Từ khi thông báo đến khi kết thúc kêu gọi nộp đề xuất dự án, tất cả các dự án cần nộp một bản đề xuất chung, ngắn gọn bằng tiếng Việt, có chữ ký hợp pháp của tất cả các tổ chức tham gia vào dự án và một bản Dự thảo thỏa thuận hợp tác quy định các điều khoản hợp tác giữa tất cả các đối tác bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
Yêu cầu tối thiểu của một thỏa thuận
-- Mô tả mục đích của dự án và chỉ ra sự khác biệt của các tiểu dự án của các đối tác bao gồm kế hoạch triển khai chi tiết (các đề xuất dự án có thể được xác nhận là một phần của thỏa thuận)
-- Sắp xếp theo thứ tự đơn vị tham gia dự án và trong trường hợp có thông báo sẽ được gửi đến cho tất cả các đơn vị tham gia dự án.
-- Quy định quyền sở hữu trí tuệ (cũ hoặc mới)
-- Quy định cơ bản về thương mại hóa chung và chia sẻ lợi ích
-- Các kết quả nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu công nghệ của Đức phải gửi cho các đơn vị có liên quan để có được sự đồng thuận từ các đơn vị đó.
- Mẫu đề xuất dự án được đăng tải trên trang web: www.zim-bmwi.de (đối với Đức)
- Thời gian thực hiện dự án không quá 3 năm.
- Đề xuất chung và Dự thảo thỏa thuận với các công ty phải nộp theo đường thư điện tử đến địa chỉ
thivan@most.gov.vn và
f.richer@aif-projekt-gmbh.de
Các đối tác dự án muốn đề xuất xin tài trợ trong chương trình này, cần nộp một đề xuất dự án nghiên cứu cấp nhà nước theo những quy định sau:
Đối với các đối tác Việt Nam:
- Một trường đại học/viện nghiên cứu là đối tác dự án chính muốn đề xuất xin tài trợ cần trình lên Bộ Khoa học và Công nghệ một đề xuất dự án nghiên cứu cấp nhà nước bao gồm những tài liệu sau:
-- Một đề xuất dự án bằng tiếng Việt theo mẫu trên trang web chính thức của MOST còn hiệu lực được quy định bởi văn bản pháp luật hiện hành. Đề xuất phải được nộp kèm với một công văn của cơ quan chủ quan.
-- Thỏa thuận Hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam, có chữ ký hợp pháp của các bên tham gia và cơ quan có thẩm quyền.
-- Thỏa thuận hợp tác với các đối tác của Đức theo qui định nêu trên.
Đối với các đối tác của Đức:
- Mỗi đối tác của Đức nộp một đề án ZIM theo mẫu “KF” bằng văn bản tới AiF Projekt GmbH.
- Tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức theo định nghĩa của EU và các công ty có tối đa 500 nhân viên (làm việc toàn thời gian) trong tổng số tất cả các chi nhánh và các công ty đối tác có triển khai hoạt động R&D để phát triển một sản phẩm, một quy trình hoặc một dịch vụ kỹ thuật mới - hợp tác với các viện nghiên cứu/ trường đại học – có quyền được nộp đề xuất.
- Chi tiết về tiêu chí có thể xem thêm tại trang web của ZIM (http://www.zim-bmwi.de/kooperationsprojekte - chỉ có tiếng Đức). Các đề xuất phải phù hợp với các quy định của ZIM, ví dụ: đề xuất phải được viết bằng tiếng Đức. |