Thứ tư, 15/01/2025 17:24 GMT+7
Điều 5.D.3.25: Ủy quyền yêu cầu xử lý vi phạm

(Điều 25, Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010)

 

1. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 5.D.3.24 khoản (1) của Chương này nếu không trực tiếp nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm thì có thể ủy quyền cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý của mình hoặc tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam tiến hành thủ tục yêu cầu xử lý vi phạm quy định tại Chương này.

2. Việc ủy quyền phải được làm bằng văn bản dưới hình thức giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền. Văn bản ủy quyền nộp kèm theo đơn yêu cầu xử lý vi phạm phải là bản gốc có chữ ký của người đại diện hợp pháp của bên ủy quyền và con dấu xác nhận của bên ủy quyền, nếu có con dấu đăng ký hợp pháp hoặc xác nhận của công chứng, lãnh sự quán, chính quyền địa phương hoặc hình thức khác được coi là hợp pháp theo quy định của pháp luật tại nơi lập văn bản ủy quyền. Văn bản ủy quyền làm bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có xác nhận của công chứng, lãnh sự quán, chính quyền địa phương hoặc có cam kết và xác nhận của tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp là bên nhận ủy quyền. Trường hợp bản sao văn bản ủy quyền có chỉ dẫn đến bản gốc văn bản ủy quyền đã nộp trong hồ sơ trước đó cho cùng cơ quan xử lý vi phạm thì cũng được coi là hợp lệ, với điều kiện bản gốc văn bản ủy quyền vẫn đang có hiệu lực và đúng nội dung ủy quyền.

4. Giấy ủy quyền có giá trị trong thủ tục xác lập quyền theo quy định tại Điều 3.A.2.23 của Đề mục này có ghi rõ nội dung ủy quyền bao gồm thủ tục thực thi, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam thì cũng có giá trị pháp lý trong thủ tục yêu cầu xử lý vi phạm theo quy định tại Chương này.

5. Điều kiện thực hiện ủy quyền, quyền, nghĩa vụ và các vấn đề liên quan đến công việc của người đại diện theo ủy quyền, hiệu lực của ủy quyền lại hoặc thay thế ủy quyền thực hiện theo nội dung văn bản ủy quyền và quy định của Bộ luật Dân sự.

Khách online:33805
Lượt truy cập: 12845088