanh nghiệp Nhà nước gồm các đơn vị sau:

- Công ty Phát triển đầu tư công nghệ ( FPT).

- Công ty xuất nhập khẩu công nghệ mới( NACENIMEX).

- Công ty xuất nhập khẩu khoa học kỹ thuật( TECHNIMEX).

- Công Sở hữu công nghiệp ( INVESTIP).

- Công ty Công nghệ Điện tử, Cơ khí và Môi trường( EMECO).

- Công ty ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ ( MITEC)

- Nhà Xuất bản khoa học và kỹ thuật.

Về cán bộ lãnh đạo Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Chức vụ Bộ trưởng do ông Đặng Hữu đảm nhiệm (4/1982 đến 10/1996), ông Phạm Gia Khiêm (từ 11/1996 đến 9/1997), ông Chu Tuấn Nhạ (từ 10/1997 đến 2002).

C - Những chủ trương và hoạt động chính của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

C.1. Công tác tham mưu

1. Về xây dựng chính sách

Trong giai đoạn 1993-1998, Ban Chấp hành TƯĐ đã họp và ra nhiều nghị quyết có liên quan đến sự phát triển công tác khoa học - công nghệ (Nghị quyết Trung ương 7 khoá VII năm 1994), Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII năm 1996) và Chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường (1998).

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo lấy ý kiến của các Bộ ngành, địa phương, các cơ sở nghiên cứu và đào tạo, các nhà khoa học để đánh giá thực trạng khoa học, công nghệ và môi trường, đề xuất các chính sách, biện pháp lớn khuyến khích hoạt động KHCN và bảo vệ môi trường. Qua các đợt sinh hoạt này, Bộ đã tranh thủ Hội đồng chính sách KHCN quốc gia bổ sung ý kiến vào Dự thảo văn kiện Hội nghị Trung ương 7, Dự thảo Nghị quyết Trung ương 2 về KHCN, Chỉ thị của Bộ Chính trị về môi trường. Bộ cũng đã tích cực xây dựng các nội dung có liên quan đến hoạt động KHCNMT để bổ sung vào Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng VIII.

Bộ đã chỉ đạo việc nghiên cứu và hoàn chỉnh việc dự thảo các chính sách chất lượng, chính sách công nghệ bao gồm cả việc xác định lộ trình công nghệ của một số ngành trọng điểm, các chính sách phát triển một số ngành công nghệ mũi nhọn (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghệ tự động hoá)...

Đã nghiên cứu xây dựng Đề án "Chính sách và cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới công nghệ", Dự thảo đã được Chính phủ xem xét cho ý kiến bổ sung để ban han hành.

Bộ cũng đã phối hợp với các Bộ hữu quan tiến hành nghiên cứu xây dựng một số chính sách: Chính sách khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, đào tạo tổ chức sản xuất các sản phẩm là kết quả nghiên cứu của mình, Chính sách sử dụng vốn các chương trình kinh tế - xã hội cho nghiên cứu - triển khai để phục vụ cho các chương trình đó, chính sách và chế độ lương và phụ cấp cho cán bộ KHCN về công tác tại vùng sâu, vùng xa, chế độ đối với cán bộ KHCN cao tuổi tiếp tục làm việc...

Ngoài ra theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ KHCXNMT đang phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chế độ khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài về làm việc trong nước, dự thảo đã được gửi đi lấy ý kiến đóng góp của các bộ ngành liên quan trước khi trình Chính phủ xem xét.

2. Về xây dựng Chiến lược KHCN

Đã thực hiện công trình nghiên cứu đặc biệt theo đặt hàng của Tổng Bí thư về "Việt Nam - con đường phát triển đến năm 2000", chuẩn bị luận cứ khoa học cho việc xây dựng định hướng phát triển của Việt Nam tới năm 2020.

Nghiên cứu chuẩn bị văn bản gửi Tiểu ban văn kiện Hội nghị Đảng toàn quốc giữa nhiệm kỳ (tháng 9/1993) gồm: Công nghiệp hoá ở Việt Nam - thực trạng và con đường phát triển; Hoàn thiện hơn nữa quá trình đổi mới để đẩy nhanh sự phát triển đất nước.

Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 về KHKCN, Quyết định 343/TTg ngày 23/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng "Chiến lược phát triển KHCN Việt Nam đến năm 2020", Bộ đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia xây dựng đề án. Ban biên tập đề án đã tổ chức làm việc với các nhóm chuyên gia tư vấn quốc tế IDRC để xác định nội dung và phương pháp luận xây dưnựg chiến lược. Đồng thời đã tiến hành xây dựng nội dung nghiên cứu, các khung phương pháp luận xây dựng chiến lược phát triển KHCN, thành lập các nhóm làm việc chuyên môn để triển khai công việc.

Ban chỉ đạo đã tổ chức trao đổi thống nhất về phương pháp luận xây dựng và nội dung chiến lược với một số ngành kinh tế - kỹ thuật trọng điểm (dầu khí, cơ khí, xây dựng ...) và một số địa phương. Đến cuối năm 1998, Bộ đã tổ chức nghiệm thu Chiến lược phát triển KHCN một số ngành kinh tế - kỹ thuật trọng điểm, và đã hoàn thành Dự thảo "Chiến lược phát triển KHCN Việt Nam đến năm 2020". Hiện đang tổ chức triển khai xây dựng cụ thể Chiến lược phát triển KHCN giai đoạn đến 2010.

3. Về xây dựng lộ trình công nghệ

Đã thu thập nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan để hình thành phương pháp luận xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ, hướng dẫn một số Bộ ngành lớn xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ của một số Bộ, ngành và ký hợp đồng với các Bộ này để triển khai công việc: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Tổng cục Bưu điện, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông, Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt...

C.2. Công tác kế hoạch KHCN

- Bộ đã tập trung chỉ đạo để kết thúc toàn bộ các chương trình KHCN cấp Nhà nước trong kế hoạch 1991-1995 với kết quả tốt.

- Soạn thảo các "Hướng dẫn xây dựng kế hoạch KHCN&MT 5 năm 1996-2000" cho các bộ ngành và địa phương, đồng thời tổ chức các Hội đồng chuyên gia để tư vấn cho việc xây dựng các chương trình KHCN cấp Nhà nước.

- Bộ đã cụ thể hoá các hướng KHCN ưu tiên thành các hướng nghiên cứu cụ thể để hướng dẫn các bộ, ngành xây dựng các đề tài cụ thể của bộ ngành như: chương trình công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, chế tạo máy và tự động hoá, phát triển năng lượng, phát triển nông nghiệp, tài nguyên và bảo vệ môi trường, điều tra nghiên cứu biển, y tế và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, nghiên cứu những nội dung thiết yếu của khoa học xã hội và nhân văn.

- Xây dựng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu và các nội dung cụ thể của hoạt động KHCN&MT trong kế hoạch 5 năm 1996-2000, xây dựng các chương trình KHCN 5 năm và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành chính thưc (11 chương trình KHCN, 7 chương trình KHXH).

- Về quản lý các dự án sản xuất thử-thử nghiệm, Bộ đã ban hành Qui định về những nguyên tắc xét duyệt dự án SXT-TN, đồng thời soạn thảo một qui trình nội bộ về quản lý các dự án nhằm có cơ sở khoa học để lựa chọn các dự án ưu tiên và đưa ra cơ chế buộc các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện nghĩa vụ nộp kinh phí thu hồi với mức thu hồi đã định. Qua việc thực hiện các dự án SXT-TN đã khẳng định được một số công nghệ, xây dựng được nhiều pilot, dây chuyền mẫu, dây chuyền sản xuất mới, mở ra khả năng sản xuấtnhiều sản phẩm mới, tạo việc làm cho nhiều lao động. Nhờ việc triển khai các dự án SXT-TN đã tạo ra được một số ngành kinh tế-kỹ thuật mới ở nước ta như: vật liệu nổ, nuôi tôm biển, hình thành từng bước những ngành liên quan đến công nghệ sinh học như ngành trồng nấm, sản xuất vác xin..., duy trì phát triển một số nghề truyền thống, tận dụng được thế mạnh về tiềm năng tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý thuận lợi của vùng nhiệt đới và nguồn nhân lực dồi dào, nguyên liệu tại chỗ.

Một công việc được Lãnh đạo Bộ quan tâm chỉ đạo là triển khai nghiên cứu Dự thảo Nghị định của Chính phủ về công tác kế hoạch hoá KHCN, hiện đang được tổ chức thảo luận với các bộ ngành, một số địa phương cũng như với các doanh nghiệp lớn để trình Chính phủ xem xét trong thời gian tới.

C.3. Công tác quản lý Nhà nước về KHCNMT

1. Tiêu chuẩn-đo lường- chất lượng

Tiếp tục kiện toàn và ổn định từng bước hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trên cơ sở phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước và hoạt động sự nghiệp kỹ thuật phục vụ quản lý Nhà nước. Đã tập trung xây dựng các chính sách, cơ chế quản lý vĩ mô để tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá. Trình Thủ tướng Chính phủ Chính sách chất lượng thập niên 1996-2005.

Cùng với các Bộ, ngành xây dựng các dự án nâng cao chất lượng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị lớn như: dầu khí, gạo,. cao su, cà phê, hàng da, hàng may mặc, thuỷ sản...

Tổ chức Hội nghị chất lượng toàn quốc lần thứ nhất nhằm phát động phong trào chất lượng trong cả nước, nâng cao nhận thức và dân trí.

Xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định 86/CP ngày 8-12-1995, Nghị định 57/CP ngày 31-5-1997 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hóa, Qui định về kiểm tra, đánh giá, công nhận các tổ chức giám định chất lượng, Phối hợp với các Bộ Thương mại, Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Y tế, Xây dựng nghiên cứu xây dựng ban hành các thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Nghị định 86/CP của Chính phủ.

Triển khai Hiệp định bảo đảm chất lượng hàng hoá và công nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ban hành các Quyết định về công tác công nhận và chứng nhận, Quyết định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá.

Triển khai hoạt động TCĐLCL theo hướng hoà nhập với các hoạt động quốc tế: tổ chức hội nghị Ban CH của Tổ chức Chất lượng châu á - Thái Bình Dương tại Hà Nội; thực hiện nhiệm vụ đối ngoại trong các hoạt động tiêu chuẩn và chất lượng ACOSQ - ASEAN; xây dựng các qui trình công nhận và chứng nhận đói với các tổ chức giám định, các phòng thử nghiệm, hệ thống đảm bảo chất lượng theo ISO 9000.Q.Base: qui định việc ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn...

Thực hiện kiểm tra hàng chục ngàn lô hàng nhập khẩu phục vụ quản lý chất lượng.

Tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh Đo lường, Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá và 10 năm đổi mới quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng (tại Hà Nội và thành phố HCM). Nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi 2 Pháp lệnh trê cho phù hợp với qui định của Bộ luật Dân sự. Dự thảo Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng trình Chính phủ xem xét; soạn thảo qui chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

Phối hợp với Tổng cục Hải quan trong việc quản lý chất lượng hàng hoá nhập khẩu phải qua kiểm tra Nhà nước về chất lượng.

Thường xuyên làm việc với các cơ quan, tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng: ISO, IEC, OIML, CODEX, APLAC, APO, AOQO, ACCSQ. tham gia xây dựng Danh mục các mặt hàng thống nhất tiêu chuẩn trong ASEAN. Triển khai xây dựng chương trình hợp tác với Nhật Bản - JICA.

Công tác tiêu chuẩn hoá được cải tiến: hình thành các Ban Kỹ thuật với sự tham gia của các Bộ, ngành trong lĩnh vực tương ứng phù hợp với tập quán quốc tế. Ban hành nhiều TCVN trong đó có 71 TCVN về môi trường. Khai thác có hiệu quả và cung cấp đầy đủ thông tin về các tiêu chuẩn ISO, CODEX, IEC và cuả các nước như Đức, Mỹ, Nhật; phát hành các ấn phẩm thông tin về TCĐLCL.

Xây dựng đề án phát triển đo lường Việt Nam đến năm 2000.

Thực hiện các dự án nghiên cứu mở rộng năng lực đo lường thử nghiệm, tăng cường trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho 7 Phòng đo lường và các Chi cục TCĐLCL, các trạm kiểm tra hàng hoá xuất nhập tại các cửa khẩu.

2. Sở hữu công nghiệp

Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa páht triển mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng, quan hệ kinh tế-thương mại với các nước và tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng đã đặt ra cho hoạt động sở hữu công nghiệp những vấn đề mới cần giải quyết để đáp ứng nhu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngày càng tăng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Từ ngày 8-6-1993 Cục Sáng chế được chính thức đổi tên thành Cục Sở hữu công nghiệp thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Trong giai đoạn này, một công tác trọng tâm của công tác quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp là tập trung nghiên cứu soạn thảo chương Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong Dự án Bộ luật Dân sự, góp ý kiến về chương bản quyền tác giả do Bộ Văn hoá-Thông tin đảm nhiệm.

Ngày 28-10-1995 Bộ luật Dân sự đã được Quốc hội thông qua, trong Phần VI, có Chương 2 - Quyền sở hữu công nghiệp gồm 26 điều khoản qui định những nguyên tắc cơ bản nhằm xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Việc ban hành Bộ luật Dân sự với chương Quyền sở hữu công nghiệp và Nghị định 63/CP của Chính phủ, Nghị định 12/1999/NĐ-CP ngày 6-3-1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp cùng các văn bản hướng dẫn (Thông tư 3055/TT-BKHCNMT hướng dẫn thực hiện Nghị định 63/CP, Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí sở hữu công nghiệp) kèm theo là sự kiện quan trọng mở ra một chương mới đối với sự phát triển hoạt động sở hữu công nghiệp ở Việt Nam và đánh dấu một bước hoàn thiện mới trong hệ thống văn bản pháp luật về sở hữu công nghiệp.

Để mở rộng các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của kinh tế thị trường và yêu cầu gia nhập các tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Cục Sở hữu công nghiệp xúc tiến việc nghiên cứu soạn thảo các nghị định của Chính phủ về chống cạnh tranh không làn mạnh, về bảo hộ thông tin bí mật, về chỉ dẫn nguồn gốc địa lý hành hoá, về bảo vệ mạch tích hợp..., và đã phói hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao soạn thảo thông tư liên tịch về việc áp dụng luật trong việc giải quyết các vụ án liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, phối hợp với Tổng cục Hải quan soạn thảo thông tư liên tịch về các biện pháp biên giới về sở hữu công nghiệp đôí với hàng hoá xuất nhập khẩu.

Đồng thời với việc nghiên cứu xây dựng khung pháp lý, Cục SHCN đã tổ chức nhiều hình thức phổ biến quán triệt hệ thống văn bản pháp luật về SHCN cho đông đảo đội ngũ cán bộ quản lý các ngành, địa phương qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý do Trường Nghiệp vụ quản lý và Cục SHCN tổ chức (khoảng 1500 người).

Tính chung giai đoạn 1981-1998, Cục SHCN đã nhận được 53.876 đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (đã cấp 34.843 văn bằng bảo hộ), trong đó có 5.335 đơn sáng chế (đã cấp 769 Bằng sáng chế), 529 đơn giải pháp hữu ích (đã cấp 205 Bằng độc quyền), 8.029 đơn kiểu dáng công nghiệp (đã cấp 4.672 bằng độc quyền), 39.973 đơn nhãn hiệu hàng hoá (đã cấp 29.197 giấy chứng nhận) và 5 đơn yêu cầu bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hoá cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Ngoài ra trong mấy năm qua, Cục SHCN cũng đã xét và chấp nhận bảo hộ khoảng 48.000 nhãn hiệu hàng hoá của các hãng, các công ty nước ngoài tại Việt Nam theo Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá.

Chỉ tính riêng từ 1990 đến 1998, Cục Sở hữu công nghiệp đã nhận được 725 đơn đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng, 261 đơn đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối tượng công nghiệp và 135 Giấy chứng nhận Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối tượng công nghiệp.

Cùng với sự gia tăng số lượng đơn đăng ký và số văn bằng bảo hộ, số lượng các vụ tranh chấp, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp ngày càng nhiều. Chỉ tính riêng 5 năm từ 1993-1998, Cục Sở hữu công nghiệp đã tiếp nhận và xử lý 697 đơn khiếu nại về vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, một số vụ đã được đưa ra xét xử ở toà án các cấp.

Việc thu phí và lệ phí tuy không phải là mục đích của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhưng khoản thu này một năm một tăng. Nừu như năm 1993 nộp ngân sách nhà nước khoảng 9,6 tỷ đồng thì đến năm 1998 con số đó là 18,15 tỷ đồng.

Trong lĩnh vực thông tin, tư liệu sở hữu công nghiệp (SHCN), từ 1993 đến nay Cục SHCN đã đẩy mạnh việc thu thập, xử lý, lưu trữ và khai thác các tư liệu SHCN phục vụ cho công tác xét nghiệm nội dung các đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ và phục vụ cho công tác nghiên cứu - triển khai, phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức và cá nhân trong nước.

Xây dựng được cơ sở dữ liệu lớn về sở hữu công nghiệp phục vụ công tác xét nghiệm đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp và hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ, thương mại. Hiện nay ở Việt Nam có 3 trung tâm thông tin sáng chế đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm hơn 19 triệu bản mô tả sáng chế dạng giấy, đĩa quang, vi phim, vi phiếu của 27 nước và tổ chức quốc tế, hàng chục nghìn Công báo SHCN của các nước và tổ chức quốc tế cùng hàng chục triệu bản tóm tắt sáng chế kèm theo các thông tin như thư mục phục vụ cho việc tra cứu sáng chế. Hiện nay trung bình hàng năm Cục SHCN tiếp nhận khoảng 1 triệu Bản mô tả sáng chế, hàng nghìn Công báo SHCN, chủ yếu từ các nước công nghiệp phát triển.

Tính từ 1992 đến 1998 đã có 10.952 lượt người đến tra cứu tư liệu SHCN tại Cục SHCN, hàng nghìn yêu cầu tra cứu đã được thực hiện và hàng chục nghìn Bản mô tả sáng chế đã được sao chụp cung cấp cho các tổ chức, cá nhân ở mọi niền đất nước. Nhưng có tình hình là số lượng người khai thác thông tin sáng chế còn quá ít so với năng lực của kho tư liệu thông tin patent và so với nhu cầu thực tiễn hoạt động nghiên cứu - triển khai và đổi mới công nghệ trong sản xuất kinh doanh.

Để công bố các đối tượng sở hữu công nghiệp đã nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ đã cấp theo qui định của pháp luật. Cục SHCN đã ấn hành 130 số Công báo SHCN, 974 Bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích. Các tài liệu nói trên đều được gửi tới các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và trao đổi với cơ quan SHCN các nước, các tổ chức quốc tế.

Đã duy trì và phát triển mói quan hệ với Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO tham gia tích cực các hoạt động của tổ chức này, tiếp tục triển khai việc hợp tác với Pháp, Thái Lan, EU và Mỹ và đã nhận được sự tài trợ của một số nước về tư liệu, đào tạo cán bộ, thực hiện các dự án trợ giúp kỹ thuật... Tiếp tục mở thêm các mối quan hệ với Australia, với cơ quan patent và nhãn hàng của Mỹ, khoi phục quan hệ về SHCN với Nga, tiếp và làm việc vơi hơn 100 đoàn khác quốc tế đến tìm hiểu hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ sở hữu công nghiệp của Việt Nam; tham gia tích cực các hoạt động về SHTT của ASEAN tiến tới ký Hiệp định khung của ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Bộ đã đầu tư mua các dữ liệu patent của Anh, EPO, Đức, Mỹ, ấn hành trong các năm 1989 đến 1993 dưới dạng CD-ROM, mở rộng khả năng trao đổi các dữ liệu thư mục và tình trạng pháp lý về SHCN giữa Việt Nam và EPO và Cơ quan patent và nhãn hàng của Mỹ

3. Bảo vệ môi trường

- Sau khi Quốc hội công bộ Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã trình Chính phủ, tự mình hoặc phối hợp với các bộ liên quan ban hành khá nhiều văn bản pháp qui để thi hành Luật BVMT (Nghị định 175/CP hướng dẫn thi hành Luatạ BVMT, Nghị định 26/CP về xử phạt vi phạm hành chính về BVMT, Chỉ thị 200/TTg ngày 29-4-1994 của Thủ tướng Chính phủ về bảo dảm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Quyết định số 845/TTg ngày 22-12-1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam", Thông tư 490/1998 của Bộ KHCNMT về hướng dẫn đánh goía tác động môi trường các dự án đầu tư...), từng bước hình thành một hệ thống các văn bản pháp lý cần thiết để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững (BVMT và PTBV).

- Tổ chức xây dựng các chính sách, các giải pháp quản lý hữu hiệu môi trường nhằm kết hợp hài hoà và có hiệu quả phát triển kinh tée và bảo vệ môi trường. Đã nghiên cứu trình và Bộ Chính trị (khoá VIII) đã ban hành Chỉ thị 36 về Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tháng 9 năm 1998 đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và thống nhất kế hoạch thực hiện Chỉ thị 36 của Bộ Chính trị.

- Từng bước xây dựng và phát triển hệ thống quan trắc và phân tích môi trường, đến nay đã có 18 trạm quan trắc và phân tích môi trường đi vào hoạt động ổn định. Hàng năm đã xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm.

- Tổ chức thẩm định các Báo cáo đánh giá tác động môi trường , phối hợp với các Bộ ngành, địa phương phê duyệt dự án làm tiền đề phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường. Tính đến hết năm 1998, tổng số các Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) lên đến hàng ngàn, trong đó Cục Môi trường được Bộ uỷ quyền tổ chức thẩm định gần 500 báo cáo ĐTM.

- Xây dựng các phương án và tổ chức thực hiện các giải pháp kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải và khắc phục sự cố môi trường. Đã nghiên cứu qui hoạch xây dựng các bãi thải, các lò đốt rác y tế, chất độc hại với việc xây dựng các các phương án khắc phục sự cố môi trường, trong đó có việc xây dựng Kế hoạch quốc gia về sự cố tràn dầu, v.v... Nổi bật nhất là việc đấu tranh bắt các tổ chức nước ngoài bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố gây ra như vụ Cát Lái (4,2 triệu USD), Cần Giờ (2 triệu USD), VEDAN (15 tỷ đồng), v.v... trong đó có việc nghiên cứu tìm giải pháp đòi Mỹ bồi thường hậu quả chiến tranh hoá học ở Việt Nam.

- Tổ chức các đợt thanh tra chuyên đề mở rộng, thanh tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành các qui định của Luật BVMT đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn môi trường làm công cụ thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường có hiệu quả gồm 71 bộ tiêu chuẩn chất lượng môi trường, tiêu chuẩn thải cho các ngành công nghiệp, v.v...

Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức về mô trường. Xây dựng các chương trình phát thanh, truyền hình về môi trường, đưa việc tuyên truyền bảo vệ môi trường thành nội dung thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Mở rộng hợp tác với các nước và các tổ chức quóc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hàng năm có hàng trăm lượt cán bộ trong và ngoài Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tham dự các hội thảo, hội nghị, các lớp tập huấn về môi trường ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Cục Môi trường tổ chức tiếp nhận và thực hiện hàng loạt dự án về môi trường như dự án SIDA/IUCN, dự án VCEP, dự án SEMA, dự án của Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu á, UNDP, UNEP, v.v... Quan hệ với các tổ chức quốc tế như UNEP, UNIDO, UNDP, WWF, IUCN, WB, ADB, GEF, v.v... ngày càng phát triển và có hiệu quả cao. Bên cạnh đó Cục Môi trường cũng đã phát triển tốt mối quan hệ với các cơ quan môi trường của các nước như Thuỵ Điển, Canada, ôxtrâylia, Đan Mạch, Hà Lan, Nhật Bản, v.v...và tận dụng khả năng có thể cho công tác bảo vệ môi trường.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường làm cơ sở và tư liệu tham khảo phục vụ công tác quản lý và nghiên cứu môi trường. Tổ chức tiếp nhận và nối mạng UNEPnet cho các đơn vị quản lý môi trường và liên quan đến môi trường ở các Bộ, ngành, các địa phương. Tổ chức xây dựng trang Web điện tử về môi trường trên mạng UNEPnet và hoà mạng INTERNET. Bước đầu xây dựng một số cơ sở dữ liệu, tư liệu, cơ sở thông tin địa lý (GIS) phục vụ công tác quản lý và giám sát môi trường như sơ đồ các khu bảo tồn Việt Nam, Sơ đồ vùng nhậy cảm môi trường, v.v...

- Tổ chức xây dựng các chương trình, giải pháp quản lý phù hợp như Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học, các giải pháp quản lý hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái rừng đầu nguồn, hệ sinh thái biển, v.v... Tổ chức thực hiện các Công ước quốc tế về Đa dạng sinh học mà Việt Nam tham gia ký kết và phê chuẩn như Công ước đa dạng sinh học, Công ước CITES, Công ước RAMSAR, v.v...

- Xuất bản Bản tin Bảo vệ môi trường phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật và trao đổi kinh nghiệm công tác bảo vệ môi trường. Sau 5 năm phát hành bản tin Bảo vệ môi trường với 30 số thường kỳ và 2 số đặc biệt, đến nay đã được phép nâng lên thành tạp chí Bảo vệ môi trường.

4. Xét duyệt trữ lượng khoáng sản

Hoạt động xét duyệt trữ lượng khoáng sản đã được tieưén hành từ những năm đầu thập kỷ 70, nhưng trong giai đoạn 1993 đến nay với việc hoàn thiện từng bước hệ thống pháp luật đã được Nhà nước quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để triển khai công việc.

Sau khi Luật Khoáng sản được công bố ngày 20-3-1996, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 181/TTg ngày 26-3-1997 thành lập lại Hội đồng Đáng giá trữ lượng khoáng sản trên co sở Hội đồng xét duyệt trữ lượng khoáng sản.

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã triển khai các công việc quan trọng sau:

- Thẩm định, xét duyệt các các báo cáo địa chất thăm dò để tính trữ lượng khoáng san;

- Phê duyệt trữ lượng khoáng sản đối với các báo cáo địa chất.

- Thống kê trữ lượng khoáng sản.

- Xây dựng tiêu chuẩn về phân cấp trữ lượng khoáng sản.

- Xét duyệt và công nhậncác chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng sản.

Tính đến cuối năm 1998 (1970-1998), đã tổ chức kiểm tra, xét duyệt 465 báo cáo địa chất thăm dò tính trữ lượng đối với 42 loại khoáng sản khác nhau. Đã có 262 báo cáo thăm dò được sử dụng để thiết kế và khai thác. Trong đó có những khoáng sản giữ vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển nền kinh tế của nước ta.

5. Thẩm định công nghệ và môi trường các dự án đầu tư, xem xét các hợp đồng chuyển giao công nghệ

Công tác thẩm định công nghệ và xem xét các hợp đồng chuyển giao công nghệ trong các dự án đầu tư đã được thực hiện từ đầu những năm 90, nhưng sau khi thành lập Văn phòng thẩm định công nghệ các dự án đầu tư (1996), công việc này mới đi vào nền nếp.

Tính đến tháng 7/1997 đã có 2137 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép, trong đó có khoảng 70% dự án có nội dung chuyển giao công nghệ hoặc có sản xuất sản phẩm mới, nhưng chỉ có 4% tổng số các dự án có hợp đồng chuyển giao công nghệ được trình Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để xin phê duyệt theo qui định của pháp luật. Cho đến nay trong 71 hợp đồng chuyển giao công nghệ được gửi đến Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, có 52 hợp đồng đã được phê duyệt với tổng giá trị trên 130 triệu USD, bao gồm các lĩnh vực điện tử, luyện kim, vật liệu xây dưnựg, hoá chất, ô tô, thực phẩm, mỹ phẩm.....

Về công tác thẩm định công nghệ đối với các dự án đầu tư, Bộ KHCNMT đã thực hiện nghiêm chỉnh các qui định của Nhà nước, tất các dự án đầu tư phải qua Bộ KHCNMT tiến hành thẩm định về công nghệ và cho ý kiến nhất trí thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới xem xét tiếp các nội dung khác trước khi chấp thuận cấp Giấy phép đầu tư. Kết quả sự phối hợp công tác này, Bộ KHCNMT đã ngăn chặn được nhiều công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ nhập vào Việt Nam thông qua việc đầu tư nước ngoài.

C.4. Công tác xây dựng pháp luật

1. Xây dựng các đạo luật và pháp lệnh

- Bộ luật Dân sự

Sau nhiều lần dự thảo, lấy ý kiến, Bộ đã hoàn thành bản dự thảo lần cuối về Quyền sở hữu công nghiệp và Chuyển giao công nghệ. Dự thảo đã được đưa vào Dự án Bộ luật Dân sự và đã được Quộc hội thông qua (10-1995), hai nội dung trên trở thành Chương 2 - Quyền sở hữu công nghiệp và Chương 3 - Chuyển giao công nghệ trong Phần VI của Bộ luật Dân sự, bắt đầu có hiệu lực từ 1-7-1996.

- Luật Bảo vệ môi trường

Việc nghiên cứu soạn thảo Luật Bảo vệ môi trường đã được triển khai từ những năm cuối thập kỹ 80. Trong quá trình nghiên cứu soạn thảo Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước đã tổ chức thu thập và nghiên cứu Luật môi trường của nhiều nước trên thế giới và căn cứ vào thực tiễn công tác bảo vệ môi trường của Việt Nam để hình thành Dự thảo. Bản dự thảo đã được sự góp ý của đông đảo đội ngũ cán bộ KHCN qua các hội thảo, trực tiếp trao đổi, và cũng đã được "Hội nghị khoa học quốc tế về môi trường" đầu tiên ở nước ta, được UNDP tài trợ (tháng 12 năm 1991 đã góp ý kiến cho bản dự thảo đầu tiên của Luật Bảo vệ môi trường. Uỷ ban cũng đã tổ chức nhiều đợt đi công tác về các địa phưpng để trực tiếp xin ý kiến của một số đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để chỉnh lý, hoàn thiện và đã được Chính phủ trình Quốc hội thông qua (tháng 12/1993) và bắt đầu có hiệu lực từ 1-1-1994.

- Luật khoa học và công nghệ

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tổ chức nhiều hội nghị và trên 10 hội thảo khoa học tại 3 miền đất nước, gửi lấy ý hơn 500 địa chỉ, đến nay dự thảo luật đã hoàn thiện và được Chính phủ quyết định trình Quốc hội Khoá X xem xét cho ý kiến trong trong kỳ họp lần thứ năm, tháng 5-6/1999. Yêu cầu đối với Luật khoa học và công nghệ và các văn bản sau Luật là phải tạo lập được môi trường pháp lý quan trọng nhất phù hợp với đặc điểm của các quan hệ trong việc tham gia các hoạt động khoa học và công nghệ. Vì vậy, Luật khoa học và công nghệ quy định Nhà nước khuyến khích và bảo hộ các hoạt động khoa học và công nghệ nhằm đảm bảo quyền tự do sáng tạo trong hoạt động khoa học công nghệ phù hợp với lợi ích của Nhà nước Việt Nam và lợi ích của nhân dân, đồng thời quy định các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động khoa học và công nghệ, quy định điều chỉnh của quan hệ xã hội cụ thể, đặc biệt là quyền, nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân cũng như nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội, Chính phủ, cơ quan quản lý Nhà nước về các hoạt động khoa học và công nghệ, của các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.

Đồng thời với việc nghiên cứu xây dựng dự án Luật KHCN, còn triển khia nghiên cứu soạn thảo một số Dự thảo nghị định của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật KHCN để trình Chính phủ ban hành sau khi Luật KHCN được Quốc hội thông qua.

- Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ đã được Uỷ ban Thường vụ quốc hội thông qua tháng 6/1996.

- Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Uỷ ban Thường vụ quốc hội thông qua tháng 5/1999.

- Đã nghiên cứu việc bổ sung sửa đổi một số điều trong hai Pháp lệnh Đo lường, Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá cho phù hợp với yêu cầu của việc quản lý đo lường, chất lượng hàng hoá trong tình hình mới.

2. Xây dựng các văn bản dưới luật

Giai đoạn 1993 đến 1998, Bộ đã tập trung lực lượng nghiên cứu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị về công tác KHCNMT, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng đã phói hợp với các Bộ hữu quan ban hành các Thông tư liên bộ và tự ban hành nhiều quyết định, thông tư, chỉ thị để triển khai thực hiện các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Sau đây là một số văn bản chủ yếu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, (không kể các văn bản do liên Bộ và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành):

1993

Chỉ thị số 73-TTg ngày 25/2/1993 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác cần làm ngay để bảo vệ môi trường.

Nghị định số 22-CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy cuả Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Nghị định số 23-CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ về việc thành lập Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia.

Chỉ thị số 280-TTg ngày 12/6/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận người nước ngoài đến nghiên cứu khoa học và học tập tại Việt Nam.

Quyết định số 567-TTg ngày 18/11/1993 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế sử dụng chuyên gia, trí thức là người Việt nam định cư ở nước ngoài tham gia tư vấn cho các cơ quan của Chính phủ trong một số lĩnh vực công tác.

1994

Nghị quyết số 18/CP ngày 11/3/1994 của Chính phủ về phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2010.

Chỉ thị số 200/TTg ngày 29/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường cho nông thôn.

Nghị định số 175/CP ngày 18 -10-1994 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

1995

Quyết định số 415-TTg ngày 15-7-1995 của của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ

Quyết định số 419/TTg ngày 21-7-1995 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Nghị định số 86/CP ngày 8-12-1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hóa

1996

Nghị định số 26/CP ngày 26-4-1996 của Chính phủ "quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường"

Quyết định 363-TTg ngày 30-5-1996 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 5 năm 1996-2000

Quyết định số 716-TTg ngày 30-9-1996 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ giai đoạn 1996-2000

Quyết định số 782/TTg ngày 24-10-1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp các cơ quan nghiên cứu - triển khai khoa học và công nghệ.

Nghị định số 63/CP ngày 24-10-1996 của Chính phủ Quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp

Quyết định 181-TTg 26-3-1997 về thành lập Hội đồng đánh giá trử lượng khoáng sản

Quyết định số 343-TTg ngày 23-5-1997 của Chính phủ về xây dựng chiến lược phát triển khoa học công nghệ Việt Nam đến năm 2020

Nghị định số 57/CP ngày 31-5-1997 của Chính phủ qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hóa

Quyết định số 666-TTg ngày 21-8-1997 của Thủ tướng Chính phủ về danh sách các thành viên Hội đồng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ

1998

Quyết định số 68/1998/QĐ-TTg ngày 27-3-1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép thí điểm thành lập doanh nghiệp nhà nước trong các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu

Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 1-7-1998 của Chính phủ Qui định chi tiết về chuyển giao công nghệ

Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16-7-1998 của Chính phủ qui định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ

Quyết định số 132/1998/QĐ-TTg ngày 21-7-1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao nhiệm vụ thực hiện Chương trình xây dựng mô hình ứng dựng KHCN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 1998 - 2002

1999

Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 6-3-1999 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (tháng 5/1999).

C.5. Thanh tra khoa học, công nghệ và môi trường

Thời kỳ 1993-1998, công tác thanh tra khoa học, công nghệ và môi trường đã được triển khai trên các mặt xây dựng tổ chức từ Thanh tra Bộ đến Thanh tra các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và thanh tra về bảo vệ môi trường. Thanh tra Bộ đã kết hợp với Trường Nghiệp vụ Quản lý tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra khoa học, công nghệ và môi trường cho đội ngũ cán bộ thanh tra của các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Ngoài việc thanh tra thường xuyên việc chấp hành pháp luật về hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường trong các ngành, địa phương, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã có Chỉ thị thực hiện các cuộc thanh tra diện rộng về môi trường và đo lường, chất lượng hàng hoá.

Thực hiện Chỉ thị số 513/VP ngày 6-5-1997 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc thanh tra diện rộng về BVMT, trong tháng 6/1997 Bộ đã tổ chức 3 lớp tập huấn cho 350 cán bộ là lực lượng chính để tiến hành thanh tra ở các cơ sở trong tháng 7/1997.

Kết quả đã thanh tra 9.384 cơ sở, đạt 138% chỉ tiêu kế hoạch đề ra (dự định 6.000 cơ sở). Số cơ sở đã bị xử phạt là 4.390 cơ sở chiếm 47% số cơ sở đã thanh tra trong đó phạt cảnh cáo là 2.175 cơ sở, phạt tiền là 2.215 cơ sở với số tiền phát 1.566.810.000 đồng trong đó có cơ sở bị phạt cao nhất là 15.000.000 đồng.

Kết quả nhiều cơ sở bị xử phạt đã chấp hành các quyết định, các cơ sở này đã triển khai ngay việc lập các báo cáo đánh giá tác động môi trường, đầu tư xử lý chất thải, thực thi các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường.

Ngày 14/3/1993 Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ban hành Chỉ thị số 263/1998/CT-BKHCNMT về cuộc thanh tra diện rộng về đo lường và chất lượng hàng hoá.

Bộ đã tổ chức 2 lớp tập huấn nghiệp vụ thanh tra về đo lường và chất lượng hàng hoá cho 340 cán bộ gồm Lãnh đạo Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường , lãnh đạo Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng và cán bộ thanh tra thuộc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường của 61 tỉnh, thành phố.

Đã thành lập 6 đoàn thanh tra cấp Bộ, 110 đoàn thanh tra cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trực tiếp thanh tra ở các cơ sở.

Kết quả đã thanh tra về đo lường và chất lượng hàng hoá ở 7.133 cơ sở, đạt 133% chỉ tiêu kế hoạch (dự định 5.321 cơ sở). Kết quả xử phạt vi phạm hành chính về đo lường và chất lượng hàng hoá là 2.361 cơ sở chiếm 33,1% so với tổng cơ sở đã thanh tra, phạt cảnh cáo 1.004 cơ sở, phạt tiền 1.357 cơ sở với tổng số tiền phạt là 1.144.300.000 đồng.

Cuộc thanh tra diện rộng về đo lường và chất lượng hàng hoá đã giúp cho Bộ nắm vững việc thi hành pháp luật về đo lường và chất lượng hàng hoá ở các bộ ngành và địa phương và có kế hoạch để kiện toàn tổ chức, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ thanh tra của ngành, địa phương và khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan.

C.6. Thông tin tư liệu KHCN

Đã tập trung phục vụ thông tin cho các chương trình kinh tế - xã hội đã được Đảng VIII thông qua, 11 chương trình KHCN và 7 chương trình KHXH đã được Thủ tướng phê duyệt, sử dụng có hiệu quả nguồn tài liệu nhập từ nước ngoài, mở rộng trao đổi quốc tế và thu thập các nguồn tin trong nước; thực hiện có kết quả việc chia sẻ và phối hợp khai thác các nguồn tư liệu, chuyển giao các nguồn tư liệu thông tin đã được tin học hoá và tích hợp (bao gồm cả các cơ sở dữ liệu nước ngoài trên CD-ROM); triển khai việc nâng cấp và mở rộg mạng thông tin kinh tế, KHCN&MT Việt Nam (VESTENET); thực hiện các biện pháp nhằm chuẩn bị điều kiện để lĩnh vực thông tin KHCN Việt Nam hội nhập với các nước ASEAN và khu vực.

Đã thực hiện nối mạng với 100 cơ quan thông tin ngành và địa phương để tạo điều kiện sử dụng các cơ sở dữ liệu on-line và off-line do Trung tâm Thông tin tư liệu KHCN quốc gia tạo lập hay thu thập được.

Mở rộng việc quan hệ với các đối tác nước ngoài (tổ chức SIDA/SAREC và các tổ chức quốc tế khác) để nhậ được sự hỗ trợ trong việc cung cấp tài liệu và khẩn trương tìm phương án tối ưu mua cơ sở dữ liệu VENDOR (catalo công nghiệp) trên CD-ROM phục vụ thông tin công nghệ.

Nhiều thông tin đã phục vụ cho việc nghiên cứu xây dựng chiến lược và chính sách của Đảng và Nhà nước như soạn thảo Nghị quyết Trung ương 7 (khoá VII - 1994), nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII - 1996), thông tin phục vụ việc nghiên cứu cải cách hành chính của Hội nghị Trung ương 3 (khoá VIII).

Đã xây dựng được kho dữ liệu về thành tựu KHCN, trình độ công nghệ của sản xuất và sản phẩm, chuyển giao công nghệ, đầu tư và phân bổ tài chính, tiềm lực cán bộ KHCN, các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực KHCNMT, cơ sở vật chất các cơ quan nghiên cứu-triển khai và các nội dung hoạt động khác của các bộ ngành, địa phương. Đang tiếp tục hoàn thiện Mạng thông tin KHCN tự động hoá quốc gia đến các thành phố lớn và một số tỉnh, tiến tới vận hành mạng thông tin với tất cả các tỉnh trong nước với chất lượng cao.

Xây dựng và triển khai trung tâm cung cấp dịch vụ Internet về KHCNMT tại Trung tâm Thông tin tư liệu KHCN quốc gia, tiến tơi triển khai các dịch vụ Internet ở các ngành và các địa phương trọng điểm.

Đã xuất bản thêm một số bản tin quan trọng: "Chiến lược phát triển Khoa học - Kinh tế - Kỹ thuật", "Chuyển giao công nghệ và Đầu tư", "Thành tựu KHCN", "Môi trường", "Khoa học, Công nghệ và Môi trường". Hoàn thành 10 báo cáo quốc gia về chính trị- kinh tế-xã hội của các nước châu á, như Nhật Bản, Philippin, ấn Độ, Xingapo, Thái Lan... Ban hành 11 tập thông tin về đường lối chiến lược, chính sách, kế hoạch trung, dài hạn, các biện pháp lớn phát triển KHCN của các nước trong khu vực và thế giới phục vụ cho việc nghiên cứu soạn thảo nghị quyết Trung ương 2.

Đã hoàn thành việc biên soạn và xuất bản sách 50 năm KHCN Việt Nam.

C.7. Hợp tác quốc tế về KHCN

Từ năm 1991 đến nay chấm dứt một nguồn tài trợ quan trọng và làm gián đoạn quan hệ hợp tác khoa học và công nghệ truyền thống và chủ yếu của nước ta trước đây. Trong bối cảnh mới chúng ta đã có sự điều chỉnh và chuyển đổi theo hướng đa dạng và đa phương hoá quan hệ với các nước. Một mặt cố gắng duy trì và phát triển các mối quan hệ đã có, mặt khác tranh thủ mọi cơ hội hình thành những khả năng và khuôn khổ hợp tác mới. Chúng ta chủ trương phải kết hợp chặt chẽ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ với hợp tác kinh tế để nhập khẩu được nhiều công nghệ tiên tiến, thích hợp phục vụ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Chúng ta thiết lập lại quan hệ hợp tác khoa học và công nghệ đã có truyền thống từ trước tới nay như Nga và Trung Quốc (1992), Ukraina (1995), Belarus và Uzbekistan (1996), Hungari (1995), đồng thời duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với nhiều nước khác như Pháp, Thuỵ Điển, Canada, Hà Lan, CHLB Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, ấn Độ, Austrâylia, Singapore, Cu Ba, Lào, Philippines, Thái Lan, Mỹ, v.v... Chúng ta đã cử hàng trăm người đi trao đổi và đào tạo ngắn hạn, tiếp nhận nhiều đoàn chuyên gia nước ngoài và dành một phần vốn do các nước tài trợ để tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nhiều cơ quan khoa học và công nghệ.

Sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, phía Việt Nam đã tham dự Hội nghị Uỷ ban Khoa học - Công nghệ ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Khoa học - Công nghệ ASEAN, Tuần lễ khoa học công nghệ ASEAN, Hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN về môi trường. Thành lập Uỷ ban Khoa học - Công nghệ về ASEAN của Việt Nam gồm 8 tiểu ban thuộc các lĩnh vực hợp tác khoa học công nghệ ASEAN. Hình thành 6 nhóm công tác trong khuôn khổ hợp tác về môi trường của ASEAN. Triển khai quan hệ với ASEAN trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá, quản lý chất lượng và sở hữu công nghiệp.

Tuần lễ khoa học - công nghệ ASEAN lần thứ 5 đã được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 5 đến 15/10/1998 với chủ đề KHCN - nguồn động lực hướng tới phát triển bền vững của ASEAN có hàng trăm đại biểu của 9 nước thành viên tham dự, Ban Thư ký ASEAN, đại diện đối thoại của các nước ASEAN; trên 500 nhà khoa học của các nước ASEAN, Việt Nam và các nước đối thoại. Chương trình Tuần lễ khoa học - công nghệ ASEAN lần thứ 5 bao gồm:

Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN lần thứ 8

Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN lần thứ 11

Hội nghị Uỷ ban khoa học - công nghệ ASEAN lần thứ 36

Các hội nghị, hội thảo khoa học tập trung vào 8 lĩnh vực truyền thống về KHCN của ASEAN

Triển lãm khoa học - công nghệ ASEAN và các nước đối thoại

Trao các giải thưởng khoa học - công nghệ ASEAN.

Đối với chương trình quốc gia 4 (1992 - 1996) của UNDP về chuyển giao công nghệ không còn lĩnh vực ưu tiên như trong các tài khoá trước. Tuy nhiên có khoảng trên 30 dự án tăng cường cho các Viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo thuộc các tài khoá trước còn được tiếp tục thực hiện trong một số năm đầu của kế hoạch 1991 - 1995. Đối với các tổ chức quốc tế khác như ESCAP, FA0, UNIDO, UNESCO, WIPO .... đã có nhiều hợp đồng cung cấp thông tin, tổ chức đào tạo, hội nghị, hội thảo, hỗ trợ tư vấn trong lĩnh vực chính sách, chiến lược phát triển và chuyển giao công nghệ.

C 8. Công tác xây dựng tổ chức và đội ngũ cán bộ quản lý

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban CHTƯ lần thứ 7 (khoá VII) ngày 30-7-1994 về tăng cường hệ thống cơ quan quản lý phát triển công nghệ và Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 2 (khoá VIII) ngày 24-12-1996 về việc Kiện toàn tổ chức và nâng cao trách nhiệm các cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ từ trung ương đến cấp huyện, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý khoa học và công nghệ, tăng cường công tác thanh tra công nghệ và thanh tra môi trường, sau khi Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường được thành lập, Lãnh đạo Bộ đã t.ập trung sự chỉ đạo kiện toàn tổ chức các cơ quan trực thuộc Bộ, trong đặc biệt chú ý kiện toàn và tăng cường các cơ quan quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn- đo lường- chất lượng, bảo vệ môi trường, sở hữu công nghiệp, thẩm định công nghệ các dự án đầu tư, Thanh tra Bộ và các vụ quản lý chức năng.

Bộ cũng đã tạo điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết, tăng cường cán bộ để nâng cao chất lượng nghiên cứu về chiến lược và chính sách KHCN, chuẩn bị tốt các luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách, xây dưnựg chiến lược và soạn thảo các văn bản luật quan trọng nhằm khuyến khích hoạt động nghiên cứu sáng tạo, ứng dụng nhanh các kỹ thuật tiến bộ, các kết quả nghiên cứu của các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn vào sản xuất và đời sống.

Đối với hệ thống tổ chức cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương, Bộ đã phối hợp với Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ và tự mình ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý KHCNMT cho đội ngũ cán bộ quản lý của Bộ và các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường từ sau khi thành lập Bộ, đặc biệt là trong những năm 1986 trở đi đã được sự quan tâm chỉ đạo sát của Lãnh đạo Bộ. Trường Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý KHCNMT đã được thành lập năm 1986 đã thực hiện chỉ thị của Lãnh đạo Bộ triển khai kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý KHCNMT địa phương và một phần cho các cán bộ công tác trong các cơ quan quản lý trực thuộc Bộ. Đến nay, đã tổ chức được hơn 20 lớp nghiệp vụ cho gần 2.000 cán bộ quản lý với các chuyên đề sau:

* quản lý Nhà nước về KHCNMT

* Xây dựng chiến lược và chính sách KHCNB

* thẩm định công nghệ các dự án đầu tư

* Xây dựng kế hoạch và nghiệp vụ quản lý tài chính KHCNMT

Kết hợp với việc tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, công viẹc phổ biến, quán triệt hệ thống văn bản pháp luật về KHCNMT đã được triển khai tích cực giúp cho các địa phương cập nhật được các chủ trương, chính sách vừa ban hành để thực hiện ở địa phương.

Việc hoàn thiện tổ chức bộ máy về quản lý khoa học và công nghệ được đặt ra theo hướng :

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý khoa học và công nghệ từ Trung ương đến địa phương và từ Trung ương đến các Bộ ngành.

- Khôi phục các tổ chức Hội đồng khoa học tư vấn cho các cấp quản lý ở Trung ương cũng như ở địa phương.

- Thành lập Hội đồng chính sách khoa học và công nghệ quốc gia làm tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ.

Bộ máy của cơ quan đã được kiện toàn theo hướng:

Xác định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan và tăng cường về cơ sở vật chất - kỹ thuật, cán bộ, tài chính, đổi mới phương thức quản lý, phối hợp chặt chẽ với các bộ chức năng để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về khoa học, công nghệ và môi trường, mở rộng quan hệ quốc tế về khoa học và công nghệ;

Kiện toàn các cơ quan trực thuộc, đặc biệt là các cơ quan phụ trách các nhiệm vụ chủ yếu quản lý Nhà nước (về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, về bảo vệ môi trường, về sở hữu công nghiệp, về xét duyệt trữ lượng khoáng sản); Thành lập thêm một số cơ quan để đảm nhiêm các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công nghệ, về quan hệ quốc tế với các nước ASEAN ...;

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, kiến thức quản lý hành chính Nhà nước, kiến thức pháp lý, nghiệp vụ quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý theo nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước (tham quan, khảo sát, hội thảo, thực tập, theo các lớp bồi dưỡng, nâng cao, cung cấp tư liệu ...) kết hợp với việc bồi dưỡng trong thực tiễn quản lý khoa học, công nghệ và môi trường;

Tăng cường trang bị các phương tiện, điều kiện làm việc (phòng làm việc, tin học hoá quản lý, cung cấp thông tin quản lý ...).

Kết quả của những biện pháp trên đã nâng cao năng lực thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khoa học, công nghệ và môi trường của Bộ, tăng thêm sức mạnh, tư thế làm việc cho cơ quan, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý trong hơn 10 năm đổi mới đã góp phần nâng cao từng bước hiệu quả và hiệu lực quản lý Nhà nước về khoa học, công nghệ và môi trường của cơ quan, thực hiện tốt được những nhiệm vụ của Chính phủ giao.

C . 9 Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ:

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII, VIII và được Nghị quyết Trung ương 7 (khoá VII - 1994) và Nghị quyết Trung ương 2 (Khoá VIII - 1996) và Chỉ thị của Chính phủ thực hiện các nghị quyết của Đảng, với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường đã định hướng hoạt động nhằm từng bước đưa Nghị quyết của Đảng vào thực tế cuộc sống.

Nhiệm vụ đầu tiên và cũng là nhiệm vụ thường xuyên của Khoa học, Công nghệ và môi trường là tạo ra nhiều hình thức hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội và các quan điểm của Đảng đối với khoa học và công nghệ và vai trò của khoa học và công nghệ trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Hệ thống quan điểm của Đảng đối với khoa học và công nghệ càng ngày càng được làm sáng tỏ và hoàn thiện trong quá trình lãnh đạo xây dựng và bảo vệ đất nước. Khi đất nước bước sang giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh thì Đảng khẳng định Khoa học và công nghệ là nền tảng của công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển của mỗi quốc gia (NQ TW 7 khoá VII). Đối với xây dựng và phát triển nền khoa học và công nghệ của đất nước nhằm đảm bảo thực hiện được vai trò nhận thức và cải tạo xã hội với chức năng:

- Cung cấp cơ sở khoa học cho các quyết định của Đảng và Chính phủ về đường lối, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, v.v...

- Đẩy nhanh quá trình đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong nền kinh tế nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.

- Xây dựng và phát triển năng lực khoa học và công nghệ để tạo khả năng tiếp thu các tri thức mới của thế giới, thích nghi và làm chủ các công nghệ tiên tiến.

Trong giai đoạn 1993- 1998, Lãnh đạo Bộ đã quan tâm tổ chức nghiên cứu việc đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ trên một số hướng chủ yếu sau:

- Sắp xếp các viện nghiên cứu và phát triển, tập trung đầu tư cho một số viện nghiên cứu những nhiệm vụ KHCN trọng điểm ưu tiên của Nhà nước; gắn nghiên cứu khoa học với đào tạovà sản xuất kinh doanh, chuyển một số viện chuyên đề về trực thuộc tổng công ty, khuyến khích thành lập các cơ sở nghiên cứu ở doanh nghiệp; bước đầu xây dựng một số phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia.....

- Đổi mới việc cấp phát tài chính cho hoạt động nghiên cứu và phát triển theo hướng cấp phát thẳng kinh phí nghiên cứu cho cán bộ chủ trì đề tài, đề án; tăng nguồn tài chính hỗ trợ cho việc thực hiện các dự án sản xuất thử nghiệm, các dự án xây dựng mô hình áp dụng KHCN phục vụ phát triển nông thôn, miền núi.... Hình thành quỹ tín dụng để hỗ trợ việc ứng dụng KHCN vào sản xuất và đời sống với lãi xuất ưu đaĩ.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các tập thể, cá nhân nhà khoa học thành lập các tổ chức KHCN và đăng ký hoạt động.

- Tổ chức việc tuyển cơ quan, cán bộ chủ trì các đề tài, đề án KHCN.

- Cho phép thành lập các doanh nghiệp trong các cơ sở nghiên cứu, đào tạo để sản xuất sản phẩm từ kết quả nghiên cứu.

- Từng bước hình thành thị trường KHCN, Nhà nước bảo hộ pháp lý đối với quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp , khuyến khích việc chuyển giao công nghệ trong nước và của nước ngoài vào Việt Nam.

VII. Kết luận

Việc quyết định thành lập Uỷ ban khoa học Nhà nước năm 1958 để giúp Đảng và Chính phủ xây dựng và phát triển khoa học và công nghệ nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc từ một nền sản xuất nhỏ, cá thể, kỹ thuật lạc hậu và đấu tranh thống nhất nước nhà là một chủ trương đúng đắn, kịp thời của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Quốc hội. Uỷ ban Khoa học Nhà nước vừa làm chức năng quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ vừa có nhiệm vụ xây dựng các cơ sở nghiên cứu trực thuộc chuẩn bị cho việc thành lập Viện Khoa học Việt Nam là một mô hình tổ chức quản lý độc đáo, phù hợp với tình hình Việt Nam và không rập khuôn theo các nước Xã hội chủ nghĩa lúc đó.

40 năm xây dựng và phát triển từ Uỷ ban Khoa học Nhà nước đến Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là một quá trình vừa làm vừa học vừa thể nghiệm, vừa làm vừa xây dựng tổ chức vừa cải tiến công tác. Trong quá trình vừa làm vừa thể nghiệm đó, nhận thức về nội dung và trách nhiệm quản lý thống nhất về khoa học và công nghệ sáng tỏ dần, nên UBKHNN và UBKHKTNN trước kia cũng như Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ngày nay đã đề nghị Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Uỷ ban, của Bộ ngày càng đầy đủ, cụ thể hơn, ngày càng hợp lý hơn. Cơ cấu tổ chức cũng ngày một phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Cơ sở vật chất được tăng cường dần từng bước. Đội ngũ cán bộ quản lý của Uỷ ban, của Bộ phát triển từng đối nhanh; phần nhiều đã được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận và nghiệp vụ quản lý; từng chức danh đã được quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể. Do đó hoạt động quản lý khoa học và công nghệ của Bộ ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, ngày càng có hiệu quả.

40 năm hoạt động, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Bộ Chính trị, Ban bí thư và Thường vụ Hội đồng Chính phủ, được các ngành các địa phương ủng hộ và phối hợp chặt chẽ, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã không ngừng khắc phục biết bao khó khăn, lúng túng, thiếu sót, phấn đấu thực hiện cho được trọng trách của một cơ quan tham mưu và quản lý thống nhất về khoa học và công nghệ của Đảng và Nhà nước, và đã đạt được những thành tựu, những tiến bộ đáng kể vừa phục vụ cho yêu cầu trước mắt vừa phục vụ cho mục đích lâu dài:

1. Bộ đa tham mưu cho Đảng và Chính phủ quyết định đúng đắn những mục tiêu, nhiệm vụ, phương châm, phương hướng và biện pháp phát triển khoa học và công nghệ cho từng thời kỳ, nhất là mỗi khi có bước ngoặt lịch sử của đất nước, như đã trình Bộ Chính trị và Hội đồng Chính phủ thông qua đường lối, phương châm, nhiệm vụ của khoa học Việt Nam khi miền Bắc bước vào thời kỳ cải tạo và phát triển kinh tế theo con đường xã hội chủ nghĩa, đã chuẩn bị cho Ban Bí thư và Hội đồng Chính phủ ban hành các Nghị quyết 157-NQ/TW và 163-CP về phương hướng, chủ trương công tác khoa học kỹ thuật trong thời chiến, đã đóng góp nhiều vào việc xây dựng Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IV về chính sách khoa học kỹ thuật thống nhất cho cả nước, Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá VI về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới và Nghị quyết 02-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các Nghị quyết đó đã làm chuyển biến nhận thức về vai trò của khoa học và công nghệ, của cách mạng khoa học và công nghệ, và có tác dụng chỉ đạo, thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ của các ngành, các cấp, cũng như hoạt động quản lý của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Bộ hiện đang trình bản dự thảo "Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam đến năm 2020" trong có phương án đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm của các ngành kinh tế chủ yếu đến năm 2005 và một số chính sách phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ.

2. Việc quản lý thống nhất các hoạt động khoa học và công nghệ bằng pháp luật, một phương thức quản lý đặc trưng của Nhà nước pháp quyền, đã có một bước tiến khá dài. Bộ dã chuẩn bị cho Chính phủ lần lượt ban hành, và tự mình ban hành một hệ thống văn bản pháp quy ngày một đầy đủ về chế độ, thể lệ quản lý các hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ. Các văn bản pháp quy đã được nâng cấp dần, một số đã được nâng cấp từ Nghị định của Hội đồng Chính phủ lên pháp lệnh, lên luật của Hội đồng Nhà nước. Do đó đã có tác dụng đưa công tác quản lý khoa học và công nghệ của Bộ, của các ngành, các cấp đi dần vào nền nếp và ngày càng có hiệu lực.

Hiện Bộ đang trình Quốc hội dự thảo "Luật khoa học và công nghệ" nhằm hệ thống hoá và nâng cấp các quy chế riêng lẻ và hầu hết là dưới luật thành một đạo luật chung của Nhà nước để tiếp tục nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ.

3. Bộ đã giúp Chính phủ kế hoạch hoá công tác khoa học và công nghệ rất sớm, từ năm 1959, thời chiến cũng như thời bình, và việc quản lý các hoạt động khoa học và công nghệ bằng công cụ kế hoạch đã tiến triển ngày một tốt hơn. Nội dung kế hoạch ngày một toàn diện. Phương pháp kế hoạch hoá ngày một cải tiến, đổi mới theo chiêu hướng gắn với thực tiễn hơn, tập trung hơn:Năm 1978 đã chuyển từ kế hoạch hoá theo vấn đề và đề tài sang kế hoạch hoá theo chương trình có mục tiêu. Số lượng chương trình trọng điểm của Nhà nước cũng giảm dần theo các kế hoạch 5 năm (1981-1985: 76 chương trình; 1986-1990: 54 chương trình; 1991-1995: 31 chương trình; 1996-2000: 18 chương trình và 38 đề tài độc lập) để tập trung lực lượng vào thực hiện những mục tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của Nhà nước, của ngành, của địa phương, khắc phục dần tình trạng phân tán và không sát yêu cầu thực tiễn, do đó đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của nhiều ngành kinh tế mũi nhọn như dầu khí, bưu chính viễn thông, nông nghiệp, giao thông, xây dựng.

Việc ký kết hợp đồng, để thực hiện các đề tài nghiên cứu, triển khai và các dự án sản xuất, thử nghiệm được áp dụng phổ biến cũng có tác dụng liên kết khoa học và công nghệ với kinh tế - xã hội mật thiết hơn, thực hiện các đề tài, đề án có kết quả nhanh hơn, tốt hơn đồng thời góp phần giải quyết khó khăn trong đời sống của cán bộ khoa học và công nghệ.

4. Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lĩnh vực phát triển công nghệ đã được Chính phủ giao cụ thể cho Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường theo Nghị định 22-CP. Thi hành nhiệm vụ này, Bộ đã xây dựng và Hội đồng Nhà nước đã ban hành quy chế chuyển giao công nghệ theo Pháp lệnh chuyển giao công nghệ và theo Bộ luật dân sự. Bộ đã chủ trì xây dựng lộ trì công nghệ đến năm 2005 của các ngành kinh tế chủ yếu, chủ trì xây dựng dự án "Quy hoạch tổng thể và nghiên cứu khả thi khu công nghệ cao Hoà Lạc", đã triển khai thẩm định công nghệ và môi trường các dự án đầu tư và các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Trong số 547 dự án đầu tư đã thẩm định, nhiều dự án phải điều chỉnh lại về công nghệ, thiết bị, giá cả, có dự án phải đình lại, do đó đã ngăn chặn được một số công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ nhập khẩu vào Việt Nam.

5. Tình trạng khai thác bừa bãi các nguồn lợi thiên nhiên và tình trạng ô nhiễm môi trường sống, môi trường lao động ngày càng nghiêm trọng, vấn đề bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có tính toàn cầu, được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt. Chính phủ đã giao cho Bộ nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Theo đề nghị của Bộ, Chính phủ đã ban hành kế hoạch Quốc gia về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, Hội đồng Nhà nước đã ban hành bảo vệ môi trường, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị 36/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đó là những cơ sở pháp lý, những văn kiện chỉ đạo quan trọng nhất cho các hoạt động bảo vệ môi trường ở nước ta. Cục Môi trường thuộc Bộ được tăng cường khá nhanh về tổ chức và cán bộ, đã tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền cho công tác bảo vệ môi trường, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng môi trường, xây dựng mạng lưới quan trắc và phân tích môi trường, thanh tra môi trường, đánh giá tình trạng môi trường hàng năm để báo cáo lên Quốc hội. Cục đã tổ chức thẩm định hàng trăm dự án đầu tư về mặt tác động đối với môi trường, tổ chức nghiên cứu các mô hình công nghệ môi trường cho các loại hình sản xuất ở Việt Nam, tổ chức nghiên cứu các giải pháp quản lý môi trường có hiệu quả.

6. Bộ đã cùng các ngành, các địa phương xây dựng được một hệ thống tổ chức quản lý tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật và một hệ thống kiểm định đo lường các cấp, từ Trung ương đến cơ sở.

Tổng cục Tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng được tăng cường khá mạnh về tổ chức, cán bộ và cơ sở vật chất - kỹ thuật, đã luôn cố gắng bám sát và phục vụ thiết thực các yêu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong nước và bước đầu phục vụ chính sách hoà nhập Quốc tế. Hoạt động quản lý tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng đã có những chuyển biến phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý kinh tế, quản lý khoa học và công nghệ như: Cải tiến cách thức biên soạn Tiêu chuẩn Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng những tiêu chuẩn được ban hành, chuyển phần lớn TCVN sang tự nguyện áp dụng trừ các TCVN liên quan đến bảo vệ sức khoẻ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường. Phân định chức năng quản lý đo lường trong hoạt động thương mại với hoạt động sản xuất và nghiên cứu cơ chế quản lý thích hợp. Triển khai đồng bộ các iện pháp quản lý chất lượng, vừa đề cao trách nhiệm và quyền tự chủ của cơ quan sản xuất, kinh doanh đối với chất lượng sản phẩm và dịch vụ của họ vừa tăng cường quản lý Nhà nước đối với chất lượng một số mặt hàng có giá trị lớn, tăng cường thanh tra diện rộng cề chất lượng hàng hoá và xử lý nghiêm những vụ vi phạm, đề nghị chính sách bả vệ người tiêu dùng. Do đó dã góp phần đưa quản lý tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng đi dần vào nền nếp và hạn chế bớt những tiêu cực trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

7. Kinh tế thị trường trong nước và quan hệ kinh tế với nước ngoài ngày một phát triển, nhu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngày một tăng. Công tác quản lý sáng kiến của Bộ đến thập kỷ 80 đã được phát triển thành công tác bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, cơ quan chuyên trách đã được phát triển thành Cục sở hữu công nghiệp, cơ sở pháp lý của hoạt động này đã được nâng cấp từ Nghị định về từng đối tượng bảo hộ lên pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, lên luật dân sự, bảo đảm hiệu lực ngày một cao hơn. Việc xét và cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu công nghiệp tiến hành với nhịp độ ngày một khẩn trương vì số đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ ngày càng nhiều. Tính đến cuối năm 1998, đã có gần 83.000 đối tượng các loại đã được bảo hộ tại Việt Nam, khoảng 700 đơn khiếu nại vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đã được xử lý, hơn 18 tỷ đồng tiền lệ phí đã được nộp vào ngân sách Nhà nước.

8. Là cơ quan thường trực của Hội đồng xét duyệt trữ lượng khoáng sản (nay là Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản), Bộ đã chỉ đạo Văn phòng Hội đồng tổ chức kiểm tra, xét duyệt được 456 báo cáo địa chất thăm dò tính trữ lượng khoáng sản. Đã có 262 báo cáo thăm dò được sử dụng để thiết kế và khai thác trong có những khoáng sản quan trọng như dầu khí, than đá, nước ngầm, nước khoáng, nguyên liệu sản xuất xi măng v.v... Với biên chế gọn nhẹ, chức năng nhiệm vụ rõ ràng, lại tranh thủ được sự cộng tác của đông đảo cán bộ khoa học địa chất - khoáng sản, nên Văn phòng Hội đồng đã bảo đảm được hoạt động có hiệu quả. Văn phòng Hội đồng đang cố gắng tổ chức soạn thảo một số quy phạm, nhất là quy phạm về phân cấp trữ lượng khoáng sản, cho phù hợp với thực tế nước ta hơn, và tranh thù sự phối hợp của một số cơ quan chức năng như cơ quan xét duyệt đề án thăm dò, cơ quan thanh tra địa chất, để đảm bảo và nâng cao chất lượng tài liệu của các báo cáo thăm dò, tính trữ lượng khoáng sản.

9. Bộ luôn cọi trọng việc xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước.

Bộ đã cũng các ngành tích cực xây dựng các cơ quan nghiên cứu - triển khai, đến nay theo phương hướng chỉ đạo của Chính phủ, các cơ quan này đã được sắp xếp lại thành một hệ thống bao gồm 2 Trung tâm khoa học quốc gia, các Viện nghiên cứu khoa học và công nghệ trọng điểm thuộc các Bộ, các Viện và Trung tâm nghiên cứu triển khai thuộc các Tổng công ty, các trường đại học. Trong hệ thống này, có một số phòng thí nghiệm đã được trang bị tương đối hiện đại theo các hướng ưu tiên như công ngệ sinh học, điện tử - tin học, tự động hoá...

Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tăng nhanh, phần nhiều đã được đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của sự phát triển khoa học và công nghệ. Bộ đã tổ chức đăng ký, thống kê thường xuyên, cố gắng nắm chắc tình hình đội ngũ cán bộ có trình độ trên đại học, trên cơ sở đó, nghiên cứu đề nghị kế hoạch đào tạo và phân phối, sử dụng hợp lý cán bộ trình độ trên đại học. Bộ cũng đã nghiên cứu đề nghị Chính phủ ban hành một số chế độ, chính sách khuyến khích cán bộ khoa học và công nghệ phát huy khả năng của mình.

Bộ đã xây dựng được một hệ thống tổ chức thông tin - tư liệu khoa học và công nghệ từ Trung ương đến cơ sở với Trung tâm thông tin - tư liệu khoa học và công nghệ Quốc gia là trung tâm, với một vốn tư liệu phong phú về sách và tạp chí khoa học và công nghệ, về tiêu chuẩn kỹ thuật và mô tả sáng chế... Hoạt động thông tin tập trung phục vụ lãnh đạo và quả lý khoa học và công nghệ, phục vụ các công tác nghiên cứu, triển khai và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trọng điểm của Nhà nước, của ngành, của địa phương. Thông tin công nghệ được tăng cường hơn. Thông tin và phổ biến khoa học và công nghệ phục vụ các vùng nông thôn, miền núi được chú ý hơn - Nhờ chất lượng sản phẩm và dịch vụ được nâng cao, Trung tâm Thông tin tư liệu khoa học và công nghệ Quốc gia đã thực hiện có hiệu quả dịch vụ thông tin có thu. Hoạt động thư viện luôn cố gắng phục vụ tốt bạn đọc thời chiến cũng như thời bình. Việc ứng dụng tin học vào công nghệ thông tin thư viện được mở rộng: Tại Trung tâm đã có phòng đọc đa phương tiện. Trung tâm đã cung cấp nội dung thông tin khoa học - công nghệ lên Internet và cung cấp dịch vụ Internet dùng riêng.

Đầu tư cho khoa học và công nghệ hiện còn rất thấp vì kinh phí mà ngân sách Nhà nước dành cho hoạt động khoa học và công nghệ chưa năm nào vượt quá 1 % chi ngân sách. Để khắc phục 1 phần khó khăn này, chính sách tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ đã có những chyển biến tốt: tăng mức đầu tư cho khoa học và công nghệ từ nhiều nguồn vốn ngoài vốn từ ngân sách Nhà nước; áp dụng chính sách thuế ưu đãi đối với hoạt động khoa học và công nghệ; nâng cao vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các ngành, các địa phương trong việc phân bổ và điều hoà tài chính từ các nguồn vốn cho các hoạt động khoa học và công nghệ của ngành, của địa phương.

10. Bộ đã giúp Chính phủ phát triển quan hệ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ ngày một rộng rãi, ngày một đa dạng. Từ hợp tác chủ yếu với các nước XHCN, đã mở rộng dần quan hệ hợp tác với các tổ chức Quốc tế về khoa học và công nghệ, với nhiều nước tư bản chủ nghĩa từ hợp chủ yếu về khoa học tự nhiên đã mở rộng dần hợp tác sang lĩnh vực khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội. Từ hình thức tranh thủ viện trợ quốc tế là chính đã phát triển dần sang hình thức hợp tác nghiên cứu những vấn đề KH&CN mà các bên cùng quan tâm sang hình thức các bên tham gia hợp tác đều có nghĩa vụ và quyền lợi bình đẳng. Sau khi trở thành thành viên của ASEAN, chúng ta đã mau chóng triển khai các hoạt động nhằm phát triển quan hệ hợp tác về khoa học và công nghệ với các nước trong khu vực. Qua hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ, nhất là với các nước XHCN trước đây, chúng ta đã tranh thủ được sự giúp đỡ to lớn về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học và công nghệ, về tài liệu khoa học và công nghệ, về giống cây trồng, vật nuôi, về mẫu máy, về thiết bị khoa học, về kinh nghiệm tổ chức và quản lý khoa học và công nghệ...

11. Bộ đã kiên trì xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý và đội ngũ cán bộ quản lý về khoa học và công nghệ từ Trung ương đến cơ sở. Việc thành lập các Vụ KHKT Bộ, các Ban KHKT tỉnh, Thành phố nay là Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, cùng với việc kết hợp quản lý khoa học và công nghệ theo ngành với quản lý khoa học và công nghệ theo địa phương cũng là một nét độc đáo về quản lý khoa học, công nghệ và môi trường của Việt Nam. Bộ đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về các lĩnh vực quản lý cho đông đảo cán bộ nhân viên trong hệ thống quản lý đồng thời cũng đã đưa một số cán bộ đi tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức, quản lý khoa học và công nghệ, và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý ở nước ngoài nên trình độ quản lý khoa học và công nghệ được nâng cao rõ rệt, hoạt động ngày một toàn diện, đúng chức năng hơn và có tác dụng đưa hoạt động khoa học và công nghệ của các ngành, các cấp đi dần vào nền nếp và có hiệu quả hơn.

Nhìn lại 40 năm qua, từ những thành tựu và những tồn tại của Bộ, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm đáng chú ý về tổ chức và quản lý khoa học và công nghệ như sau:

1. Kinh nghiệm cơ bản nhất là phải luôn gắn khoa học, công nghệ với kinh tế, xã hội và quốc phòng. Mọi hoạt động khoa học - công nghệ cần xuất phát từ những yêu cầu cụ thể của kinh tế, xã hội và quốc phòng và nhằm phục vụ thiết thực những yêu cầu đó thì mới được ủng hộ, mới được đầu tư thích đáng, mới có địa chỉ ứng dụng kết quả và mới có điều kiện tiếp tục phát triển. Yêu cầu thì nhiều, khả năng thì có hạn, chúng ta cần lựa chọn, cần tập trung lực lượng vào giải quyết những vấn đề quan trọng nhất, tuyệt đối không nên phân tán lực lượng, dàn trải hoạt động thì mới giải quyết dứt điểm và có kết quả tốt được. Kế hoạch khoa học và công nghệ phải gắn với kế hoạch kinh tế - xã hội, phục vụ cho kế hoạch kinh tế - xã hội, nhiều biện pháp phát triển khoa học - công nghệ phải được thể hiện trong chính sách kinh tế thì mới bảo đảm được hiệu lực thực tế, do đó cần có sự phối hợp mật thiết giữa bộ máy quản lý kinh tế và bộ máy quản lý khoa học và công nghệ để bảo đảm sự gắn kết về chính sách và kế hoạch giữa 2 khu vực đó. Cơ chế quản lý kinh tế - xã hội đổi mới sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển do đó tạo thêm nhu cầu ứng dụng khoa học và công nghệ, tạo thêm điều kiện cho khoa học và công nghệ phát triển và cho quản lý khoa học và công nghệ đổi mới. Ngược lại những thành quả khoa học và công nghệ sẽ là căn cứ để quyết định những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới quản lý kinh tế - xã hội. Đây là quan hệ nhân quả giữa khoa học - công nghệ và kinh tế - xã hội ta cần chú ý vận dụng.

2. Một khi Đảng và Nhà nước đã có chủ trương, chính sách lơn về khoa học và công nghệ, các cấp quản lý cần khẩn trương nghiên cứu, ban hành những văn bản hướng dẫn thực hiện thật cụ thể trong phạm vi trách nhiệm của ngành mình, cấp mình để kịp thời phát huy hiệu lực của các chủ trương, chính sách đó. Càng chậm thực hiện, hiệu lực càng thấp, hiệu quả càng ít.

3. Về tổ chức quản lý, chức năng, nhiệm vụ có rõ, tổ chức có phù hợp, có ổn định thì cán bộ mới yên tâm làm việc, mới triển khai tốt công tác. Khi có vấn đề chức trách chưa rõ, tổ chức chưa thích hợp, lãnh đạo nên tập trung nghiên cứu giải quyết kịp thời, không nên để kéo dài tình trạng lúng túng quá lâu về tổ chức và hoạt động. Khi thấy một tổ chức chưa phát huy được tác dụng, lãnh đạo cần cùng cán bộ của tổ chức đó đi sâu tìm hiểu nguyên nhân một cách toàn diện xem do chức năng nhiệm vụ chưa hợp lý, tổ chức chưa hợp lý hay do tổ chức chưa được củng cố tăng cường đúng mức, cán bộ phụ trách chưa phù hợp với yêu cầu của tổ chức... để giải quyết cho đúng nguyên nhân, không nên thay đổi tổ chức một cách vội vàng để rồi sau đó lại có thể phải thay đi đổi lại làm cho tổ chức không ổn định, tư tưởng và công tác của cán bộ không ổn định. Nguyên tắc tổ chức "trước hợp sau phân" là một nguyên tắc đúng đắn, nhưng vận dụng nguyên tắc đó như thế nào cho hợp lý thì cần đi sâu nghiên cứu yêu cầu và cơ chế quản lý của tổ chức đó. Vì muốn giảm bớt đầu mối mà hợp quá nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, vượt quá khả năng của cơ quan, của thủ trưởng cũng không được. Phân ra quá nhiều tổ chức để rồi phải đặt ra vấn đề phối hợp sao cho chặt chẽ cũng không nên.

4. Về hoạt động, cần hoạt động cho đúng chức năng nhiệm vụ, đúng phân công, phân cấp thì mới có điều kiện và khả năng làm tròn chức trách của mình. Trước đây, Uỷ ban khoa học Nhà nước và Uỷ ban khoa học kỹ thuật Nhà nước phải xây dựng lực lượng nghiên cứu chuẩn bị cho việc thành lập Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Khoa học Việt Nam, việc đó là cần thiết nhưng đã làm cho Uỷ ban không thể tập trung thích đáng vào việc xây dựng tổ chức và lực lượng quản lý khoa học và công nghệ của Uỷ ban và của cả hệ thống. Nhiều Ban KHKT trước đây cũng chú trọng tổ chức công tác nghiên cứu hơn công tác quản lý, vừa làm thay công việc của cơ quan khác vừa không thực hiện tốt chức năng của mình nên không được các Sở, ty đồng tình, ủng hộ. Trong quản lý khoa học và công nghệ, Bộ cũng chỉ có thể giúp Chính phủ quản lý những đối tượng, những nhiệm vụ quan trọng, thực sự là trọng điểm của Nhà nước, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương, còn thì phải phân công, phân cấp cho các ngành, các địa phương quản lý mới hợp lý, mới làm tốt được.

5. Trong công tác tham mưu và quản lý của mình, Bộ luôn luôn coi trọng việc tập hợp trí tuệ của cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ, có kinh nghiệm của các ngành, các cơ sở thông qua tổ chức và hoạt động của các Ban, các Hội đồng khoa học và công nghệ của Bộ, qua các Hội nghị, Hội thảo, qua trưng cầu ý kiến cá nhân và đơn vị..., bảo đảm cho việc đánh giá tình hình, đề nghị phương hướng, chủ trương, chính sách khoa học và công nghệ của Bộ nói chung đúng đắn. Kinh nghiệm cũng cho thấy muốn tập hợp và phát huy được trí tuệ của cán bộ khoa học và công nghệ thì bản thân các cơ quan của Bộ cũng phải đủ sức nêu được những vấn đề mà nhiều cơ quan cùng quan tâm, đủ sức chuẩn bị tốt những vấn đề đưa ra trưng cầu ý kiến, và cũng phải có chính sách khuyến khích thoả đáng đối với cộng tác viên của Bộ.

6. Một kinh nghiệm quan trong nữa là phải tiến hành quản lý hoạt động khoa học và công nghệ bằng nhiều công cụ tổ chức, pháp chế kế hoạch, đòn bẩy kinh tế phối hợp nghĩa là theo một cơ chế đồng bộ và khắc phục dần cơ chế quản lý hành chính bao cấp thì mới có thể thúc đẩy có hiệu quả các công tác nghiên cứu, triển khai, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống, phát huy mạnh mẽ tiềm lực khoa học và công nghệ, phục vụ tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.