Chủ nhật, 12/12/2021 10:04 GMT+7

Mô hình đo lường hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp

Các công cụ đo lường hiệu suất có thể giúp xác định điểm yếu, làm rõ các mục tiêu và chiến lược cũng như cải tiến quy trình quản lý trong doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ngành Thương mại và Dịch vụ hầu hết hoạt động trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt, do đó, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh được thực hiện một cách hiệu quả. Các nhà quản trị tin rằng, các công cụ đo lường hiệu suất có thể giúp xác định điểm yếu, làm rõ các mục tiêu và chiến lược cũng như cải tiến quy trình quản lý trong doanh nghiệp.

Có 8 mô hình hệ thống đo lường hiệu suất trước đây đã được sử dụng và thảo luận rộng rãi. Trong đó, 6 mô hình đầu tiên phổ biến nhất và 2 mô hình được tạo riêng cho các DNNVV.
 

Các công cụ đo lường hiệu suất có thể giúp xác định điểm yếu, làm rõ các mục tiêu và chiến lược

Thứ nhất, mô hình ma trận đo lường hiệu suất

Ma trận đo lường hiệu suất giúp một công ty xác định các mục tiêu chiến lược của mình và chuyển các mục tiêu này thành các thước đo hiệu suất bằng cách sử dụng cách tiếp cận phân cấp và tích hợp. “Ma trận hai nhân hai” kết hợp quan điểm hiệu quả tài chính và phi chi tài chính với quan điểm bên ngoài và bên trong.

Thứ hai, mô hình hệ thống kim tự tháp hiệu suất

Hệ thống kim tự tháp hiệu suất là một kim tự tháp được xây dựng trên 4 cấp độ, tích hợp giữa chiến lược doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh chiến lược và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong việc xem xét cả hiệu quả dưới góc nhìn bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

Thứ ba, mô hình hệ thống đo lường hiệu suất cho các ngành dịch vụ

Hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động cho các ngành Dịch vụ (khung đo lường hiệu suất) được kết hợp bởi hai yếu tố: kết quả và quyết định. Các thước đo liên quan đến kết quả là khả năng cạnh tranh và hiệu quả tài chính; các thước đo liên quan đến các yếu tố quyết định các kết quả đó là chất lượng, tính linh hoạt, sử dụng nguồn lực và đổi mới.

Thứ tư, mô hình thẻ điểm cân bằng (BSC)

Thẻ điểm cân bằng (BSC) nhấn mạnh mối liên hệ giữa đo lường với chiến lược [10] với 4 quan điểm khác nhau: tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ và học hỏi, đổi mới. BSC đưa ra một cái nhìn tổng thể về tổ chức bằng cách xem xét đồng thời 4 khía cạnh một cách cân đối, từ đó cho phép các công ty theo dõi kết quả tài chính, đồng thời theo dõi tiến độ đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ năm, mô hình hệ thống đo lường hiệu suất tích hợp

Theo Bititci và cộng sự (1997): Hệ thống đo lương hiệu suất tích cực là hệ thống thông tin cho phép quản lý quá trình hiệu suất hoạt động hiệu quả, với 2 khía cạnh chính của hệ thống đo lường hiệu suất, là: Tính toàn vẹn và Tính triển khai. Tính toàn vẹn đề cập đến khả năng của hệ thống đo lường hiệu suất trong việc thúc đẩy sự tích hợp của các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Tính triển khai đề cập đến việc triển khai các mục tiêu và chính sách kinh doanh xuyên suốt 4 cấp, trong đó cấp cao hơn trở thành một bên liên quan của cấp thấp hơn.

Thứ sáu, mô hình lăng kính hiệu suất

Lăng kính Hiệu suất (Prism) phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của đáp ứng các bên liên quan, tức là cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng, nhân viên và nhà cung cấp. Trong mô hình lăng kính hiệu quả, có 5 quan điểm khác biệt nhưng được liên kết về hiệu suất được xác định khiến các tổ chức phải giải quyết các câu hỏi sau đây khi xác định một bộ các thước đo hiệu suất: Sự hài lòng của các bên liên quan: những bên liên quan chính của doanh nghiệp là ai và họ muốn và cần gì?; Chiến lược: chúng ta phải đưa ra những chiến lược nào để thỏa mãn mong muốn và nhu cầu của các bên liên quan này?; Các quy trình: doanh nghiệp cần các quy trình quan trọng nào để vận hành và nâng cao các quy trình này?; Năng lực: chúng ta cần những khả năng nào để vận hành và nâng cao các quy trình này?; Đóng góp của các bên liên quan: DN yêu cầu những đóng góp nào từ các bên liên quan nếu DN muốn duy trì và phát triển những khả năng này?

Thứ bảy, mô hình đo lường hiệu suất của tổ chức

Đo lường hiệu suất của tổ chức được phát triển đặc biệt cho các DNNVV, dựa trên 3 nguyên tắc: Sự phù hợp (các thước đo hiệu suất được lựa chọn hỗ trợ sự phù hợp giữa hành động của mọi người và chiến lược của công ty), Tư duy quy trình (hệ thống đo lường tham chiếu đến quá trình hệ thống giám sát, kiểm soát và cải tiến), Tính khả thi (ở bất kỳ cấp nào trong công ty đều có một quy trình nhất quán để xác định các biện pháp cần được xem xét và để đảm bảo chất lượng, tính phù hợp của dữ liệu).

Thứ tám, mô hình đo lường hiệu suất tích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ

Đo lường hiệu suất tích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ được thiết kế đặc biệt cho các DNNVV. Nó dựa trên 7 khía cạnh chính của các thước đo, được phân loại là 2 khía cạnh bên ngoài (hiệu quả tài chính và khả năng cạnh tranh) và 5 khía cạnh bên trong (chi phí, yếu tố sản xuất, hoạt động, sản phẩm và doanh thu) được kết nối bởi một chuỗi nhân quả. Các khía cạnh bên trong được sử dụng để giám sát toàn bộ quá trình sản xuất và các khía cạnh bên ngoài được sử dụng để giám sát vị thế của công ty trong bối cảnh cạnh tranh của nó.

Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Lượt xem: 6499

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)