Thứ tư, 03/03/2021 11:24 GMT+7

Nghiên cứu sản xuất vắc xin nhược độc và vô hoạt phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) ở lợn

Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) hiện nay là một trong những bệnh truyền nhiễm gây thiệt hại kinh tế lớn nhất trong ngành chăn nuôi lợn trên toàn thế giới. Đặc điểm nổi bật của PRRS là sảy thai (muộn) ở lợn nái và rối loạn hô hấp ở lợn con. Vi rút PRRS có thể đã phát sinh từ 1880 (trên 100 năm trước khi gây ổ dịch đầu tiên. Bệnh đầu tiên được phát hiện vào năm 1987 ở Bắc Mỹ, sau đó vào năm 1990 ở châu Âu. Vi rút PRRS đã xuất hiện ở châu Âu khoảng 1979, nghĩa là trên 10 năm trước khi có dịch. Tác nhân gây bệnh được phân lập và mô tả lần đầu tiên ở châu Âu vào năm 1991 và một năm sau đó tại Mỹ; đến nay đã xuất hiện ở khắp thế giới. Tác nhân gây bệnh, vi rút PRRS, được phân loại là thành viên của bộ Nidovirales, họ Arteriviridae, giống Arterivirus. PRRS còn được gọi là bệnh “Lợn tai xanh” (“Blue Ear Pig” Disease). Vi rút PRRS gây thiệt hại chủ yếu ở lợn nái và đực giống, mức độ thùy thuộc vào chủng vi rút, thời kỳ mang thai, điều kiện chăm sóc, giới tính và tình trạng miễn dịch của lợn nhiễm vi rút. Lợn nái mang thai nhiễm vi rút PRRS có triệu chứng rối loạn sinh sản với các đặc trưng như đẻ non, đẻ muộn, thai chết lưu, lợn sơ sinh yếu hoặc chết khi sinh, ngoài ra có một số biểu hiện lâm sàng như sốt, kém ăn, sưng hạch, khó thở, tổn thương phổi. Lợn sơ sinh bị nhiễm vi rút PRRS có các triệu chứng lâm sàng đặc trưng như thở nhanh, thở dốc, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 100%. Một trong những điểm đặc trưng của bệnh PRRS là nhiễm vi rút huyết kéo dài, có thể gây phát tán vi rút ra môi trường trong thời gian dài ở thời kỳ ủ bệnh. Vi rút chủ yếu tồn tại ở hạch amidan, phổi và các cơ quan lympho, ngoài ra có thể tìm thấy vi rút ở tinh dịch 92 ngày sau khi nhiễm, vi rút tồn tại ở lợn nái khi nhiễm tự nhiên, sau khi sinh đến 150-210 ngày, 157 ngày sau gây nhiễm hoặc thường 3-4 tháng, và có thể lâu hơn ở một số cá thể. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị cho PRRS. Các phác đồ điều trị đối với PRRS nhằm điều trị triệu chứng lâm sàng và với mục đích ngăn ngừa tác nhân nhiễm thứ phát.


 

Theo Tổ chức Lương nông Thế giới (FAO), giải pháp để kiểm soát và thanh toán dịch PRRS quan trọng nhất là phát hiện bệnh sớm với phương pháp phân tích chính xác để nhận diện các đàn lợn nhiễm vi rút và sử dụng những biện pháp mạnh dập tắt dịch. Trong thực tế, hướng sử dụng văc xin chủ động phòng PRRS kết hợp với quản lý chăm sóc được xem là biện pháp tối ưu nhất nhằm khống chế sự truyền lây của vi rút, với các ype vi rút type 1 và type 2, và các biến chủng mới.

Nhận thức được tình hình trên, PGS.TS. Nguyễn Viết Không cùng các đồng nghiệp đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sản xuất vắc xin nhược độc và vô hoạt phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) ở lợn” và đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo văc xin vô hoạt và nhược độc phòng bệnh tại xanh từ chủng phân lập ở Việt Nam với những kết quả nổi bật như sau:

1. Tuyển chọn chủng 3 vi rút PRRS phân lập tại thực địa từ 30 tỉnh/thành phố, 79 chủng vi rút phân lập thuộc 8 vùng sinh thái Nông nghiệp ở nước ta. 3 chủng vi rút là đại diện từ 3 ổ dịch xảy ra vào các năm 2007, 2010 và 2013, có tên là PRRSV-HT07, PRRSV-VP10 và PRRSV-HN13.

2. Đã tạo được 3 chủng giống gốc văc xin để sản xuất văc xin vô hoạt và 3 chủng giống gốc văc xin nhược độc, các chủng giống gốc đại tiêu chuẩn về vô khuẩn, thuần khiết (100%), nhân lên tốt trên tế bào Marc-145 (106,7 TCID50 cho chủng sản xuất văc xin vô hoạt và 107,9 TCID50 cho văc xin nhược độc, ổn định về kháng nguyên và di truyền sau 5 lần tiếp đời từ khi mở giống, an toàn cho lợn 3-6 tuần tuổi và bước đầu xác nhận an toàn cho lợn nái, tạo được miễn dịch bảo hộ cho lợn phòng bệnh tai xanh theo đánh giá nội bộ và độc lập của cơ quan có thẩm quyền Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc Thú y Trung ương. Hai giống đã được lập hồ sơ và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống để sản xuất văc xin tai xanh.

3. Đã sản xuất quy mô phòng thí nghiệm được 30.000 liều văc xin vô hoạt và 30.000 liều văc xin nhược độc, kiểm nghiệm phòng thí nghiệm và thử nghiệm thực địa thành công theo những tiêu chí quy định hiện hành tại TCVN.

4. Đã xây dựng 2 bộ 6 quy trình về sản xuất, kiểm nghiệm bảo quản và sử dụng văc xin vô hoạt và nhược độc, được hội đồng khoa học cấp Viện thông qua, công nhận và ban hành cấp cơ sở.

5. Đã hợp tác với 1 cơ sở sản xuất văc xin và bước đầu chuyển gioa kết quả đề tài về giống và quy trình. 6. Đã hoàn thành vượt mức các sản phẩm loại 3 về đăng tải và đào tạo sau đại học. Đăng tải 3 bài báo ở tạp chí chuyên ngành, 1 cuốn sách và tham giá đồng thời 2 nghiên cứu sinh.

Có thể nhận thấy nhóm thực hiện đề tài, Viện Thú Y đã hoàn thành nhiệm vụ đặt hàng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với các sản phẩm loại 1, 2 và 3 đều đạt và vượt so với hợp đồng.

Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (Mã số 14496/2017) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Nguồn: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Lượt xem: 6137

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)